Soạn bài Dế chọi (trang 19) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Dế chọi trang 19 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 397 01/12/2024


Soạn bài Dế chọi

(Trích Liêu Trai chí dị)

Bồ Tùng Linh

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Đọc trước truyện Dế chọi, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bồ Tùng Linh và tập truyện Liêu Trai chí dị.

- Tìm hiểu về trò chơi chọi dế và liên hệ với truyện Dế chọi để hiểu thêm nội dung văn bản.

Trả lời:

* Thông tin về tác giả Bồ Tùng Linh và tập truyện Liêu Trai chí dị:

Bồ Tùng Linh tác giả Liêu Trai Chí Dị, sinh năm Canh Thìn 1640, và mất năm Ất Mão 1715. Tự là Cửu Tiên, còn có một tự nữa là Khiêm thần, biệt hiệu Liễu Tuyền cư sỹ, người đời gọi là Liêu Trai tiên sinh. Bồ Tùng Linh quê ở Tri Xuyên (nay là Tri Bác tỉnh Sơn Đông). Bồ Tùng Linh có đi thi nhiều lần nhưng không đỗ, mãi đến năm 71 tuổi mới thành cống sinh, thời trung niên thì chủ yếu Bồ Tùng Linh dạy học ở quê. Thưở nhỏ Bồ Tùng Linh cũng nỗi tiếng là một người thông minh, năm ông 19 tuổi, tức năm 1659, đi thi đồng sinh, đỗ đầu cả huyện, nhưng cũng từ đó ông luôn đi thi nhưng không đỗ đạt.

Xuất thân trong một gia đình địa chủ xa xút cuối triều nhà Minh, đầu nhà Thanh, nên cuộc sống lúc nhỏ của Bồ Tùng Linh cũng khá vất vả. Sau khi thi trượt, Bồ Tùng Linh vất vưởng dạy học kiếm ăn khắp mọi nơi vùng nông thôn quê nhà Tri Xuyên. Cảnh nghèo túng và ảo mộng công danh suốt đời dằn vặt Bồ Tùng Linh, và cũng chính cái nghèo đã đẩy Bồ Tùng Linh về với người lao động.

Tương truyền thì Bồ Tùng Linh thường bịn trà thuốc, giải chiếu ven đường đợi lúc người dân đi làm về thì mời họ trò chuyện, qua đó sưu tầm chuyện lạ lùng trong dân gian. Chính vì vậy, trong tác phẩm của mình, dưới hình thức ảo tưởng, Bồ Tùng Linh thường khẳng định những nguyện vọng tốt lành của những người dân. Măt khác, con đường khoa cử lại thường đẩy Bồ Tùng Linh vào con đường bất đắc chí lòng đầy uất ức. Có nhiều lúc Bồ Tùng Linh phẫn uất vì “sỹ đồ đen tối, công lý mờ mịt, nếu trong tay không có tiền vàng bạc nén thì khó lòng gặp được thánh minh”.

Đôi khi Bồ Tùng Linh lại muốn tiến thân bằng con đường khoa cử, nhung ông luôn thi trượt, cho nên ông phẫn chí vì khoa cử, tâm trạng đó quanh năm suốt tháng day dứt Bồ Tùng Linh, thúc giục ông viết nên những truyện ngắn bất hủ về đề tài này.

Thực ra thì từ năm Canh Tý 1660, năm Bồ Tùng Linh 20 tuổi, ông đã bắt đàu viết bộ tiểu thuyết trường thiên Liêu Trai Chí Dị, 20 năm sau, vào năm Canh Thân 1680, Bồ Tùng Linh đã hoàn thành, nhưng cũngphải mất thêm thời gian 10 năm nữa, vào năm Canh Ngọ 1690, Bồ Tùng Linh mới viết hoàn chỉnh Liêu Trai Chí Dị.

Đây là bộ tiểu thuyết tập hợp gồm 500 truyện ngắn, viết về nhiều đề tài, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, nhưng nó chủ yếu tập chung vào ba loại chính: Loại thứ nhất là vạch trần chế độ chính trị đen tối, đả kích tham quan ô lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại; Loại truyện thứ hai đề cập dến tác hại của chế đọ khoa cử, một đề tài gần như chuyện làng nho của Ngô Tử Kính (1701 – 1754). Nó đầu độc biết bao nhiêu người, làm cho họ vì mê muội công danh mà mất hết cả sự phán đoán sáng suốt; Và loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân.

Với Liêu Trai Chí Dị, Bồ Tùng Linh mặc dù không đỗ đạt làm quan to, nhưng ông đã trở thành người nổi tiếng thời bấy giờ, và ông được người đương thời lúc đó gọi là Liêu Trai tiên sinh. Bồ Tùng Linh đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức và tâm huyết, vì vậy mà văn Liêu Trai thuộc loại cổ văn hết sức điêu luyện, chứng tỏ Bồ Tùng Linh có sự tu dưỡng rất cao về văn chương. Cho nên gần 500 truyện ngắn, Bồ Tùng Linh tả hết mọi bất bình của dân gian, ca ngợi những mối tình đẹp đẽ (loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân) gửi gắm nổi căm uất lẽ loi của một đời người không gặp cơ hội để thi thố tài năng. Bồ Tùng Linh lập ý mới mẽ, thông minh, ly kỳ sắc sảo, ngụ ý thấm thía sâu xa.

Ngoài bộ tiểu thuyết Liêu Trai Chí Dị, Bồ Tùng Linh còn để lại khá nhiều thơ từ, tản văn và 14 thiên hý khúc cùng ba vở tạp kịch. Nhưng nhìn chung, Liêu Trai Chí Dị vẫn là tác phẩm xuất sắc nhất của Bồ Tùng Linh, từ ngày tác phẩm ra đời đến nay cũng đã hơn 300 năm, Liêu Trai Chí Dị đã đem đến cho người đọc một cá tính sáng tạo, mới mẽ, hấp dẫn. Người đọc có được niềm vui nhờ sự hóa thân kỳ diệu trong chốc lát để thoát khỏi cảnh đời ngang ngược, để thực hiện những ước mơ. Trước đó đã có “Chí Dị”, nhưng đến Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh mới có ý thức châm biếm xã hội phê phán hiện thực. Bồ Tùng Linh đã đem đến cho trường phái này một nội dung mới. Tuy nhiên Liêu Trai cũng có chỗ hạn chế, đó là còn tư tương định mệnh, báo ứng luân hồi, tướng số.

Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng xứng đáng là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của người dân Trung Quốc. Cùng với “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, Liêu Trai Chí Dị là một thiên cổ kỳ thư của Trung Quốc và nhân loại. Chính nhờ những cống hiến to lớn như vậy, nên sau đại thi hào Khuất Nguyên năm 1953 được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa, thì vào năm 1980, Bồ Tùng Linh cũng được UNESCO kỷ niêm như một danh nhân văn hóa.

* Trò chơi dế chọi:

Trò chơi chọi dế là một trò giải trí phổ biến ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan... Trò chơi này thường được tổ chức trong các lễ hội dân gian hoặc các sự kiện cộng đồng.

Thông thường, người chơi sẽ đem theo một hoặc nhiều chú dế đã được huấn luyện và rèn luyện để tham gia tranh tài. Dế thường được chăm sóc và huấn luyện kỹ lưỡng trước khi tham gia các cuộc thi chọi dế. Trong lúc thi đấu, dế sẽ được phóng vào một khu vực nhỏ để chọi với nhau. Người chơi có thể điều khiển dế để tạo ra những trận đấu hấp dẫn giữa chúng.

Trò chơi chọi dế không chỉ là một trò giải trí mà còn cho phép người chơi thể hiện sự yêu quý và tài năng trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện dế. Tuy nhiên, trò chơi này cũng đã gây ra tranh cãi và bị cấm ở một số địa phương do ảnh hưởng tiêu cực đến động vật.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính:

Dế chọi thể hiện tinh thần phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời, vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, cường hào ác bá. Đồng thời bày tỏ sự cảm thông của nhà văn đối với những người dân bị chà đạp, hãm hại.

Soạn bài Dế chọi (trang 19) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở đâu, nảy sinh như thế nào?

Trả lời:

Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở thời Tuyên Đức. Trò chơi này nảy sinh khi một viên quan lệnh huyện Hòa Âm muốn lấy lòng quan trên, nên đã đem tiến một con dế chọi. Từ đó, trò chơi này dần trở thành một thú vui phổ biến trong dân gian.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thành Danh là người thế nào?

Trả lời:

Thành Danh là người chất phác, ít nói, nên thường bị bọn hương chức quyền thế ép buộc phải giữ chân chức dịch trong làng.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý yếu tố kì lạ trong việc đi tìm bắt dế của Thành Danh.

Trả lời:

Chi tiết kỳ lạ trong việc đi tìm bắt dế của Thành Danh là việc vợ Thành đi tìm gặp thầy bói, và sau đó, Thành Danh theo tờ giấy vẽ của bà đồng để tìm đến nơi bắt dế. Hành động này thể hiện sự tin tưởng vào các yếu tố tâm linh và tín ngưỡng trong cuộc sống của nhân vật.

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Điều gì đã xảy ra với con của Thành Danh?

Trả lời:

Con của Thành Danh chết đi sống lại, nhưng sau khi từ cõi chết trở về, đứa con lại ngủ bằn bặt, trơ ra như gỗ. Điều này tạo ra sự kỳ lạ và bí ẩn, khiến cho nhân vật và độc giả phải suy nghĩ về những hiện tượng lạ lùng trong cuộc sống của Thành Danh.

Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú dế của Thành Danh có đặc điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

Chú dế của Thành Danh có những đặc điểm đáng chú ý như: đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu và cánh hoa mai. Những đặc điểm này không chỉ làm nổi bật hình dáng của chú dế mà còn thể hiện sự quý giá và khác biệt của nó trong trò chơi chọi dế.

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú dế của Thành Danh có điều gì khác thường?

Trả lời:

Điều khác thường về chú dế của Thành Danh là khi được đưa vào cung, mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt, chú dế lại nhảy múa theo các tiết điệu. Sự việc này tạo nên sự kỳ diệu và khác thường, làm cho chú dế trở thành một sinh vật đặc biệt.

Câu 7 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thành Danh đã được hưởng lợi gì từ chú dế kì lạ này?

Trả lời:

Thành Danh đã được hưởng lợi từ chú dế kỳ lạ này khi quan huyện được thăng cấp và miễn sai dịch cho Thành Danh, đồng thời dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài. Điều này không chỉ giúp Thành thoát khỏi cuộc sống luồn cúi mà còn mở ra cơ hội học hành và nâng cao vị thế của anh trong xã hội.

Câu 8 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú dế kì lạ kia thực chất là ai?

Trả lời:

Chú dế kì lạ kia thực chất là con của Thành Danh. Sự hóa thân này tạo ra một yếu tố kỳ diệu trong câu chuyện, làm nổi bật những mối liên kết giữa con người và thế giới tâm linh, đồng thời phản ánh những ước mơ và hy vọng của nhân vật về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dế chọi thuộc thể loại truyện nào? Em dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?

Trả lời:

- Dế chọi thuộc thể loại truyện truyền kì.

- Em dựa vào các yếu tố đặc trưng của truyện truyền kỳ để xác định điều này, bao gồm: việc kể những câu chuyện kỳ lạ, nhân vật chính là người bình dân, và sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Những yếu tố này tạo nên không gian và bối cảnh đặc biệt, giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Truyện có những nhân vật nào? Hãy xác định một nhân vật thể hiện rõ nhất đặc điểm thể loại của truyện truyền kì.

Trả lời:

- Nhân vật trong truyện: quan tỉnh, quan huyện, Thành Danh, vợ Thành Danh, đứa con, bà đồng, dế con.

- Nhân vật thể hiện rõ nhất đặc điểm thể loại của truyện truyền kì: Thành Danh, dế con.

a. Nhân Vật Thành Danh

- Trước khi tìm được dế

+ Hiền lành, chất phác, giữ chân chức dịch trong làng.

+ Không muốn làm nhiễu dân nên đã tự mình đi tìm dế để nộp cho quan huyện. Vì không tìm được nên anh bị phạt đòn, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử.

=> Chất phác, bị chèn ép

- Sau khi tìm được dế

+ Vợ Thành Danh được cô đồng chỉ chỗ có dế, Thành bắt được nhưng thảm kịch đã xảy ra. Con trai anh vô tình làm dế chết, vì quá sợ bố nên nhảy xuống giếng chết đuối. -> Thương con, vật vã kêu trời muốn chết.

+ Đứa con hóa thân vào con Dế khiến Thành Danh được học tiếp và thi đỗ tú tài. -> Thành Danh trở nên giàu sang phú quý, gia đình được vinh hiển.

-> Cách kể chuyện hấp dẫn, bất ngờ

b. Nhân vật dế con:

+ Nhân vật dế con được hóa thân bởi con trai của Thành Danh.

+ Vì sợ hãi và thương cha mẹ đã trở thành chú dế nhỏ, chọi giỏi lại còn biết nhảy múa theo tiếng đàn.

=> Nhờ vậy mà chú đã lấy được lòng quan nên đã giúp cha mình được hưởng vinh hoa phú quý.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của những yếu tố kì ảo trong truyện Dế chọi.

Trả lời:

* Những yếu tố kì lạ, kì ảo trong truyện Dế chọi:

– Mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành xin bói. Những hình vẽ trên mảnh giấy là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý.

– Sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế nào. con trai Thành sống dậy linh hồn biến thành con dế để giúp gia đình được vinh hoa phú quý.

* Ý nghĩa: Làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân của nhà văn.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, qua truyện Dế chọi, tác giả muốn tập trung thể hiện những điều tiêu cực gì trong xã hội lúc bấy giờ?

Trả lời:

Theo em, qua truyện Dế chọi, tác giả muốn tập trung vạch trần chế độ tàn bạo, gian ác của bọn quan lại đồng thời bày tỏ sự xót thương cho số phận những con người “nhỏ bé” luôn bị chà đạp, bóc lột.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì trong việc chuyển tải thông điệp của văn bản?

Trả lời:

- Lời bình đã thể hiện sự mỉa mai, châm biếm sâu sắc của nhà văn. Đồng thời có tác dụng răn đe các quan lại, nhắc nhở rằng làm việc gì cũng phải nghĩ tới dân.

- Thái độ của tác giả trong lời bàn thể hiện sự tố cáo bọn quan lại tàn ác và đứng lên bảo vệ nhân dân. Câu văn thể hiện rõ thái độ đó là: “Một người thăng thiên, gà chó cũng thành tiên. Đáng tin vậy thay!” Câu này không chỉ chỉ trích sự bất công trong xã hội mà còn nhấn mạnh rằng sự thăng tiến của một cá nhân không nên đi kèm với sự tàn nhẫn đối với nhân dân.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi.

Trả lời:

Truyện "Dế chọi" của Bồ Tùng Linh mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh xã hội đầy rẫy bất công và tàn bạo. Qua những chi tiết kỳ ảo, tác giả không chỉ kể về cuộc sống của gia đình Thành Danh mà còn phê phán sự thối nát của hệ thống quan lại phong kiến, những kẻ đã áp bức và bóc lột người dân lương thiện. Hình ảnh Thành Danh, người không muốn làm phiền dân làng nên tự mình đi bắt dế cống nạp, phản ánh một tâm hồn nhân hậu và chính trực trong một xã hội đầy rẫy bất công. Điều này cũng cho thấy sự cảm thông của tác giả đối với số phận của những người nông dân hiền lành, chất phác, thường xuyên bị kẻ mạnh chèn ép. Những người dân ấy sống trong tình cảnh không có quyền lên tiếng, không thể quyết định số phận của chính mình, trong khi các quan lại và cường hào thỏa sức lợi dụng quyền lực để áp bức họ. Bối cảnh xã hội của thời kỳ đó với niềm tin vào thuyết luân hồi báo ứng càng làm nổi bật giá trị nhân đạo mà tác phẩm muốn gửi gắm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 3

Chuyện người con gái Nam Xương

Vụ cải trang bất thành

Thực hành tiếng Việt trang 17

Viết: Viết truyện kể sáng tạo

Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Tự đánh giá: Gói thuốc lá

Hướng dẫn tự học trang 32

1 397 01/12/2024