Soạn bài Bếp lửa (trang 39) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Bếp lửa trang 39 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 49 01/12/2024


Soạn bài Bếp lửa

Bằng Việt

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thơ tự do, bên cạnh các yêu cầu chung về đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý:

+ Dòng thơ dài, ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần…

+ Nhịp điệu, biện pháp tu từ, từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ.

+ Sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Đọc trước bài thơ Bếp lửa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Bằng Việt.

- Em nhớ nhất kỉ niệm nào với người thân trong gia đình? Hãy chia sẻ điều đó.

Trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Bằng Việt:

+ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

+ Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

+ Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn.

+ Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

+ Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).

+ Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).

+ Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 - 2010.

+ Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

+ Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình:

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình của em là những buổi tối cả nhà quây quần bên nhau, cùng nhau ăn cơm và chia sẻ những câu chuyện vui vẻ. Trong một dịp Tết, em nhớ có lần cả gia đình cùng nhau làm bánh chưng. Bố mẹ và các anh chị em đều hào hứng tham gia, mọi người cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu, vo gạo, gói bánh. Tiếng cười nói rộn ràng, không khí ấm cúng khiến em cảm nhận rõ tình cảm gia đình đang gắn bó hơn bao giờ hết. Sau khi bánh được nấu chín, cả nhà cùng thưởng thức thành quả và chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng. Kỷ niệm ấy không chỉ đơn thuần là việc gói bánh mà còn là khoảnh khắc tuyệt vời về sự yêu thương, sẻ chia và gắn kết trong gia đình, để em mãi trân trọng và nhớ về sau này.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính:

Bài thơ viết về tình bà cháu, một tình cảm giản dị, gần gũi, thiêng liêng đối với hầu hết mọi người. Qua đó gửi gắm đến mọi người thông điệp rằng tình yêu thương sẽ luôn là ngọn lửa dẫn dắt con người trong cuộc sống, là động lực giúp ta sống tốt hơn.

Soạn bài Bếp lửa (trang 39) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Trả lời:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người cháu.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Trả lời:

Câu

Nhịp

Vần

1

3/4

Khổ 1: vần lưng, vần chân, vần liền

2

3/4

3

3/4

4

3/5

Khổ 2: vần chân

5

4/4

6

4/4

7

3/5

8

4/4

9

3/5

Khổ 3: vần chân

10

3/5

11

4/5

12

4/4

13

3/5

14

3/5

15

4/4

16

4/4

17

3/5

18

3/5

19

3/5

20

4/4

Khổ 4: vần chân

21

4/4

22

3/5

23

3/5

24

4/4

25

4/3/2

26

2/5

27

4/5

28

3/5

29

3/5

30

4/4

Khổ 6: vần chân

31

4/4

32

3/4

33

3/4

34

4/4

35

4/4

36

3/3/2

37

3/3/2

38

5/5

39

4/4

40

5/3

41

3/5

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý tính tự sự kết hợp với biểu cảm ở các dòng thơ 4-26.

Trả lời:

Trong những dòng thơ này, tính tự sự kết hợp với biểu cảm rất rõ nét. Câu thơ "Tám năm ròng" gợi lên khoảng thời gian dài đằng đẵng mà cháu đã sống cùng bà, khoảng thời gian này tuy khó khăn, nhọc nhằn nhưng luôn tràn đầy yêu thương và ấm áp. Ngọn lửa bếp lửa mà bà nhóm lên không chỉ là nguồn sống mà còn là biểu tượng cho tình cảm gắn bó, bền chặt giữa hai thế hệ. Tuổi thơ của cháu được khắc họa với hình ảnh bếp lửa, gắn liền với âm thanh của tiếng tu hú vang vọng trên cánh đồng, như một lời nhắc nhở người nông dân nhanh chóng ra ruộng để thu hoạch, thoát khỏi nỗi đói khát. Sự lặp lại từ "tu hú" ba lần càng làm nổi bật nỗi nhớ thương của tác giả, vì tiếng chim tu hú trong văn học thường mang ý nghĩa khắc khoải, gợi lên sự nhớ nhung sâu sắc. Âm thanh ấy không chỉ là một ký ức bình dị mà còn trở thành biểu tượng của tình yêu thương, sự chăm sóc và kỷ niệm đẹp giữa tác giả và bà.

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý những lời nói, việc làm của bà.

Trả lời:

Trong bài thơ, những lời nói và việc làm của bà đều thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương dành cho cháu. Lời nói của bà như “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố” thể hiện sự an tâm và động viên, bà muốn cháu hiểu rằng dù có khó khăn, gia đình vẫn luôn bên nhau. Câu “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ” cho thấy sự lo lắng của bà về những điều cháu sẽ viết, bà muốn bảo vệ cháu khỏi những nỗi buồn hay lo lắng không cần thiết. Khi bà nói “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” là một cách khẳng định rằng dù xa cách, gia đình vẫn giữ được sự yên ấm và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, việc làm của bà, “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,” không chỉ là công việc thường ngày mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự kiên trì và tình cảm sâu sắc mà bà dành cho gia đình. Ngọn lửa bếp không chỉ là nguồn sưởi ấm mà còn là biểu tượng cho ngọn lửa yêu thương, sự hy sinh và tình cảm gắn bó giữa bà và cháu. Những lời nói và việc làm của bà tạo nên một bức tranh đầy cảm xúc về tình cảm gia đình trong những năm tháng khó khăn.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.

Trả lời:

Trong đoạn thơ này, có thể xác định một số biện pháp tu từ như sau:

- Điệp ngữ: Sự lặp lại từ “nhóm” tạo nên nhịp điệu và làm nổi bật hành động của bà, cho thấy sự chăm sóc liên tục mà bà dành cho cháu và gia đình.

- Đảo ngữ: Câu “lận đận đời bà…” không chỉ tạo nên sự chú ý mà còn gợi lên những khó khăn, gian khổ mà bà đã trải qua trong suốt cuộc đời.

- Ẩn dụ: Cụm từ “nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm chung vui, nhóm dậy cả…” là cách thể hiện sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm của bà, cho thấy bà không chỉ nhóm lửa mà còn nhóm lên cả những cảm xúc, kỷ niệm và hạnh phúc trong cuộc sống.

=> Qua những biện pháp tu từ này, hình ảnh bà hiện lên không chỉ là một người phụ nữ lam lũ mà còn là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc và những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ, nơi bà đã dành trọn vẹn tình yêu thương cho gia đình.

Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc kính yêu sâu sắc của nhân vật trữ tình đối với người bà của mình. Hình ảnh bà không chỉ gắn liền với những kỷ niệm ấm áp của tuổi thơ mà còn là nguồn ánh sáng và hơi ấm trong cuộc sống của cháu. Trong tiềm thức, hình ảnh bà trở thành biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh và niềm an ủi. Cảm xúc này gợi lên một tình cảm vừa thiêng liêng vừa gần gũi, thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng mà nhân vật trữ tình dành cho bà – người đã tần tảo nuôi dưỡng và dạy dỗ mình trong suốt những năm tháng khó khăn. Khổ thơ cuối khắc họa rõ nét tâm tư yêu thương và nỗi nhớ nhung, đồng thời làm nổi bật giá trị của tình cảm gia đình trong cuộc sống của mỗi người.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?

Trả lời:

- Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự: hiện tạo – quá khứ - hiện tại.

- Cảm hứng chủ đạo chủ đạp của tác giả trong bài thơ là nỗi nhớ, tình thương, lòng kính trọng và biết ơn bà của người cháu.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện ra sao? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?

Trả lời:

Thời điểm

Chi tiết, hình ảnh

Ý nghĩa

Năm bốn tuổi

Cháu quen mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu...

Những tháng ngày cơ cực

Tám năm ròng

Tiếng tu hú, bà dạy cháu làm, chăm cháu học...

Bà cháu quấn quít bên nhau

Năm giặc đốt làng

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố", “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,”, “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"

Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con, cháu

=> Bà không chỉ là người nuôi nấng, chăm sóc cháu mà còn là chỗ dựa tinh thần của cháu. Tình yêu thương của bà trở thành nguồn sức mạnh to lớn cho cháu lớn khôn, trưởng thành.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa xuất hiện 12 lần trong bài thơ, là hình ảnh quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người bà và người cháu. Hình ảnh bếp lửa không chỉ là nơi bà nhóm lửa mỗi sớm mà còn gợi nhớ những kỷ niệm và sự chăm sóc của bà dành cho cháu.

- Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu nhớ đến bà bởi bếp lửa gắn liền với những hình ảnh về sự tần tảo, hy sinh và tình yêu thương của bà dành cho cháu trong suốt thời gian khốn khó. Ngọn lửa mà bà nhóm cũng chính là ngọn lửa niềm tin và sức sống mà bà truyền lại cho cháu.

- Bếp lửa mang ý nghĩa sâu sắc, biểu tượng cho tình yêu thương, sự che chở và niềm tin mà bà dành cho cháu. Bếp lửa là nơi thắp sáng tình cảm gia đình, là sự nối kết giữa các thế hệ, từ bà đến cháu, truyền tải những giá trị sống và niềm tin vào tương lai.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy xác định những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng của các hình ảnh đó. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ:

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

+ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Trong đó, em thích nhất hình ảnh bếp lửa nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi. Biện pháp tu từ có tác dụng mở rộng và nhấn mạnh ý nghĩa hình ảnh bếp lửa: không phải chỉ là bếp lửa bình thường mà là ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin, của những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống mà bà đã gieo mầm trong lòng cháu.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, những điều gì tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa?

Trả lời:

Theo em, những điều tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa là ngôn ngữ giàu tính biểu đạt; có sự kết hợp giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi, giàu liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. Qua đó thể hiện hình ảnh bà sống động, cụ thể từ lúc nhân vật "cháu" còn nhỏ đến lúc trưởng thành, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ và lòng biết ơn đối với bà.

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ bài thơ Bếp lửa, em hãy lí giải vì sao những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Trả lời:

Từ bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt, ta có thể thấy rằng những kỷ niệm và hình ảnh gắn bó với tuổi thơ, như bếp lửa trong bài thơ không chỉ là những ký ức bình dị mà còn ẩn chứa tình yêu thương, sự quan tâm và dạy dỗ từ những người thân yêu. Chúng nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nên nhân cách của mỗi người. Từ những điều giản dị ấy, con người học cách yêu thương, biết ơn và trưởng thành. Khi bước vào cuộc sống rộng lớn, đầy thử thách, những ký ức tuổi thơ trở thành nguồn sức mạnh tinh thần, giúp con người giữ vững niềm tin, tình yêu gia đình và sự kiên trì trong cuộc đời.

Bếp lửa trong bài thơ của Bằng Việt không chỉ là hình ảnh của hiện thực mà còn là biểu tượng của tình bà cháu, của những năm tháng khó khăn nhưng đầy ắp tình yêu thương. Từ đó, ngọn lửa ấy đã "tỏa sáng" trong tâm trí của người cháu, trở thành động lực, sức mạnh tinh thần nâng đỡ cháu trên hành trình dài sau này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 33

Quê hương

Thực hành tiếng Việt trang 41

Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân

Nhật kí đô thị hóa

Viết: Tập làm thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

Tự đánh giá: Nói với con

Hướng dẫn tự học trang 53

1 49 01/12/2024