Soạn bài Sống, hay không sống? (trang 79) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Sống, hay không sống? trang 79 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 100 01/12/2024


Soạn bài Sống, hay không sống?

Sếch-xpia

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 79 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản bi kịch, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt? ...).

+ Đặc điểm của bi kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, xung đột…)?

- Đọc trước văn bản Sống, hay không sống?; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu thêm đoạn trích.

Trả lời

* Thông tin về Uy-li-am Sếch-xpia:

- Tiểu sử

+ Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh.

+ Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.

+ Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.

+ Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.

- Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

+ U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại:

+ Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ...

+ Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “ Romeo and Juliet”,...

+ Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, ....

b. Phong cách nghệ thuật:

Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.

- Vị trí và tầm ảnh hưởng:

+ Cống hiến của U. Sếch-xpia in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau.

+ Ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại.

+ Cho tới trước vở “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch.

+ Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật.

+ Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière.

+ Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Sếch-xpia.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính của văn bản:

Văn bản kể lại sự việc hoàng tử Ham let giả điên trước mặt nhà vua và người yêu để tìm ra sự thật về cái chết của cha. Qua đấy văn bản không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn làm nổi bật quan niệm sống trong sạch, mạnh mẽ, cao đẹp và ý nghĩa của con người trong cuộc sống.

Soạn bài Sống, hay không sống? (trang 79) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Suy đoán: Nhà vua có tin Ham-lét điên không?

Trả lời:

Nhà vua không tin rằng Ham-lét điên. Ông ta nghi ngờ rằng Ham-lét giả điên để che giấu một kế hoạch nào đó hoặc để che đậy những suy nghĩ và mục đích thực sự của mình. Nhà vua cảm thấy lo lắng trước sự thay đổi của Ham-lét và tìm cách theo dõi, kiểm soát anh.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Mục đích của nhà vua là gì?

Trả lời:

Mục đích của nhà vua là muốn xác nhận liệu Ham-lét có thực sự bị mất trí hay không, đồng thời tìm hiểu xem Ham-lét có âm mưu gì đe dọa đến ngôi vua của mình. Nhà vua lo ngại rằng Ham-lét đang giả điên để che giấu một kế hoạch trả thù sau cái chết của cha mình.

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý yếu tố thật, giả trong lời nói của Ham-lét.

Trả lời:

- Yếu tố thật: Trong các đoạn độc thoại, Ham-lét thể hiện cảm xúc chân thật của mình, như sự căm phẫn trước cái chết của cha, sự phản bội của mẹ và nỗi đau của chính mình. Anh thường tự trách mình vì không hành động nhanh chóng để trả thù. Sự chán nản, hoài nghi và uất ức của Ham-lét xuất phát từ những suy tư sâu sắc về cuộc sống và cái chết.

- Yếu tố giả: Khi nói chuyện với Ô-phê-li-a và những người khác, Ham-lét cố tình thể hiện thái độ lạnh lùng, cay đắng, đôi khi là mỉa mai và khinh bỉ. Anh giả điên để che giấu ý định thật sự và làm cho những người xung quanh, đặc biệt là nhà vua và triều đình, không thể đoán được kế hoạch của mình.

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đoạn độc thoại của Ham-lét đã diễn tả được điều gì?

Trả lời:

Đoạn độc thoại của Ham-lét không chỉ diễn tả sự bất công trong xã hội mà còn thể hiện nỗi đau, sự tuyệt vọng và hoài nghi về cuộc sống. Ham-lét bộc lộ sự chán ghét đối với thế giới đầy giả dối và sự suy đồi đạo đức, đồng thời trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết. Anh cảm thấy lạc lõng và bế tắc trong một xã hội đầy mưu mô và bất công, nơi mà những giá trị đạo đức bị đảo lộn.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thái độ của Ô-phê-li-a và Ham-lét khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Ô-phê-li-a thì ngoan ngoãn, nghe theo sự chỉ dẫn của vua Claudius và cha mình, Polonius. Cô thể hiện tình cảm chân thành với Ham-lét nhưng lại bị đặt vào tình huống khó xử khi phải làm theo mệnh lệnh của người khác. Thái độ của Ô-phê-li-a thể hiện sự mâu thuẫn giữa tình yêu và nghĩa vụ.

Còn Ham-lét tỏ ra lạnh lùng, phớt lờ và thậm chí cay đắng với Ô-phê-li-a. Anh nghi ngờ mọi người xung quanh và luôn đề cao cảnh giác, cho rằng Ô-phê-li-a có thể là một phần trong âm mưu của Claudius để theo dõi và bẫy mình. Thái độ của Ham-lét phản ánh nỗi đau, sự thất vọng và cảm giác bị phản bội trong tình yêu và lòng trung thành.

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhà vua định làm gì Ham-lét?

Trả lời:

Nhà vua có ý định đưa Ham-lét sang Anh với lý do bề ngoài là để bảo vệ anh khỏi những rắc rối trong triều đình. Tuy nhiên, thực chất, nhà vua lo sợ rằng Ham-lét biết về những âm mưu đen tối của mình và có thể gây nguy hiểm. Việc gửi Ham-lét đi Anh là một cách để loại bỏ mối đe dọa này, thậm chí là lên kế hoạch bí mật để trừ khử Ham-lét khi anh đến đó

Câu 7 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu kết cho thấy thái độ nào của nhà vua?

Trả lời:

Câu kết cho thấy sự nham hiểm, thủ đoạn và toan tính của vuaCloo-đi-út. Ông ta tỏ ra vô cùng lo lắng về mối đe dọa từ Ham-lét và sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để loại bỏ anh. Thái độ này phản ánh bản chất độc ác và mưu mô của Claudius, sẵn sàng làm mọi điều để bảo vệ quyền lực và vị trí của mình, ngay cả khi phải hãm hại người khác.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đoạn trích Sống, hay không sống? kể về chuyện gì và có những nhân vật nào? Xem phần tóm tắt để xác định vị trí của đoạn trích.

Trả lời:

- Đoạn trích Sống, hay không sống? được trích Hồi III – Cảnh I vở kịch Hăm-lét của Sếch-xpia.

- Nội dung chính kể về việc hoàng tử Ham let giả điên trước mặt nhà vua và người yêu để tìm ra sự thật về cái chết của cha.

- Các nhân vật bao gồm:

+ Vua Clô-đi-út

+ Ham-lét

+ Nàng Ô-phê-li-a

+ Hoàng hậu Gertrude

+ Pô-lô-ni-út

+ Rô den cran

+ Ghin đơn xtơn

- Nhân vật chính: Ham-lét

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận biết một số chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật; đoạn độc thoại và đối thoại trong văn bản.

Trả lời:

- Những chỉ dẫn sân khấu:

+ Một gian phòng trong lâu đài, vua, hoàng hậu, Pô lô niut, Ô phê lia, Roden cran, Ghin đơn xton ra.

+ Rôden cran và Ghin đơn xton vào…

=> Giúp người đọc hình dung ra bối cảnh, không gian và hành động của từng nhân vật.

- Lời nhân vật: lời của vua, Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, Ham-lét, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.

- Đoạn độc thoại của Ham-lét (sống, hay không sống… đừng quên những tội lỗi của ta).

- Đối thoại: các đoạn đối thoại giữa Hăm-lét và Ô-phê-li-a, giữa Pô-lô-ni-út và vua, hoàng hậu - Ô-phê-li-a -vua, Rô-den-cran - Ghin-đơn-xtơn - vua.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống, hay không sống? thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Những lời độc thoại ấy bộc lộ mâu thuẫn nào trong con người Ham-lét?

Trả lời:

- Các đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống, hay không sống?:

+ Lời nói “Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?” thể hiện sự phân vân, do dự trong tâm trạng cửa nhân vật trước lựa chọn chịu đựng số phận phũ phàng hay là vùng lên đấu tranh?

+ Cuối cùng, nhân vật nói rằng: “Đấy, chính nỗi vướng mắc […] ấy làm cho chúng ta trở thành hèn mạt tất cả, và ngọn lửa chủa quyết tâm vừa bùng lên đã mờ nhạt […] bao dự kiến lớn lao, cao quý xoay chiều đổi hướng, chẳng thể biến thành hành động.” đã phủ định thái độ sống hèn mạt, gián tiếp khẳng định thái độ sống mạnh mẽ của nhân vật.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích. Nhận xét đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này.

Trả lời:

- Hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích:

+ Nhân vật chính diện: Ham let

+ Nhân vật phản diện: Nhà vua, Pô lô ni ut, hoàng hậu

- Đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này:

*HAM LET

Soạn bài Sống, hay không sống? (trang 79) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

*NHÀ VUA CLO ĐI UT

+ Sự đối lập giữa bên trong và bên ngoài:

Bên ngoài: vờ quan tâm, hỏi han bệnh tình của Ham let nhưng bên trong mục đích dò xét xem chàng có giả điên hay không?

Bên ngoài: Vui mừng vì thái tử hứng thú với bọn đào kép còn bên trong thì mong muốn Ham let xa rời việc triều chính, để mình ngồi vững trên ngai vàng.

+ Dùng Ô phê li a như quân cờ:

Điều khiển Ô phê lia nói chuyện với Ham let nhằm điều tra xem chàng có bị điên thật hay không?

+ Độc ác, tham quyền lực:

Giết chết anh trai bằng cách đổ thuốc độc vào tay.

Chiếm ngôi vua

+ Bất chấp đạo lý: Anh trai chết, hai tháng sau lấy chị dâu.

+ Mưu mô, xảo quyệt: Mọi lời nói, hành động đều thể hiện sự tính toán vì lợi ích bản thân: “Đôi má của gái hồng lâu rực rỡ vì son tô phấn điểm cũng không thể xấu xa hơn hành động của ta được điểm phấn tô son bằng những lời hoa gấm mĩ miễu. Ôi gánh nặng của tội ác!”

=> Kết cục: Bị Ham let giết.

* HOÀNG HẬU

+ Lấy em trai chồng

+ Tiếp tục làm hoàng hậu

+ Phản bội, bất chấp đạo lí

+ Đồng lõa với nhà vua (đẩy con trai vào bi kịch…)

=> Kết cục: Chết vì uống phải rượu độc.

* PÔ LÔ NI UT

+ Cha của Ô phê li a

+ Thông đồng với vua hại Ham let

+ Nịnh thần

+ Gian xảo, sống hai mặt

=> Kết cục: Bị Ham let giết.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua văn bản Sống, hay không sống? như thế nào?

Trả lời:

* Đặc điểm bi kịch trong văn bản "Sống, hay không sống?":

- Đề tài: Văn bản tập trung làm rõ sự đấu tranh nội tâm của Ham-lét, đặc biệt là những suy tư về cuộc sống, cái chết, và ý nghĩa tồn tại. Đề tài này khắc họa sâu sắc những mâu thuẫn tâm lý của một con người đang đối diện với nỗi đau, sự tuyệt vọng và sự hoài nghi về bản chất của cuộc sống.

- Cốt truyện: Đoạn trích diễn tả Ham-lét đang tự vấn về khả năng chịu đựng của bản thân, liệu anh có đủ dũng cảm để đối diện với những khó khăn hay sẽ chọn cách vùng lên phá tan mọi ràng buộc để tìm kiếm tự do cho con người. Cốt truyện xoay quanh sự giằng xé của Ham-lét khi anh phải đối mặt với quyết định sống hay chết.

- Nhân vật: Nhân vật chính là Ham-lét, người đang trăn trở về cuộc sống và ý nghĩa của nó. Ham-lét không chỉ đối diện với những mâu thuẫn trong bản thân mình mà còn phải đối mặt với những thách thức từ môi trường xung quanh, nơi mà sự giả dối và sự đồi bại đạo đức đang chi phối mọi thứ.

- Kiểu xung đột: Xung đột bi kịch được thể hiện qua lời độc thoại của Ham-lét, trong đó anh đấu tranh giữa hai lựa chọn: sống vì bản thân hay sống vì trách nhiệm. Cuộc đấu tranh này thể hiện sự giằng xé nội tâm sâu sắc, khi Ham-lét phải lựa chọn giữa việc chấp nhận thực tại đắng cay hay đứng lên đối đầu với nó, dù biết rằng điều đó có thể mang lại đau khổ và hiểm nguy cho chính mình.

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Sự trăn trở “Sống, hay không sống?” và quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền nói lên phẩm chất và tính cách gì của Ham-lét? Em có đồng ý với quyết định ấy của Ham-lét không? Vì sao?

Trả lời:

- Sự trăn trở "Sống, hay không sống?" thể hiện nội tâm sâu sắc, tính nhân văn và trí tuệ của Ham-lét khi anh đối diện với những câu hỏi về cuộc sống và ý nghĩa của nó. Quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền thể hiện lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, và tinh thần đấu tranh cho lẽ phải.

- Việc chúng ta đồng tình với quyết định của Ham-lét là hoàn toàn hợp lý, vì đó là hành động nhằm mang lại công bằng, bảo vệ những giá trị đạo đức và đẩy lùi cái xấu, cái ác. Ham-lét không chỉ đơn thuần là trả thù cho cha, mà còn đấu tranh cho chính lý tưởng của mình, thể hiện sự quyết tâm tìm kiếm sự thật và khát vọng giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc xã hội.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 77

Người thứ bảy

Thực hành tiếng Việt trang 91

Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy

Viết: Phân tích một tác phẩm kịch

Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

Tự đánh giá: Chị tôi

Hướng dẫn tự học trang 104

1 100 01/12/2024