Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I-goa-du (trang 61) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều
Với soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I-goa-du trang 61 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I-goa-du
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 61 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du và lên hệ với những danh lam thắng cảnh khác.
- Tìm hiểu một số kì quan thế giới liên quan đến di sản thiên nhiên
Trả lời:
- Liên hệ với Vịnh Hạ Long (Việt Nam): Cả Vịnh Hạ Long và thác Iguaçu đều là Di sản Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận. Cả hai nơi này đều thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và có hệ sinh thái phong phú. Trong khi Vịnh Hạ Long nổi bật với các đảo đá vôi và hang động, thác Iguaçu lại nổi tiếng với dòng thác hùng vĩ và hệ thống rừng mưa nhiệt đới.
- Liên hệ với rừng Amazon (Nam Mỹ): Thác Iguaçu nằm trong khu vực rừng mưa nhiệt đới, tương tự như rừng Amazon. Cả hai đều có hệ sinh thái đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái toàn cầu. Rừng Amazon được biết đến với sự phong phú về loài, trong khi thác Iguaçu là biểu tượng của sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên.
- So sánh với thác Bản Giốc (Việt Nam - Trung Quốc): Thác Bản Giốc là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam và cũng nằm trên biên giới giữa hai quốc gia. Cả thác Bản Giốc và thác I-goa-du đều có tầm quan trọng về du lịch và văn hóa đối với người dân địa phương, đồng thời tạo nên cảnh quan tự nhiên hùng vĩ và đẹp mắt.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính:
Thác nước I-goa-du – một trong những kì quan thế giới mang một vẻ đẹp hoang dã, tuyệt vời. Văn bản đem tới những thông tin hữu ích giúp người đọc trải nghiệm vẻ đẹp ấy một cách hoàn hảo nhất, từ việc miêu tả vẻ đẹp ấy, sự vĩ đại mang tính kỉ lục của thác nước, cách tả cảnh vượt thác đầy phong phu, như lao vào “họng quỷ” của du khách, và cảm nhận của tác giả và du khách.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý các thông tin chính về thác I-goa-du.
Trả lời:
Các thông tin chính về thác I-goa-du:
- Địa điểm: Nằm tại vùng biên giới giữa hai quốc gia Nam Mỹ là Brazil và Argentina
- Thời gian được công nhận là một kì quan của thế giới: Tháng 11 năm 2011
- Có lưu lượng chảy trung bình hàng năm lớn nhất thế giới với khoảng 275 đến 300 ngọn thác dài từ 64 đến 85m.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ý nghĩa của đề mục in đậm này là gì?
Trả lời:
Đề mục in đậm nói về vẻ đẹp tuyệt mĩ tựa thiên đường của thác nước I-goa-du. Qua đó khẳng định đây là một kì quan thế giới thật độc đáo và đầy ngoạn mục.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của cụm từ “thuỷ, lục, không quân”
Trả lời:
Cụm từ "thủy, lục, không quân" dùng để chỉ ba binh chủng chủ yếu của quân đội trong hầu hết các quốc gia. Đây là các lực lượng quân sự chuyên trách về hoạt động chiến đấu trên biển, trên đất liền, và trên không:
Hủy quân (Hải quân): Lực lượng quân sự hoạt động trên biển, chịu trách nhiệm bảo vệ và kiểm soát các vùng biển của quốc gia. Thủy quân thường sử dụng tàu chiến, tàu ngầm, và các phương tiện chiến đấu trên nước khác.
Lục quân: Lực lượng quân sự hoạt động trên đất liền, chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, tham gia các cuộc chiến trên bộ và quản lý các hoạt động quân sự trên cạn. Lục quân sử dụng nhiều loại vũ khí và phương tiện như súng, xe tăng, và pháo binh.
Không quân: Lực lượng quân sự hoạt động trên không, có nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia, tiến hành các cuộc tấn công và trinh sát từ trên không. Không quân sử dụng máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, và các thiết bị bay khác.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có những trải nghiệm gì ở thác I-goa-du?
Trả lời:
Ở thác I-goa-du sẽ có những trải nghiệm như:
- Quanh thác I-goa-du nước họ tổ chức “thủy lục, không quân”, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa khác nhau.
- Có các hoạt động như: thăm các vườn chim, đạp xe, bay trực thăng, ngắm hồ thủy điện I-tai-pu, chơi trò dù lượn, tung mình, bung dù, ngắm thác I-goa-du, rừng nguyên sinh.
- Trải nghiệm thiên nhiên trên bộ, trên không, đi chơi trò dưới nước, đi thuyền xuyên qua các ngọn thác I-goa-du cao và nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch tại thác I-goa-zu.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ đề mục in đậm, dự đoán nội dung của phần này.
Trả lời:
Từ đề mục in đậm, nội dung của phần này nói về cảnh vượt thác I-goa-du như đi vào họng quỷ đầy thách thức và mạo hiểm. Chỉ có những người can đảm và dũng cảm mới có thể tham gia được hết các hoạt động vui chơi, Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du.
Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vì sao gọi đây là đi vào “Họng quỷ”?
Trả lời:
Gọi đây là đi vào “Họng quỷ” vì ngoài việc giống về hình dáng thì cái kì quan địa huyệt/huyệt thuỷ ấy còn phát ra âm thanh gầm thét ào ào, biển nước cuồn cuộn rất dữ dội bởi tiếng nước chảy mạnh, chảy xiết và lạnh ngắt.
Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý bút pháp miêu tả của tác giả
Trả lời:
- Biện pháp so sánh: “trong hoàng hôn lênh láng như rót mật”; “Nước từ trời cao đổ xuống như ai đó hắt chậu nước lớn...”; “toàn thân lạnh buốt ướt như chột lột” … giúp người đọc cảm nhận chân thực cảnh quan thiên nhiên cũng như sự dữ dội tại thác I-goa-du.
- Sử dụng các động từ mạnh: gầm thét, lao thẳng, rót thẳng mang tính chất gợi cho ta hình dung một “Họng quỷ” đầy nguy hiểm nhưng cũng đầy lí thú.
Câu 8 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý các số liệu.
Trả lời:
Các con số khẳng định sự khổng lồ và đặc biệt của thác I-goa-du:
- Chiều cao: 82 mét.
- Chiều rộng: 150 mét.
- Chiều dài: 700 mét.
Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Câu văn nào nêu lên suy nghĩ của tác giả?
Trả lời:
Câu văn nêu lên suy nghĩ của tác giả:
“Cuộc đời không chỉ là dấu cộng của những hơi thở suốt dọc dài kiếp sống, mà quan trọng hơn, nó còn là những giây phút mà thiên nhiên lộng lẫy và con người tử tế đã khiến bạn phải nín thở rưng rưng.”
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản “Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du” gồm mấy phần? Xác định nội dung thông tin của từng phần và cả bài văn?
Trả lời:
- Văn bản “Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du” gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu: (từ “Thác nước khổng lồ” đến “mét khối”): Giới thiệu chung về thác nước I-goa-du.
+ Phần 2: Xứ sở của những “ kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời” giới thiệu chi tiết về cảnh quan chung, những địa điểm và các trò chơi ở khu vực thác I –goa- du,…
+ Phần 3: Ván bài sinh tử ở huyệt đạo I- goa- du: tập trung tả lại các tiết mục đi thuyền vào trung tâm thác nước được gọi là hành động xông vào trung tâm “ Họng quỷ”
=> Tác giả kể lại cuộc khám phá thác nước nổi tiếng- một kì quan thế giới thật độc đáo và đầy ngoạn mục
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định mục đích của văn bản. Người viết đã triển khai nội dung làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
- Mục đích của văn bản: giới thiệu và làm rõ đặc điểm một kì quan thế giới – Thác I- goa –du.
- Để làm rõ mục đích ấy, tác giả đã triển khai nội dung rất phù hợp và có sức thuyết phục:
+ Đầu tiên là giới thiệu khái quát về thác
+ Tiếp theo giới thiệu cảnh quan và đặc điểm xung quanh của khu vực du lịch thác nước.
+ Kết thúc mô tả, kể lại cuộc du hành vào trung tâm thác nước đầy mạo hiểm và thú vị.
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ văn bản, hãy nêu lên đặc điểm và giá trị của thác I-goa-du.
Trả lời:
Đặc điểm và giá trị của thác I –goa- du
a. Đặc điểm
* Phần mở đầu
- Nêu thông tin khái quát về thác I-goa-du:
+ Nằm ở biên giới giữa hai quốc gia Nam Mỹ là Bra-zil và Ác-hen-ti-na.
+ Được Tổ chức Bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới – vinh danh chính thức từ tháng 11-2011.
- Thác I-goa-du có khoảng 275 – 300 ngọn thác I-goa-du dài từ 64 đến 85 mét.
* Thác I-goa-du xứ sở của những “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”
- Thác I-goa-du đẹp tuyệt vời và được ca ngợi là kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời.
- Quanh thác I-goa-du nước họ tổ chức “thủy lục, không quân”, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa khác nhau.
- Có các hoạt động như: thăm các vườn chim, đạp xe, bay trực thăng, ngắm hồ thủy điện I-tai-pu, chơi trò dù lượn, tung mình, bung dù, ngắm thác I-goa-du, rừng nguyên sinh.
- Trải nghiệm thiên nhiên trên bộ, trên không, đi chơi trò dưới nước, đi thuyền xuyên qua các ngọn thác I-goa-du cao
à nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch tại thác I-goa-zu.
* Ván bài sinh tử ở huyệt đạo thác I-goa-du
- Chỉ có những người can đảm và dũng cảm mới có thể tham gia được hết các hoạt động vui chơi, Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du
+ xông vào trung tâm “họng quỷ” với lượng nước 450 000 mét khối mỗi giây.
+ đi xe điện trên đường ray lớn, leo lên lồng sắt, chìm dần từ mỏm núi cao xuống sát mép nước sông I-goa-zu cuộn xiết.
+ Tàu chao đảo, nước xoáy, lòng thuyền bị nước té ngập quá mắt cá chân.
+ Tiếng nước gầm thét ào ào, biển nước cuồn cuộn
à Thiên nhiên hùng vĩ nhưng rất dữ dội bởi tiếng nước chảy mạnh, chảy xiết, lạnh ngắt.
b. Giá trị
- Giá trị tinh thần: là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn đối với du khách.
- Giá trị vật chất: là một điểm thăm quan du lịch có giá trị kinh tế. Đây là 1 kì quan thiên nhiên thế giới, được Tổ chức Bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới ( NOWC) vinh danh 11/2021
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích nghệ thuật miêu tả của tác giả thể hiện trong văn bản, dẫn ra một số câu văn giàu hình ảnh giúp người đọc như được cùng tác giả trải nghiệm con thác.
Trả lời:
- Biện pháp so sánh giúp người đọc cảm nhận chân thực cảnh quan thiên nhiên cũng như sự dữ dội tại thác I-goa-zu:
“Dọc đường, các loài chim tolớn bay rợp trời, cầy hương, kỳ đà, nhiều loài hoang dã quý hiếm nhởn nhơ chơi”; “Dòng nước biên thuỳ lạnh ngắt, cây xanh trùm phủ từ dốc cao xuống sát mép ước”; “Tàu chao đảo, nước xoáy làm tất cả xoay vòng, rồi lòng thuyền bị nước té ngập quá mắt cá chân người”; “Tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét”.
- Lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục:
“Tất cả nín thở, lên gồng, vài trăm ngọn thác thi nhau gào thét. Toàn thân lạnh buốt, ướt như chuột lột. Biển nước cuồn cuộn, giót thẳng vào cơ thể bạn. Sức nước quả là vô biên, nếu tàu không biết tự cân bằng như con lật đật, nếu không kịp thời thoát ra ngay lập tức, thì chắc chắn tất cả sẽ lật úp”.
Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Các hình ảnh trong văn bản có tác dụng bổ sung thông tin và khơi gợi cảm xúc của người đọc như thế nào?
Trả lời:
Các hình ảnh trong văn bản được thể hiện rất rõ khi tái hiện quang cảnh của con thác, đặc biệt là khi miêu tả cuộc du ngoạn vào trung tâm thác nước được gọi là “ Họng quỷ”; miêu tả trang phục, hành trình bắt đầu đến khi lao vào trung tâm “ Họng quỷ”; hình ảnh, âm thanh, cảm giác của người trong cuộc,…
Những hình ảnh ấy còn giúp người đọc hình dung thông tin một cách sinh động, hấp dẫn, cụ thể hơn và giúp người viết thể hiện được tình cảm của mình dành cho danh lam thắng cảnh.
Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ở Việt Nam có những thác nước nổi tiếng nào? Em hãy tìm hiểu thông tin về một con thác mà em vừa tìm hiểu để giới thiệu với mọi người.
Trả lời:
- Việt Nam có nhiều thác nước nổi tiếng, mỗi thác đều mang vẻ đẹp và đặc trưng riêng biệt. Các thác nước nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như:
+ Thác Bản Giốc (Cao Bằng): Thác nước lớn nhất và đẹp nhất Việt Nam, nằm trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thác Bản Giốc nổi tiếng với dòng nước chảy mạnh mẽ qua các tầng đá vôi, tạo nên cảnh quan hùng vĩ.
+ Thác Dambri (Lâm Đồng): Thác Dambri nằm ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, với chiều cao khoảng 60m. Đây là thác nước lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên, nổi bật với cảnh quan thiên nhiên xanh mát và không khí trong lành.
+ Thác Pongour (Lâm Đồng): Còn được gọi là thác Bảy Tầng, thác Pongour nằm ở Đức Trọng, Lâm Đồng, nổi bật với những bậc thang đá rộng lớn, nước chảy xuống tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
+ Thác Prenn (Đà Lạt): Một trong những thác nước nổi tiếng nhất của Đà Lạt, nằm ngay cửa ngõ vào thành phố. Thác Prenn có vẻ đẹp mềm mại, êm dịu với dòng nước chảy nhẹ nhàng qua những tán cây xanh mát.
+ Thác Đray Nur và Dray Sáp (Đắk Lắk): Hai thác nước nằm gần nhau trên dòng sông Sêrêpôk, nổi tiếng với cảnh quan hoang sơ và hùng vĩ. Đray Nur và Dray Sáp được mệnh danh là “cặp thác đôi” của Tây Nguyên.
- Giới thiệu về Thác Bản Giốc (Cao Bằng):
+ Vị trí: Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội khoảng 360 km. Đây là thác nước nằm trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Cảnh quan: Thác Bản Giốc được chia thành hai phần: thác chính và thác phụ. Thác chính có dòng nước chảy mạnh mẽ từ độ cao 30m, trải rộng hơn 200m qua các tầng đá vôi, tạo ra một khung cảnh hùng vĩ và đầy ấn tượng. Bên cạnh đó, thác phụ chảy nhẹ nhàng hơn, tạo nên sự đối lập nhưng cũng rất hài hòa với thác chính.
+ Hoạt động du lịch: Du khách khi đến thác Bản Giốc có thể ngắm cảnh từ bờ, hoặc tham gia chèo thuyền dưới chân thác để cảm nhận rõ hơn sức mạnh của dòng nước. Ngoài ra, khu vực xung quanh thác còn có nhiều điểm tham quan khác như động Ngườm Ngao, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky.
Giá trị văn hóa và lịch sử: Thác Bản Giốc không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và lịch sử của người dân tộc Tày, Nùng ở vùng cao này.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ
Thực hành đọc hiểu: Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông
Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Xem thêm các chương trình khác: