Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 52 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 52 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 68 01/12/2024


Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 52 Tập 1

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Truy cập Internet hoặc tìm trong sách, báo những thông tin về nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của chữ Nôm và truyện thơ Nôm.

Trả lời:

Chữ Nôm là cách viết biểu ý ngày xưa của tiếng Việt. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên thành chữ quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý. Hơn 1.000 năm sau đó (từ thế kỷ 10 cho đến thế kỷ 20) một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo và hành chánh được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Những văn bản như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi có xen chữ Nôm khi không thể tìm được một chữ Hán mang nghĩa tương đương chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm sai lầm của giới sĩ đại phu các triều đại: "nôm na là cha mách qué". Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ dụng của nó so với chữ Hán.

Giải thuyết có thể trong lịch sử, chữ Nôm đã tạo ra từ những năm đầu khi vó ngựa viễn chinh của phương Bắc đến Việt Nam. Những chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những khái niệm không tồn tại trong Hán văn, mặc dù điều này do những cứ liệu thành văn còn lại hết sức ít ỏi, đã không thể được kiểm chứng một cách chính xác. Phạm Huy Hổ trong Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong cụm từ "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam xưng gọi Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ 8. Có ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc danh "Đại Cồ Việt" để đoán định chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng. Trong một số nghiên cứu những năm 90 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới khẳng định âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời Đường-Tống thế kỷ 8-9. Nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi hình thành cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) mà chỉ có thể ra đời sau thế kỷ thứ 10 khi Việt Nam thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.

Di sản này hiện nay đang có nguy cơ tiêu vong. Sau khi chữ quốc ngữ được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Chính quyền thực dân Pháp có chính sách cấm dùng chữ Nôm. Ngày nay, trên thế giới có rất ít người đọc được chữ Nôm. Một phần to tát của lịch sử Việt Nam như thế nằm ngoài tầm tay của hơn 90 triệu người nói tiếng Việt.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm đọc thêm một số đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và hai bài nghiên cứu về mỗi truyện thơ này.

Trả lời:

- Đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):

Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đong ong bướm đi về mặc ai.

- Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):

Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non”,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tại lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.

[…] Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khâu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chông chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phai lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên”.
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

- Đoạn trích Vân Tiên Lên Đường Gặp Lũ Sơn Đài (trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu):

Ra đi vừa rạng chân trời,
Ngùi ngùi ngó lại nhớ nơi học đường.
Tiên rằng: “Thiên các nhất phương,
“Thầy đeo đoạn thảm, tơ vương mối sầu.

“Quản bao thân trẻ dãi dầu,
“Mang đai Tử Lộ, quảy bầu Nhan Uyên.
“Bao giờ cá nước gặp duyên,
“Đặng cho con thảo phỉ nguyền tôi ngay.
Kể từ lướt dặm tới nay,
Mỏi mê hầu đã mấy ngày xông sương.
Đoái nhìn phong cảnh thêm thương,
Vơi vơi dặm cũ nẻo đường còn xa.
Chi bằng kiếm chốn lân gia,
Trước là tìm bạn sau là nghỉ chân.

Việc chi than khóc tưng bừng,
Đều đem nhau chạy vào rừng lên non.
Tiên rằng: “Bớ chú cõng con!
“Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài?”
Dân rằng: “Tiểu tử là ai?
“Hay là một đảng sơn đài theo tao?”
Tiên rằng: “Cớ sự làm sao,
“Xin ngừng vài bước sẽ trao một lời.”
Dân nghe tiếng nói khoan thai,
Kêu nhau đứng lại bày lời phân qua:

“Nhân rày có đảng lâu la,
“Tên rằng Đỗ Dự, hiệu là Phong Lai.
“Nhóm nhau ở chốn sơn đài,
“Người đều sợ nó có tài khôn đương.
“Bây giờ xuống cướp thôn hương,
“Thấy con gái tốt qua đường bắt đi.
“Xóm làng chẳng dám nói chi,
“Cám thương hai gã nữ nhi mắc nàn!
“Con ai vóc ngọc mình vàng,
“Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng.

“E khi mắc đảng hành hung,
“Uổng trang thục nữ sánh cùng thất phu.
“Thôi thôi chẳng dám nói lâu,
“Chạy đi cho khỏi kẻo âu tới mình”
Vân Tiên nổi giận lôi đình,
Hỏi thăm: “Lũ nó còn đình nơi nao?
“Tôi xin ra sức anh hào,
“Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.”
Dân rằng: “Lũ nó còn đây,
“Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành.

“E khi hoạ hổ bất thành,
“Khi không mình lại xô mình vào hang.”
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, tìm đàng chạy vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
“Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
“Trước gây việc dữ tại mầy,
“Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”

Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng lập tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 32

Cảnh ngày xuân

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Thực hành tiếng Việt trang 42

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn

1 68 01/12/2024