Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 33 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 33 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 59 01/12/2024


Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 33 Tập 2

1. Thơ tám chữ, thơ tự do

- Thơ tám chữ là thể thơ trong đó mỗi dòng thơ có tám chữ (tiếng), ngắt nhịp đa dạng, gieo vần theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là vần chân. Bài thơ tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài với số dòng không hạn định hoặc có thể được chia thành các khổ.

Ví dụ: ở đoạn tơ dưới đây, mỗi dòng thơ đều có tám chữ; các dòng thơ chủ yếu gieo vần chân; nhịp thơ linh hoạt, có thể là nhịp 2/6, 3/5, 4/4, 3/2/3…

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

(Thế Lữ)

- Thơ tự do là thể thơ không có quy định bắt buộc về số dòng trong bài và số chữ ở mỗi dòng, về vần, luật bằng trắc và nghịp điệu. Tất cả các yếu tố này đều có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích của người viết.

Ví dụ, trong đoạn thơ sau, số chữ trong mỗi dòng thơ không đều nhau, các dòng thơ gieo vần hỗn hợp; nhịp thơ thay đổi qua từng dòng thơ và bỏ qua các nguyên tắc viết hoa thông thường:

chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô

qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng

võng mắc cột tràm đêm ướt sũng

xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà

đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa

quên đời mình thêm tuổi mới

chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi

mà không hề rợp bóng xuống tương lai

(Thanh Thảo)

2. Kết cấu, bố cục, ngôn từ

- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của bài thơ thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa, tuỳ theo nội dung và thể thơ. Khi sáng tác, người viết có mục đích nhất định về tư tưởng và nghệ thuật. Theo mục đích ấy, tác giả sẽ xây dựng một kết cấu, nghĩa là bố trí, sắp xếp từ ngữ, các dòng hoặc khổ hay đoạn thơ để khắc hoạ hình tượng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc theo một trật tự nhất định. Kết cấu cho thấy tác phẩm sẽ bắt đầu từ âu, kết thúc ở chỗ nào, yếu tố nào cần được nhấn mạnh… Ví dụ: Trong bài thơ Quê hương, hình tượng quê hương được nhà thơ Tế Hanh thể hiện theo trật tự thời gian (hồi tưởng về quê hương trong quá khứ rồi trở về với hiện tại, trong đó tập trung vào việc hồi tưởng), từ đó bộc lộ cảm xúc và tư tưởng của nhà thơ đối với hình tượng ấy.

- Bố cục là bề mặt của kết cấu. Ở những tác phẩm có dung lượng ngắn, bố cục có thể trùng hợp với kết cấu. Ví dụ: Bài thơ Chiều Xuân (Anh Thơ) gồm ba khổ thơ: khổ thứ nhất – cảnh chiều xuân “trên bến vắng”, khổ thứ hai – cảnh chiều xuân ở “ngoài đường đê”, khổ thứ ba – cảnh chiều xuân “trong đồng lúa”.

- Ngôn từ là chất liệu của thơ. Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt: có vần và nhịp; có tính hàm súc, cô đọng nhờ việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ; có những cách kết hợp từ mới và bất ngờ; giàu nhạc tính và những âm thanh luyến láy, từ ngữ trùng điệp, phối hợp bằng trắc… Ví dụ: Trong bài thơ Quê hương, các dòng thơ được ngắt nhịp đa dạng, chủ yếu gieo vần trân; có nhiều biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, liệt kê…; có sự phối hợp bằng trắc rất linh hoạt.

3. Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm

- “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc cảu những người tiếp nhân”. Cảm hứng chủ đạo có sự nhất quán với đề tài và tư tưởng cảu tác phẩm. Đó có thể là cảm hứng ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc…; nhưng cũng có thể là trạng thái tình cảm căm thù, phẫn nộ, châm biếm, mỉa mai, chế giễu… Đó là những trạng thái tình cảm phản ánh thái độ và cảm xúc của tác giả trước những gì mình mô tả và thể hiện trong văn bản bằng hình thức nghệ thuật. Ví dụ: Cảm hứng chủ đạo trong bài Bếp lửa (Bằng Việt) là nỗi nhớ, tình thương, sự kính trọng và biết ơn bà của người cháu.

- Tư tưởng của tác phẩm là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là thái độ và nhận thức mà tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản. Ví dụ: Tư tưởng của bài Bếp lửa là nỗi day dứt trăn trở, nặng tình nặng nghĩa với những kỉ niệm một thời khi đã khôn lớn, trưởng thành. Qua bài thơ, tác giả cho thấy trong thế giới hoài niệm của người cháu, bà là người đã trải qua nhiều gian khổ, cơ cực; bà không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa ngộn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp

4. Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- Chơi chữ là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) khai thác nét đặc sắc về mặt ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của các từ ngữ để tạo nên sự bất ngờ, làm cho câu nói dí dỏm, hài hước và thú vị… Chơi chữ thường được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày và trong văn chương, đặc biệt là trong thơ trào phúng, tục ngữ, ca dao, câu đối, câu đố.

Các lối chơi chữ thường gặp là:

+ Dùng từ ngữ đồng âm. Ví dụ: “Ruồi đậu mâm xôi đậu – Kiến đĩa thịt .” (Câu đối).

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm). Ví dụ: “Sánh với Na-va (Navarre) “ranh tướng” Pháp / Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.” (Tú Mỡ)

+ Dùng cách điệp âm. Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa / Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.” (Tú Mỡ)

+ Dùng lối nói lái. Ví dụ: “Kiển tố vừa đố giừa giảng.” (Câu đố)

+ Dùng từ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ, dùng từ đa nghĩa để tạo ra hai cách hiểu: “Còn trời, còn nước, còn non / Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.” (Ca dao)

+ Sử dụng các tiếng hay từ chỉ những sự vật có quan hệ gần gũi với nhau. Ví dụ: “Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn , đứng lăm le, cười khanh khách. / Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương.” (Câu đối)

- Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại nhiều lần một kiểu thanh điệu ở các âm tiết nhằm tạo âm hưởng nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một ngĩa nào đó. Ví dụ, trong câu thơ: “Sương nương theo theo trăng ngừng lưng trời / Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.” (Xuân Diệu), việc lặp lại thanh bằng ở tất cả các âm tiết trong hai dòng thơ tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, chậm dãi; miêu tả tâm trạng lâng lâng của tâm hồn.

- Điệp vần là niện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại một vần ở tất cả các âm tiết đứng gần nhau nhằm tạo âm hưởng, vần điệu nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó. Ví dụ, trong câu thơ: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa / Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.” (Tố Hữu), việc lặp lại vần ăng (có âm múi ng gây ấn tượng vang) ở hai âm tiết đứng liền nha (trắng nắng) trong dòng thơ thứ hai tạo nên ấn tượng những chùm hoa nối tiếp nhau đung đưa dưới nắng; miêu tả sinh động khung cảnh tươi đẹp, thanh bình của nơi Bác Hồ từng sống và làm việc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Quê hương

Bếp lửa

Thực hành tiếng Việt trang 41

Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân

Nhật kí đô thị hóa

Viết: Tập làm thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

Tự đánh giá: Nói với con

Hướng dẫn tự học trang 53

1 59 01/12/2024