Soạn bài Phò giá về kinh (trang 19) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Phò giá về kinh trang 19 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 56 01/12/2024


Soạn bài Phò giá về kinh

Trần Quang Khải

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

– Đọc trước văn bản Phò giá về kinh; tìm hiểu thêm thông tin về Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.

Trả lời:

- Trần Quang Khải sinh ngày 24 tháng 08 năm 1241, mất ngày 26 tháng 7 năm 1294), con trai thứ ba vua Trần Nhân Tông.

- Từ nhỏ, ông đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu.

- Ông là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

- Ông là Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên (lần 2: 1284 – 1285 và lần 3: 1287 -1288). Đặc biệt trong hai trận Hàm Tử và Chương Dương.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Soạn bài Phò giá về kinh (trang 19) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý cách các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh.

Trả lời:

Việc sử dụng các động từ mạnh như: đoạt, sáo cùng các chiến thắng lịch sử đã thể hiện khí thế dũng mãnh, chủ động hào hùng của dân tộc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu hiểu biết của em về hào khí thời Trần.

Trả lời:

- Bài thơ "Phò giá về kinh" được sáng tác sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), trong thời điểm mà quân dân nhà Trần vừa giành được chiến thắng vẻ vang ở những trận đánh nổi tiếng như Chương Dương và Hàm Tử. Sau khi đánh tan quân Mông - Nguyên, Trần Quang Khải, một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, đã hộ giá đưa vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở về kinh đô Thăng Long. Trên đường trở về, ông tức cảnh sáng tác bài thơ này để ca ngợi chiến công và tinh thần đoàn kết của quân dân.

- Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, ta có thể thấy hào khí nhà Trần là một trong những điểm sáng rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Trần, quân đội và nhân dân đã hợp sức chiến đấu và giành được những chiến thắng vẻ vang. Sự đồng lòng từ vua, quan cho đến nhân dân đã làm nên sức mạnh không thể đánh bại. Đây chính là minh chứng cho một thời đại oai hùng, khắc sâu trong tâm hồn mỗi người dân Việt về một thời kỳ lịch sử vàng son.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định thể loại của bài thơ qua số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm.

Trả lời:

Yếu tố

Đặc điểm thể loại trong bài thơ “Phò giá về kinh

Thể thơ

Ngũ ngôn tứ tuyệt

Số dòng, số chữ

4 dòng, mỗi dòng 5 chữ

Vần

Quan- san

Nhịp

2/3

Niêm,

Tiếng thứ 2 của câu 2 cùng thanh bằng với tiếng thứ 3 của câu 3

Luật

Tiếng thứ 2 câu thơ thứ 1 của bài thơ là thanh trắc-> bài thơ theo luật trắc

Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích nội dung và mối quan hệ của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

Câu

Từ ngữ, hình ảnh, đặc sắc NT

Nhận xét

Đoạt sao Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử Quan

- Hình ảnh:

+ Chương Dương

+ Hàm Tử

- Sử dụng các ĐT mạnh: đoạt, sáo

=> Việc sử dụng các động từ mạnh cùng các chiến thắng lịch sử thể hiện khí thế dũng mãnh, chủ động hào hùng của dân tộc.

Hai câu đầu nói về chiến công lừng lẫy của quân ta. Đó là hào khí hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.

=> Chủ đề của bài thơ: Bài thơ viết về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình, thịnh trị của dân tộc.

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

Trả lời:

- Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2

- Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng nhấn mạnh chiến công vang dội của đội quân, giúp cho bài thơ thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, hào khí chiến thắng của dân tộc.

Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

Tiêu chí so sánh

Điểm giống giữa hai tác phẩm

Nội dung

+ Đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất.

+ Đều nói về chủ quyền và độc lập của dân tộc.

Hình thức

+ Đều viết theo thể thơ Đường luật (Phò tá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)

+ Đều viết bằng chữ Hán.

Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nội dung bài thơ có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế? Vì sao?

Trả lời:

“Phò giá về kinh" không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử, mà còn mang những thông điệp về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. Đây là những giá trị quan trọng mà mọi thời đại cần ghi nhớ và phát huy, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Bởi vậy mà bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 11

Sông núi nước Nam

Khóc Dương Khuê

Thực hành tiếng Việt trang 18

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Phân tích một tác phẩm thơ

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo

Hướng dẫn tự học trang 31

1 56 01/12/2024