Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trang 21) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trang 21 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 41 26/11/2024


Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn

Bản diễn Nôm hiện hành: chưa rõ tác giả

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Đọc trước văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Trả lời:

* Tác giả Đặng Trần Côn:

Tiểu sử của nhà thơ Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720 (khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII).

Quê ông ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Vốn có tư chất thông minh lại là người hiếu học, thuở thiếu thời cần học, ông phải làm hầm đọc sách, bởi lệnh chúa Trịnh cấm đốt lửa ban đêm, vì thuở ấy trong nội thành Thăng Long thường xảy ra hoả hoạn.

Tính cách “đuyềnh đoàng không buộc” - tự do, phóng túng nên không đỗ đạt cao. Thi Hương đỗ Giải nguyên (khoảng từ năm 1726 đến 1738) nhưng vào đến thi Hội thì hỏng. Từ đó, ông không chịu ràng buộc vào thi cử nữa.

Đầu thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông được làm Huấn đạo một huyện, sau được đặt tên là Tri huyện Tri huyện Thanh Oai, thành phố Sơn Tây.

Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình.

Ông mất vào khoảng năm 1745, lúc đó chưa đến 40 tuổi và được chôn cất ở làng Nhân Mục, nay thuộc tổ dân phố số 5, khu dân cư số 3, phường Hạ Đình.

* Tác phẩm Chinh phụ ngâm:

- Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán khoảng năm 1741, sau đó được nhiều người diễn Nôm thành nhiều bản khác nhau.

- Bản hiện hành được coi là thành công nhất và được thể hiện bằng thơ song thất lục bát, dài 412 dòng.

- Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ dòng 208 đến dòng 228 kể lại buổi tiễn đưa chồng ra trận với khí thế hào hùng, người chinh phụ trở về, tượng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng và hối tiếc vì đã để chàng ra đi. Tâm sự ấy được thể hiện sâu sắc và thấm thía trong đoạn trích.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Trong văn bản ta bắt gặp nỗi cô đơn, sầu muộn, trong nỗi niềm khát khao hạnh phúc của người chinh phụ có chồng ra trận. Vì thế mà tác phẩm mang giá trị nhân đạo qua việc thể hiện tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi. Đồng thời tác phẩm cũng là tiếng nói oán ghét tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trang 21) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ.

Trả lời:

Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chinh phu qua những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc để miêu tả lại tâm trạng người chinh phụ không biết gửi nỗi nhớ chồng với ai, muốn nhờ ngọn gió mùa xuân mang theo hơi ấm tình thương đưa đến "non Yên" những tình cảm nhung nhớ , tấm lòng thuỷchugn son sắt của mình.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện thế nào qua việc tả cảnh?

Trả lời:

Nỗi lòng người chinh phụ được biểu hiện qua các hình ảnh hình ảnh so sánh "sương như búa", "tuyết dường cưa" kết hợp với động từ mạnh “bổ mòn” “xẻ héo” và hình ẩn dụ “ gốc liễu”, “ cành ngô” nhằm cực tả được tâm trạng cô đơn, lẻ bóng qua cách nhìn thế giới bên ngoài của người phụ nữ vắng chồng trong đêm khuya giá lạnh. Người chinh phụ với nỗi nhớ nhung sầu muộn đang bị thời gian hủy hoại cả về thể xác lẫn tinh thần.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì?

Trả lời:

Hinh ảnh bóng hoa theo bóng nguyệt (Cảnh hoa – nguyệt giao hòa) khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Nỗi trống vắng càng bào mòn con người bao nhiêu thì sự khát khao đang trỗi dậy trong thế giới tinh thần của người chinh phụ lại mạnh mẽ lên bấy nhiêu.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; cho biết nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “tiếng trùng mưa phun”: nỗi nhớ thương chồng nơi xa

- Phần 2. Tiếp đến “gió thốc ngoài hiên”: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Phần 3. Còn lại: Ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đôi lứa của người chinh phụ

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ trong việc thể hiện đề tài ở văn bản này.

Trả lời:

Đoạn trích được viết theo thể thơ: Song thất lục bát. Thể thơ ấy giúp cho bài thơ trở nên có nhạc điệu, hấp dẫn, nhiều cảm xúc nhằm giúp người đọc đi sâu vào thế giới nội tâm, thấu hiểu được cảm xúc của nhân vật.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

Trả lời:

- Nỗi lòng của người chinh phụ được thể hiện một cách buồn tủi, đau đớn và cô đơn đồng thời cũng là sự khát khao được hạnh phúc yêu thương.

- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy: do chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20.

Trả lời:

- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được gợi lên thông qua hình ảnh: sương, tuyết nhằm cho thấy tâm trạng giá buốt lạnh lẽo trong tâm hồn củn người chinh phụ.

- Hình ảnh so sánh "sương như búa", "tuyết dường cưa" kết hợp với động từ mạnh “bổ mòn” “xẻ héo” và hình ẩn dụ “gốc liễu”, “ cành ngô” đã cực tả được tâm trạng cô đơn, lẻ bóng qua cách nhìn thế giới bên ngoài của người phụ nữ vắng chồng trong đêm khuya giá lạnh. Người chinh phụ với nỗi nhớ nhung sầu muộn đang bị thời gian hủy hoại cả về thể xác lẫn tinh thần.

- Từ ngữ chỉ âm thanh

+ Tiếng chim gọi bạn

+ Âm thanh tiếng chuông chùa

+ Tiếng dế kêu trước cửa nhà,

+ Tiếng gió thốc

=> Những thanh âm ấy càng hiện rõ trong đêm khuya thì càng chính tỏ không gian tĩnh lặng đến tuyệt đối trong nỗi thao thức trằn trọc của người phụ nữ có chồng ra trận. Nỗi buồn của người chinh phụ tưởng như tan ra theo những thanh âm nhưng rốt cuộc vẫn không mất đi mà còn như lặn sâu hơn vào trong cõi lòng của người vợ nhớ chồng. => Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

- Hình ảnh bóng hoa theo bóng nguyệt (Cảnh hoa – nguyệt giao hòa) khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Nỗi trống vắng càng bào mòn con người bao nhiêu thì sự khát khao đang trỗi dậy trong thế giới tinh thần của người chinh phụ lại mạnh mẽ lên bấy nhiêu.

=> Cảnh vật không chỉ gợi lên nỗi cô đơn lẻ loi mà nó còn thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp tu từ, nhịp điệu thể song thất lục bát: Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” không chỉ là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đỉnh cao của thể thơ song thất lục bát. Ý thơ đăng đối; những hình ảnh trang nhã, gợi cảm kết hợp với nhịp thơ lục bát giàu âm điệu đã làm cho đoạn trích nói riêng hấp dẫn; Đồng thời, hệ thống những từ láy kết hợp với lối thơ vắt dòng và biện pháp điệp từ, điệp ngữ càng làm cho những câu thơ trở nên nặng trĩu tâm trạng, mở ra một nỗi buồn thương bao trùm lên cảnh vật.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ những hiểu biết về tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Trả lời:

Đọc đoạn trích Chinh phụ ngâm chúng ta bắt gặp những nỗi niềm tâm sự, những cảm xúc, tâm trạng mà cảm xúc, tâm trạng nào cũng khiến chúng ta xót xa trước nỗi cô đơn sầu tủi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi có chồng ra trận. Có những lưu luyến lúc chia tay:

“Nhủ rồi tay lại cầm tay,

Bước đi một bước giây giây lại dừng.”

Có cả những trống trãi cô đơn

“Cùng trông lại mà cùng .....hơn ai”

Có cả những ước mong, những nhớ nhung khao khát.

“Ước gì gần một tấc gang

Giải niềm cay đắng để chàng tỏ hay”

Qua đó, chúng ta xót thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng như trân trọng, đề cao niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

1 41 26/11/2024