Soạn bài Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến (trang 49) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 49 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 68 01/12/2024


Soạn bài Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

1. Định hướng

Yêu cầu nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến đã được rèn luyện ở Bài 1. Bài 2 tiếp tục rèn luyện kĩ năng này. Về lí thuyết, các em xem lại nội dung đã nêu ở Bài 1. Trọng tâm của bài này tập trung vào thực hành luyện tập kĩ năng nghe.

2. Thực hành

Bài tập: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến người nói về một trong hai vấn đề sau:

(1) Từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, làm sáng tỏ ý kiến: Nguyễn Du tả cảnh để ngụ tình.

(2) Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét sắc thái của ngôn ngữ Nam bộ. Hãy làm rõ ý kiến đó qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

a) Chuẩn bị

- Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về một trong hai vấn đề mà bài tập đã nêu lên.

- Chú ý các hướng dẫn trong mục 1. Định hướng (Bài 1) để nắm được các cách nghe và nhận biết tình thuyết phục của một ý kiến, những hạn chế trong khi trình bày ý kiến,…

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Người nói: lựa chọn vấn đề nêu ở bài tập để tìm ý và lập dàn ý cho bài trình bày. Ví dụ với vấn đề 2, cần trả lời được một số câu hỏi sau:

+ Từ ngữ và cách nói Nam Bộ là gì?

-> Từ ngữ và cách nói Nam Bộ là cách mà tác giả sử dụng tiếng nói của khu vực Nam Bộ để đưa vào tác phẩm. Nó có những quy luật hoạt động cơ bản giống như ngôn ngữ toàn dân nhưng rõ ràng có những khác biệt so với tiếng được coi là chuẩn của toàn dân cả về phát âm, từ vựng, ngữ pháp và cả trong cách chơi chữ, nói lái, nói lướt âm, nuốt âm, đặt tên đất, tên sông rạch, cầu cống.

+ Từ ngữ và cách nói Nam Bộ ấy được thể hiện trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga như thế nào?

=> Trong đoạn trích, từ ngữ và cách nói Nam Bộ của tác giả thể hiện sự bình dị, mộc mạc, khoáng đạt gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương Nam Bộ với các từ địa phương: nhằm làng, xông vô, kêu rằng, tại mầy, xe nầy, tiểu thơ…Các từ ngữ này làm cho màu sắc Nam Bộ rất độc đáo, được người dân Nam Bộ yêu thích, truyền tụng. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện khá linh hoạt, đa dạng. Miêu tả trận đánh, lời lẽ Phong Lai, khác hẳn với việc miêu tả cuộc trò chuyện của chàng với hai cô gái. Ngôn ngữ thơ ca rất phù hợp với diễn biến, tình tiết truyện.

- Người nghe: chú ý các điểm cần tập trung khi nghe để nhận biết tính thuyết phục của ý kiến được trình bày.

+ Ý kiến tán thành hay phản đối của người nói có thuyết phục không?

=> Ý kiến tán của người nói có sức thuyết phục.

+ Quan niệm về ngôn ngữ Nam bộ của người nói có đúng không? Vì sao?

-> Quan niệm về ngôn ngữ Nam Bộ của người nói là đúng.

+ Những lí lẽ và bằng chứng về ngôn ngữ Nam Bộ trong đoạn trích được người nói dẫn ra có chính xác không?

=> Những lí lẽ và bằng chứng về ngôn ngữ Nam Bộ trong đoạn trích được người nói dẫn ra hoàn toàn chính xác.

+ Cần bổ sung, chỉnh sửa như thế nào cho đúng và có sức thuyết phục hơn?

-> Không cần bổ sung chỉnh sửa.

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 28) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài nói tham khảo

Xin chào cô giáo và các bạn, hôm nay em xin trình bày ý kiến của mình về đề văn: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét sắc thái của ngôn ngữ Nam bộ. Hãy làm rõ ý kiến đó qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Cũng như Truyện Kiều đối với người dân Miền Bắc, tác phẩm Lục Vân Tiên của Cụ Đồ Chiểu đã đi vào lòng người dân Miền Nam một cách sâu đậm và trở thành một phần thân thiết trong đời sống văn hóa của người dân vùng đồng bằng Đồng Nai – Cửu Long. Có thể nói người dân Miền Nam đã ưa thích tác phẩm này vì hai lý do chánh sau đây: Thứ nhất, vì họ kính trọng cụ Đồ Chiểu là một nhà giáo yêu nước; Thứ hai, vì họ cũng xem Cụ Đồ Chiểu là một nhà thơ lớn của dân gian, của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, và tác phẩm Lục Văn Tiên chính là tác phẩm tiêu biểu nhất của Cụ về giá trị đạo đức của Miền Nam.

Mặc dù cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa có thể khẳng định một cách chính xác tác phẩm Lục Vân Tiên đã ra đời vào năm nào, nhưng, nói chung, phần lớn các nhà nghiên cứu văn học đều đồng ý tác phẩm này đã được sáng tác sau khi tác giả đã bị mù và đã về quê nhà dạy học, nghĩa là trong khoảng thời gian giữa hai năm 1851 khi cụ mở trường dạy học và năm 1859 khi Pháp đánh thành Gia Định.

Cốt truyện thơ Lục Vân Tiên có thể tóm tắt như sau:

“Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn. Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công – người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, hai kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với bốn sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời. Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ. Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết. Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyền sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu. Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi. Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.”

Với lời văn, ngôn từ chất phát, đượm mầu sắc dân gian Miền Nam, với những hình tượng quen thuộc của đời sống thôn dả (ngư ông, ông quán, ông tiều) và của tín ngưỡng dân gian (thần núi, Phật Bà), trải qua năm tháng, truyện thơ Lục Vân Tiên đã đi vào lòng người dân trong xã hội Miền Nam để trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của họ.

d) Kiểm tra, chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 28,29) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 32

Cảnh ngày xuân

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Thực hành tiếng Việt trang 42

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học

Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn

Hướng dẫn tự học trang 52

1 68 01/12/2024