Soạn bài Tổng kết về văn học Việt Nam (trang 127) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Tổng kết về văn học Việt Nam trang 127 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 146 01/12/2024


Soạn bài Tổng kết về văn học Việt Nam

I. Các bộ phận của văn học Việt Nam

Nước Việt Nam gồm nhiều dân tộc, dân tộc nào cũng có nền văn học của riêng mình. Văn học các dân tộc hợp lại thành nền văn học Việt Nam thống nhất trong đa dạng với hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Soạn bài Tổng kết về văn học Việt Nam (trang 127) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 2: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình bày hiểu biết của mình về văn học Việt Nam bằng một đoạn văn.

Trả lời:

Văn học Việt Nam là một kho tàng phong phú và đa dạng, được hình thành từ sự kết tinh giữa văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là những câu chuyện, bài ca, tục ngữ, ca dao, ... được truyền miệng từ đời này sang đời khác, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm của người dân. Còn văn học viết được ghi lại bằng chữ viết, trải qua nhiều giai đoạn sử dụng các loại chữ khác nhau như chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Văn học Việt Nam không chỉ đa dạng về hình thức mà còn phong phú về nội dung. Từ những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết nói về các vị anh hùng, những câu chuyện tình yêu cảm động, đến những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, văn học Việt Nam đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Em hiểu rằng, văn học Việt Nam là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người Việt. Việc tìm hiểu và khám phá văn học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của dân tộc, đồng thời rèn luyện tình yêu quê hương, đất nước.

Em rất muốn được tìm hiểu sâu hơn về văn học Việt Nam để khám phá những tác phẩm hay, những nhà văn tài năng và hiểu rõ hơn về giá trị của văn học đối với cuộc sống.

1. Văn học dân gian

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể; phản ánh nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội, con người. Văn học dân gian Việt Nam hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức thể loại. Thành tựu phong phú và nổi bật của văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng đặc sắc như kho tàng truyện cổ tích và ca dao của dân tộc Kinh; các sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê, Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường; truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái,…

Soạn bài Tổng kết về văn học Việt Nam (trang 127) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi trang 128 sgk Ngữ văn 9 Tập 2: Sơ đồ trên cho em biết những thông tin gì về văn học dân gian? Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học những thể loại nào trong sơ đồ? Hãy nêu ít nhất một tác phẩm văn học dân gian em đã được học của mỗi thể loại.

Trả lời:

- Sơ đồ trên cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về văn học dân gian Việt Nam. Văn học dân gian là sản phẩm của nhiều người sáng tạo, không có một tác giả cụ thể mà được sáng tạo và truyền miệng qua nhiều thế hệ. Điều này thể hiện tính tập thể trong sáng tác văn học dân gian. Văn học dân gian còn rất đa dạng về thể loại, bao gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, truyện thơ, chèo, tuồng, ... Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và hình thức. Các tác phẩm văn học dân gian thường được truyền miệng, không có bản ghi chép chính thức. Chúng được biểu diễn bằng nhiều hình thức như kể chuyện, hát, diễn kịch, ... và thường gắn liền với các nghi lễ, phong tục tập quán của cộng đồng.

- Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học những thể loại sau:

+ Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm

+ Cổ tích: Thạch Sanh; Em bé thông minh

+ Ca dao: Công cha như núi ngất trời, / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông; Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn; Yêu nhau như thể tay chân.

2. Văn học viết

Văn học viết Việt Nam nổi bật với những áng văn lừng lẫy như Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) và rất nhiều tác phẩm, tác giả tiêu biểu cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam từ thế kí X đến nay.

Văn học viết Việt Bam gồm hai thời kì lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại.

a) Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm văn học viết được hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Văn học trung đại Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo dựng được một truyền thống văn học đặc sắc với nhiều tên tuổi lớn: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, nhóm Ngô gia văn phái, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, …

Văn học trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều tác phẩm với những thể loại tiêu biểu như: thơ Đường luật, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm, hịch, chiếu, cáo, phú, văn tế, …

b) Văn học hiện đại là cách gọi chung cho văn học viết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay. Văn học hiện đại Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ, bao gồm:

- Giai đoạn từ đầu thế kí XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là giai đoạn có tốc độ phát triển nhanh, nhằm hiện đại hóa văn học Việt Nam với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng: văn xuôi có những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Trần Cư,…; thơ có các tác phẩm của Tản Đà, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Thế Lưc, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh. Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ, …; kịch có những tác phẩm của Vĩ Đình Long, Nam Xương, Vi Huyền Đắc, …

- Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, gồm:

+ Văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: nổi bật là văn học kháng chiến, kiến quốc. Văn học kháng chiến đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho các thể loại truyện, thơ, kí, kịch, … Ở thể loại truyện có các nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Phan Tứ, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Đỗ Chu, Sơn Tùng, Hà Ân,… Về thơ có các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Minh Huệ, Hoàng Trung Thông, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Anh Ngọc, Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm,… Ở thể loại kí có các tác giả như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Đào Hồng Cầm, … Thành tự vủa văn học Việt Nam 1945 – 1975 còn có sự đóng góp của các xu hướng văn học yêu nước và tiến bộ miền Nam với các nhà văn như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Nguyễn Hiến Lê, …

+ Văn học từ sau năm 1975 đến nay: văn học thống nhất và đổi mới, Cùng với sự đổi mới của đất nước, đặc biệt từ năm 1968, văn học có nhiều khởi sắc. Các nhà văn có nhiều đổi mới về cách viết trên cơ sở quan niệm toàn diện về con người, Về truyện, có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Nhật Ánh, Cao Duy Sơn, Trần Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy,…; về thơ có: Đinh Nam Khương, Y Phương, Mai Văn Phấn; Nguyễn Quang Thiều, Mai Liễu, Lò Cao Nhum, Nguyễn Linh Khiếu, …; về kí có: Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc, Xuân Ba, Văn Công Hùng, Huỳnh Như Phương, Đỗ Phấn, …; về kịch có: Xuân Trình, Lưu Quang Vũ, …

+ Văn học từ sau năm 1975 đến nay: văn học thống nhất và đổi mới. Cùng với sự đổi mới của đất nước, đặc biệt từ năm 1986, văn học có nhiều khởi sắc. Các nhà văn có nhiều đổi mới về cách viết trên cơ sở quan niệm toàn diện về con người. Về truyện, có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Nhật Ánh, Cao Duy Sơn, Trần Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy,…; về thơ có: Đinh Nam Khương, Y Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Mai Liễu, Lò Cao Nhum, Nguyễn Linh Khiếu, …; về kí có: Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc, Xuân Ba, Văn Công Hùng, Huỳnh Như Phương, Đỗ Phấn,…; về kịch có: Xuân Trình, Lưu Quang Vũ, …

Câu hỏi 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dựa vào nội dung trên, hãy trình bày các thông tin chính về văn học viết Việt Nam bằng một sơ đồ.

Trả lời:

Soạn bài Tổng kết về văn học Việt Nam (trang 127) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu tên một sản phẩm, tác giả của văn học Việt Nam thời trung đại và hiện đại có trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu sau:

Lớp

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

6

Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài),…

7

8

Mời trầu (Hồ Xuân Hương), …

9

Trả lời:

Lớp

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

6

À ơi tay mẹ (Bình Nguyên)

7

Sang thu (Hữu Thỉnh)

8

Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

Tôi đi học (Thanh Tịnh)

9

Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

Quê hương (Tế Hanh)

Câu hỏi 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thống kê một số thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu sau:

Trả lời:

Lớp

Thể loại văn học

Ví dụ về văn bản đã học

6

- Thơ lục bát

- Kí

- Truyện

- Thơ

- À ơi tay mẹ

- Trong lòng mẹ

- Bức tranh của em gái tôi

- Đêm nay Bác không ngủ

7

- Tiểu thuyết

- Thơ bốn, năm chữ

- Truyện ngụ ngôn

- Tản văn

- Người đàn ông cô độc giữa rừng

- Ông đồ

- Ếch ngồi đáy giếng

- Người ngồi đợi trước hiên nhà

8

- Truyện ngắn

- Thơ sáu, bảy chữ

- Truyện cười

- Hài kịch

- Thơ đường luật

- Truyện lịch sử

- Tôi đi học

- Đường về quê mẹ

- Treo biển

- Đổi tên cho xã

- Mời trầu

- Quang Trung đại phá quân Thanh

9

- Truyện thơ Nôm

- Truyện ngắn

- Truyện truyền kì

- Thơ tám chữ

- Thơ tự do

- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

- Làng

- Chuyện người con gái Nam Xương

- Quê hương

- Bếp lửa

II. Lịch sử văn học và việc đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản trước hết cần chú ý các yếu tố nội dung và hình thức trong văn bản. Bên cạnh đó, cần chú ý cả các yếu tố ngoài văn bản, trong đó có lịch sử văn học.Với học sinh cấp Trung học cơ sở, những thông tin cần thiết về lịch sử văn học baogồm thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và bối cảnh lịch sử - xã hội của mỗi giai đoạn, thời kì,...

- Thông tin về tác giả: Không phải tất cả các thông tin xung quanh tác giả đều cần cho việc đọc hiểu tác phẩm mà chỉ có một số thông tin có ý nghĩa. Ví dụ: Truyền thống quê hương, gia đình, cuộc sống từng trải,... có tác động rất lớn đến tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Nguyên Hồng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh nghèo khổ, ông thường rất dễ xúc động, rất dễ khóc trước những cảnh đời khổ nhục, nhất là số phận bi đát của người phụ nữ,... Vậy nên, dễ hiểu vì sao tác phẩm của ông luôn “khát khao sôi sục muốn nói cho hết nỗi khổ của loài người với một tình cảm nhân đạo thống thiết và mãnh liệt” (Nguyễn Đăng Mạnh).

- Bối cảnh lịch sử - xã hội và đối tượng người đọc của mỗi giai đoạn cũng giúp các em hiểu thêm về tác phâm. Mỗi tác phâm đều ra đời và chịu sự chi phối của bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá của mỗi giai đoạn. Các tác phẩm văn học dân gian ra đời từ rất sớm, phản ánh tâm hỗn và trí tuệ, tư tưởng và tình cảm của nhân dân lao động. Do sáng tác tập thê và truyền miệng nên văn học dân gian thường cô đúc, ngắn gọn, có nhiều dị bản; ngôn ngữ giản dị, trong sáng: ... Các tác phẩm trung đại ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến thịnh vượng (thời Lý, Trần, Lê) phản ánh rõ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc (Sông mi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô....). Các tác phâm ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn đều ¡n dấu ấn của chủ nghĩa nhân đạo, đấu tranh vì quyền sống của con người (Truyện Kiêu, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương....). Văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, các tác giả chủ yếu là những người xuất thân từ “cửa Không, sân Trình” nên rất chú trọng điển tích, điển cố, cách viết ước lệ, quy phạm (thơ Đường luật, truyện truyền kì, tiêu thuyết chương hồi, ...).

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Để hiểu tác phẩm văn học, khi đọc, cần chú ý những yếu tố nào? Những yếu tố nào về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm?

Trả lời:

- Những yếu tố cần chú ý khi đọc hiểu tác phẩm văn học:

+ Các yếu tố nội dung:

Đề tài: Văn bản viết về vấn đề gì?

Chủ đề: Ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm.

Nhân vật: Đặc điểm tính cách, hành động, tâm lý của nhân vật.

Cốt truyện: Diễn biến sự kiện trong tác phẩm.

Không gian, thời gian: Bối cảnh diễn ra các sự kiện.

+ Các yếu tố hình thức:

Ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

Cấu trúc: Cách sắp xếp các ý, các đoạn văn.

Thể loại: Thể loại văn học (thơ, truyện, kịch,...) có những đặc trưng riêng.

+ Các yếu tố ngoài văn bản:

Tác giả: Quan điểm, tư tưởng của tác giả.

Bối cảnh lịch sử - xã hội: Thời đại, sự kiện lịch sử, tình hình xã hội tác động đến tác phẩm.

Đối tượng người đọc: Tác phẩm được viết cho ai? Mục đích của tác giả khi sáng tác.

Truyền thống văn học: Tác phẩm chịu ảnh hưởng của những tác phẩm trước đó như thế nào.

- Những yếu tố về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm:

+ Thông tin về tác giả:

Quan điểm, tư tưởng: Giúp ta nắm bắt được ý đồ của tác giả khi sáng tác.

Truyền thống gia đình: Ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và thể hiện thế giới của tác giả.

+ Bối cảnh lịch sử - xã hội:

Thời đại: Mỗi thời đại có những đặc trưng văn hóa, xã hội khác nhau, ảnh hưởng đến nội dung và hình thức của tác phẩm.

Sự kiện lịch sử: Các sự kiện lịch sử lớn thường là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều tác giả.

Tình hình xã hội: Cuộc sống của con người, các vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm.

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy nêu và phân tích sự chi phối của kiến thức lịch sử văn học đối với việc đọc hiểu một văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở.

Trả lời:

* Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, chúng ta cần đặt câu chuyện vào bối cảnh lịch sử cụ thể, đó là thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Bối cảnh lịch sử:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt, nhân dân ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ.

+ Tình hình chiến tranh đã tác động sâu sắc đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng quê.

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm là những giá trị cao đẹp được đề cao.

- Ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử đến việc đọc hiểu:

+ Sự mâu thuẫn nội tâm của nhân vật ông Hai: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai vô cùng đau khổ, day dứt. Đây không chỉ là nỗi đau cá nhân mà còn là nỗi đau chung của những người dân yêu nước khi chứng kiến quê hương mình bị kẻ thù xâm chiếm.

+ Tình yêu làng quê: Tình yêu làng quê của ông Hai không chỉ là tình cảm riêng tư mà còn là biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc. Ông yêu làng, yêu đất nước và sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Ý nghĩa của cái kết: Cái kết của truyện với hình ảnh ông Hai trở lại làng, dù đã bị thực dân Pháp đốt phá, vẫn không hề hờn giận, cho thấy sức mạnh của tình yêu làng quê, của ý chí cách mạng.

- Như vậy, khi hiểu rõ bối cảnh lịch sử, chúng ta sẽ:

+ Giải thích được hành động, tâm lý của nhân vật: Vì sao ông Hai lại đau khổ đến vậy khi nghe tin làng mình theo giặc? Vì sao ông lại có niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến?

+ Nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm: "Làng" không chỉ là câu chuyện về một người nông dân mà còn là câu chuyện về tình yêu quê hương, đất nước, về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Đánh giá đúng giá trị của tác phẩm: "Làng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, phản ánh sinh động cuộc sống của người dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tổng kết về tiếng Việt

1 146 01/12/2024