Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trang 37) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều
Với soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trang 37 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 37, 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Đọc trước đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tìm hiểu thêm những thông tin về Danh nhân văn hoá Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
Trả lời:
- Những thông tin về Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu:
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là một nhà thơ lớn của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lớn lên, ông Huy cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh ra bảy con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.
Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.
Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Xong vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem con ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định.
Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.
Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Lần này ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).
Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.
Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh mù mắt, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.
Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc; trước thuộc Gia Định, nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này
- Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên:
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu của thể loại truyện thơ Nôm thế kỉ XIX, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ. Tác phẩm có yếu tố tự truyện với nhiều chi tiết giống cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.
Truyện Lục Vân Tiên chia thành ba phần. Phần thứ nhất: Gặp gỡ, kể chuyện Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi dự thi. Trên đường về quê thì gặp giặc cướp. Chàng một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau khi gặp cha mẹ, Vân Tiên lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp và kết bạn với Vương Tử Trực, cùng tới kinh đô, gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm đem lòng ghen ghét.
Phần thứ hai: Lưu lạc, kể việc khi vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi về quê chịu tang. Chàng khóc mẹ, mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa, đẩy xuống sông, Nhờ giao long dìu vào bờ, Vân Tiên được gia đình ông Ngư cưu mang. Sau đó, chàng bị cha cin Võ Công hãm hại, đem bỏ vào hang núi, rồi được Du Thần và ông Tiều cứu giúp. Còn Kiều Nguyệt Nga, sau khi nghe tin Lục Vân Tiên chết, nàng thỉ tiết thờ chàng. Thái sư đương triều hỏi Nguyệt Nga cho con trai không được, bèn tâu vua bắt nàng cống cho nước Ô Qua. Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự vẫn, được Phật Bà Quan Âm cứu sống rồi bị Bùi Kiệm ép làm vợ, khiến nàng phải bỏ trốn vào rừng.
Phần thứ ba: Đoàn tụ, kể việc Lục Vân Tiên được tiên cho thuốc nên mắt sáng lại. Chàng đỗ trạng nguyên và được nhà vui cử đi đánh giặc Ô Qua. Đánh tan giặc, Vân Tiên bị lạc trong rừng và gặp Nguyệt Nga. Hai người được sum vầy, hạnh phúc.
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở Phần thứu nhất: Gặp gỡ.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính:
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là kể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Để rồi qua đó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả và gửi gắm thông điệp ý ngĩa rằng ắt hẳn cái thiện bao giờ cũng chiến thắng.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích.
Trả lời:
Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện: xông vô (xông vào), mầy (mày), chưa hãn dạ nầy (hãn: rõ, nầy: này), hay vầy (biết như thế này). Những từ ngữ đó mặc dù có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Đặc biệt, nó ghi dấu đậm sâu trong cảm nhận của người đọc về tư thế dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn, không sợ hiểm nguy, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên.
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận biết các chi tiết miêu tả hành động của Lục Vân Tiên.
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên trong hoàn cảnh trên đường đi thi, ghé về nhà:
- Lục Vân Tiên trong tình thế một mình đơn độc tay không đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga: Dũng cảm, gan dạ.
- Thái độ: bất bình.
- Hành động: bẻ cây làm gậy. xông vô.
- “tả đột hữu xông: Người anh hùng chủ động, linh hoạt.
- Lời nói : « Bớ đảng hung đồ…. »
-> Tác giả sử dụng pháp so sánh, thành ngữ, miêu tả tư thế dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn, không sợ hiểm nguy, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài
=> Lục Vân Tiên hành động kịp thời, khẩn trương, không chút chần chừ, do dự, cũng không tính toán thiệt hơn => quyết liệt và dũng cảm
Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý lời đối thoại giữa hai nhân vật chính.
Trả lời:
* Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga:
- Lời nói:
+ Hỏi: “ai than khóc” => quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ.
Khẳng định: “ta đã...” => an ủi.
+ Chàng cười nói hỏi han ôn tồn “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
“khoan khoan......là phận trai”
=> giản dị, mộc mạc, chân thành của chàng trai Nam Bộ.
=> Hiểu và xem trọng lễ giáo, cư xử đúng mực, coi trọng danh dự.
- Thái độ: vô tư, trong sáng, khiêm nhường, coi trọng khí phách, bổn phận của người anh hùng.
- Cách ứng xử đứng đắn, đàng hoàng lịch sự.
=> Vân Tiên là nhân vật lí tưởng, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Đồng thời, chàng là hiện thân của cái thiện : Khát vọng cháy bỏng của người làm trai, người anh hùng nghĩa hiệp : tuổi trẻ tài cao, lòng đầy khao khát muốn lập công danh, đem tài năng cứu người giúp đời.
* Cách cư xử của Kiều Nguyệt Nga:
+ Thái độ: biết ơn => trọng nghĩa.
+ Cử chỉ: cúi đầu lạy
+ Lời nói: thưa, gửi => lễ phép.
+ Xưng hô khiêm nhường:
“quân tử, tiện thiếp => nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước
+ Tính cách: chân thực, hiếu thảo, trọng nghĩa.
- Cách cư xử: cảm kích, áy náy, băn khoăn, tìm cách trả ơn => sống ân nghĩa, trọng tình cảm, một lòng tri ân người đã cứu mình.
=> Kiều Nguyệt Nga là con gái quan tri phủ xinh đẹp, hiếu thảo, thuỳ mị, nết na, có học thức, có giáo dục và trọng tình nghĩa.
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nguyệt Nga đã thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên như thế nào?
Trả lời:
Qua đoạn thơ :
"Lâm nguy chẳng kịp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo…đền ơn cho chàng…”
Ta thấy được rằng Kiều Nguyệt Nga rất cảm kích trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên. Bởi vì, không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quý hơn cả tính mạng). Dù biết rằng đền đáp mấy cũng không đủ, nàng quyết định gắn bó cuộc đời với Lục Vân Tiên. Nàng đã thuỷ chung, son sắc, dám liều mình để giữ trọn ân tình với Lục Vân Tiên: Bị ép duyên, đi cống giặc Ô Qua nàng đã ôm bức hình Lục Vân Tiên nhảy sông tự tử.
=> Mối tình thuỷ chung của nàng đã được đền đáp.
Vẻ đẹp tinh thần của Kiều Nguyệt Nga tạo thành bức chân dung tuyệt đẹp về người phụ nữ, chinh phục được niềm yêu mến của nhân dân: Kế thừa và phát huy nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nêu ước mơ phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp, gò bó của lễ giáo phong kiến: Tình yêu tự do.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vân Tiên đã có hành động như thế nào trước thái độ của Kiều Nguyệt Nga?
Trả lời:
Trước thái độ biết ơn của Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã có những hành động:
- Gạt ngay khi thấy thái độ muốn lạy để tạ ơn, chàng còn từ chối luôn lời mời về nhà để cả gia đình nàng đền đáp của Kiều Nguyệt Nga “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- Đối với Lục Vân Tiên, Việc cứu giúp người gặp nạn là chuyện hiển nhiên không cần bất cứ lời cảm ơn hay đền đáp gì. Với bất cứ ai, chàng cũng sẽ lựa chọn giúp đỡ mà không cần suy nghĩ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
- Cách từ chối của Lục Vân Tiên đã giúp người đọc thấy được thái độ của chàng. Với chàng, những việc mình vừa làm xuất phát từ chính bản năng của con người, là gốc rễ của lẽ sống con người, là lời phê phán nặng nề với những ngụy quân tử.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần?
Trả lời:
* Bố cục đoạn trích:
- Phần 1: 14 câu đầu: Miêu tả cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai để cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Phần 2: Phần còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi giải cứu nàng.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): “Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau”, đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
Trả lời:
Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nhân vật được chia thành hai tuyến đối lập nhau như sau:
- Phe chính nghĩa: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện tính cách ngay thẳng, thiện lương, trọng nghĩa khí của con người.
+ Lục Vân Tiên: Là tuyến nhân vật chính, Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng như một anh hùng với sự mạnh mẽ, dứt khoát với toán cướp. Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên cũng có những phẩm chất của học trò Nho gia đó là sự hiểu biết lễ nghĩa, có học thức, khi trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga thì nhã nhặn, giữ khoảng cách và thể hiện sự quan tâm.
+ Kiều Nguyệt Nga: Là đại diện cho hình ảnh người con gái con quan thời kỳ phong kiến với sự dịu dàng, đoan trang, khuê các, hiếu nghĩa, biết trước biết sau. Khi nói chuyện với Lục Vân Tiên – người đã cứu mình thì rất nhẹ nhàng, cảm kích, biết ơn và đầy thiện cảm.
- Phe phản diện: Phong Lai, toán cướp,… phần xấu xa, gian ác, hung dữ của những tên hẹn hạ, ngụy quân tử. Trong đó Phong Lai: Nhân vật phản diện, là kẻ đứng đầu toán cướp. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng một tên cướp ngông nghênh, hung dữ, gian ác, không có học thức. Khi nói chuyện thì giọng điệu ngang tàng, kiêu căng và hống hách.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ nội dung đoạn trích, hãy trình bày những nét tính cách nổi bật của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Trả lời:
- Nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
Trước tiên, có thể thấy Lục Vân Tiên là một người anh hùng tài giỏi, trượng nghĩa, hào hiệp. Khi gặp chuyện bất bình trên đường, chàng không ngại ra tay cứu giúp:
"Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân""
Trong tình thế nguy cấp, chàng chẳng nghĩ ngợi nhiều mà nhanh chóng lấy cây làm vũ khí, lao vào giao chiến với quân gian ác. Chính tình yêu thương đã tăng thêm sức mạnh cho chàng, giúp đấng nam nhi đầy nghĩa khí ấy dẹp tan "lũ kiến chòm ong", trả lại sự bình yên cho con người. Bằng giọng thơ hùng tráng, Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả trận đấu hết sức hấp dẫn, li kì:
"Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương dang
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong"
Bọn cướp bị đánh tơi bời, khiếp đảm mà bỏ chạy. Qua đó, người đọc càng thấy rõ hơn về võ nghệ cao cường cùng tinh thần trượng nghĩa đáng quý của một đấng nam nhân. Chàng chính là đại diện cho hình tượng người anh hùng của nhân dân trong xã hội loạn lạc khi xưa.
Tiếp đó, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng Lục Vân Tiên là một người quân tử trọng lễ nghĩa. Khi thấy người trong kiệu đang hoảng sợ, chàng đã ân cần hỏi thăm. Biết hai người là nữ nhi, Vân Tiên nhất mực giữ khoảng cách, bảo vệ danh dự cho chủ tớ Kiều Nguyệt Nga:
"Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai"
Khi ấy, ngôn ngữ của chàng cũng vô cùng chuẩn mực, mang đầy sự tôn trọng dành cho người đối diện. Các từ "tiểu thơ", "khuê môn" đã thể hiện rất rõ sự dịu dàng, lễ tiết của người quân tử.
Không chỉ vậy, Lục Vân Tiên còn hiện lên với tinh thần trượng nghĩa, hào sảng, không ham danh lợi lộc. Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn báo ơn, chàng chỉ cười mà từ chối khéo:
"Vân Tiên nghe nói liền cười:
"Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng""
Nụ cười của chàng ở đây mang đầy sự vô tư, hào hiệp. Với chàng, việc đánh cướp giúp người là chuyện thường tình, không đáng để so đo thiệt hơn. Nếu như làm việc nghĩa mà lại mong nhận được đền đáp, của cải, vật chất thì chẳng phải mất đi phẩm giá của người anh hùng hay sao. Điều này càng chứng minh cho người đọc tấm lòng cao cả, đáng quý của Lục Vân Tiên.
Hình tượng người anh hùng trong tác phẩm được miêu tả một cách hết sức bình dị, gần gũi. Bằng ngôn ngữ Nam Bộ dân giã, Nguyễn Đình Chiểu đã đem tới một Lục Vân Tiên với bao phẩm chất đáng quý. Chàng chính là hiện thân của tinh thần chính nghĩa, thể hiện ước mơ của tác giả về xã hội bình yên, công bằng.
Tựu chung lại, nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã hiện lên vô cùng cao cả. Chàng trượng nghĩa, hào hiệp mà cũng không kém phần dịu dàng, chu đáo. Đây chính là một trong những hình mẫu lí tưởng mà nhân dân mong muốn về người anh hùng, người quân tử khi xưa.
- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
Trong đoạn trích này, nhân cách của Kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua những lời tâm sự của nàng với Lục Vân Tiên:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào tơ.
Chữ hiền ngồi đối lập với khiêm tốn rồi nói, một chút… không chỉ thể hiện thái độ biết ơn, biết ơn mà còn thể hiện rõ nét sự thùy mị, nết na của người con gái trước ân nhân. là một nam giới. Nhưng đẹp hơn cả là phẩm chất tình cảm được bộc lộ sâu sắc trong ước nguyện và cách trả ơn của Kiều Nguyệt Nga. Cô muốn được đền đáp cho ân nhân của mình:
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Là người con gái trân trọng tình yêu, Kiều Nguyệt Nga muốn tri ân cụ thể, xứng đáng với Lục Vân Tiên:
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Cách đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga ở đây không chỉ bộc lộ tấm lòng chân thành của người mắc nợ mà còn thể hiện quan niệm đền ơn đáp nghĩa của nhân dân ta: không chỉ bằng lời nói mà còn thể hiện bằng những việc làm vật chất cụ thể. , vì chỉ có như vậy anh ta mới chứng minh được tấm lòng chân thành của mình đối với ân nhân.
Xét cho cùng, nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai mặt của một lối sống. Một là làm ơn không cần người khác trả ơn mình. Thứ hai, nếu biết ơn thì phải biết ơn. Đó cũng là một lối sống truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Một lối sống cần được lưu giữ và phát huy.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
Đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích: ngôn ngữ mộc mạc, bình dị là những biệt ngữ xã hội mang đậm màu sác địa phương của vùng Nam Bộ. Nếu so sánh với các tác phẩm văn học khác thì tác phẩm Lục Vân Tiên có phần thiếu đi sự trau chuốt và uyển chuyển nhưng với sự đa dạng và tính phù hợp của ngôn ngữ đã khiến cho giọng thơ rất tự nhiên, dễ hiểu, dễ chạm vào mạch cảm xúc của độc giả.
- Lục Vân Tiên: những động từ thể hiện sự hùng hồn, mạnh mẽ, dứt khoát với phe phản diện Phong Lai. Nhưng với Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên lại là người rất nhẹ nhàng, quân tử, dũng cảm.
- Kiều Nguyệt Nga: ngôn ngữ rất phù hợp với người con giá đoan trang, thùy mị, dịu dàng chốn khuê các.
- Phong Lai: thể hiện đúng bản chất của kẻ gian ác với giọng thơ hung dữ, vô học mà rất ngạo mạn không coi ai ra gì.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ đề đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
Trả lời:
- Chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Khiều Nguyệt Nga nói về khát vọng về một thế giới tốt đẹp, luôn giúp đời giúp người và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Có thể xác định chủ đề đó qia những hành động, lời nói, cử chỉ và thái độ của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Tư tưởng và tình cảm của tác giả thể hiện ngay trong đoạn trích: sự ca ngợi hết lời, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của những người anh hùng luôn giúp đời cứu người, dũng cảm, nghĩa khí, làm việc tốt mà không bao giờ cần sự đền đáp.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Trả lời:
Qua câu chuyện câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, em có thể thấy được những đặc sắc trong tính cách của từng nhân vật nhất là hai nhân vật chính.
Trước nhất, hình ảnh của Lục Vân Tiên đúng chuẩn là định nghĩa cho hai chứ anh hùng là hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin và ước mong của mình. Lục Vân Tiên là hiện thân của cái thiện: Khát vọng cháy bỏng của người làm trai, người anh hùng nghĩa hiệp, là hiện thân của tuổi trẻ tài cao, lòng đầy khao khát muốn lập công danh, đem tài năng cứu người giúp đời. Nhân vật này khác hẳn với nhân vật Bùi Kiệm, Trịnh Hâm, Võ Công độc ác, lưu manh, xảo quyệt ghanh ghét với người tài giỏi mà rất giống Hớn Minh, Vương Tủ Trực trọng nghĩa khinh tài.
Kiều Nguyệt Nga là con người con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. Vẻ đẹp tinh thần của nàng tạo thành bức chân dung tuyệt đẹp về người phụ nữ, chinh phục được niềm yêu mến của nhân dân: Kế thừa và phát huy nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nêu ước mơ phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp, gò bó của lễ giáo phong kiến: Tình yêu tự do.
Tất cả nội dung thơ, cách xây dựng hình tượng nhân vật hay chính cách sử dụng ngôn ngữ rất đời đã thể hiện được ước mơ và khát khao về một cuộc sống tốt đpẹ không có kẻ xấu của người dân ta. Qua đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã gửi đến người đọc bài học về đạo đức sống cũng như cách để làm một anh hùng đúng nghĩa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Xem thêm các chương trình khác: