Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (trang 5) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương trang 5 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 376 01/12/2024


Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 5 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì, bên cạnh các yêu chung về đọc hiểu văn bản truyện theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý thêm những yếu tố sau:

+ Phát hiện và đánh giá ý nghĩa, tác dụng của các yếu tố lạ, kì ảo (nhân vật thần, tiên, ma quỷ; cõi tiên, địa ngục, thuỷ cung…).

+ Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố thực và yếu tố kì lạ, kì ảo trong văn bản, qua đó, tìm hiểu, xác định quan điểm, thái độ của người viết.

+ Suy nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập truyện Truyền Kì mạn lục.

- Đọc toàn bộ văn bản và ghi lại những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em.

Trả lời:

- Thông tin về tác giả Nguyễn Dữ:

+ Nguyễn Dữ hay có tên gọi khác là Nguyễn Dư, ông là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa có tài liệu nào xác định năm sinh và năm mất của Nguyễn Dữ, người ta chỉ biết theo dân gian lưu truyền thì ông sống cùng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), và bạn học là Phùng Khắc Khoan (1528-1613), tức là vào khoảng thế kỷ 16, vào thời Lê Sơ và thời Mạc.

+ Từ nhỏ, Nguyễn Dữ đã là một người rất chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức là thi đỗ Cử nhân), ông làm quan dưới triều nhà Mạc, sau đó về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú). Tuy nhiêm, mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, ông lấy cớ về nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó ông không bước chân xuống đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.

+ Phần thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt.

- Thông tin về tập truyện Truyền Kì mạn lục:

+ Sáng tác duy nhất của ông là tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. Tác phẩm ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền. Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh. Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký). Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một “thiên cổ kỳ bút”.

+ Truyền kỳ mạn lục là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải một công trình ghi chép đơn thuần. Mỗi câu chuyện trong tác phẩm đều thể hiện một quan điểm chính trị, một triết lí nhân sinh, một ý tưởng đạo đức sâu sắc của tác giả. Qua tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Tác phẩm cũng thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, đồng thời khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thực ẩn dật đương thời. Nó không chỉ là những mong muốn của tác giả mà còn là nỗi lòng của người dân mong muốn sự công bình, sự bác ái,… mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩyđến bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi bày và làm sáng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm còn thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân: Người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, chỉ là ở một thế giới huyền bí.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (trang 5) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 5 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

* Nhân vật Vũ Nương:

+ Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na,

+ Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp Người phụ nữ đẹp người đẹp nết.

+ Tác giả giới thiệu bao quát từ vẻ đẹp bên ngoài đến phẩm chất bên trong.

+ Khi sống với chồng: nàng giữ gìn khuôn phép, thu xếp gia đình luôn thuận hoà êm ấm (Trương Sinh có tính...đến thất hoà)

* Nhân vật Trương Sinh: “đối với vợ phòng ngừa quá sức”: Tâm trạng khi trở về có phần nặng nề không vui “Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ…”

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người vợ muốn nhắn gửi điều gì với chồng qua lời tiễn đưa này?

Trả lời:

Qua lời tiễn đưa này, người vợ bộc lộ tình cảm đằm thắm thiết tha đồng thời muốn nhắn gửi mong muốn rằng chồng sớm bình an trở về, cảm thông với những gian lao mà chồng sẽ gặp nơi chiến trận “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám...cánh hồng bay bổng”.

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình huống bất ngờ nào xuất hiện?

Trả lời:

Tình huống bất ngờ xuất hiện trong truyện là khi Trương Sinh trở về nhà sau thời gian dài đi lính. Niềm vui đoàn tụ chưa kéo dài bao lâu thì bé Đản, con trai của Trương Sinh, đã buột miệng nói rằng: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít...” Câu nói này đã khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ mình không chung thủy, dẫn đến bi kịch gia đình.

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người vợ đã nói gì khi bị chồng nghi ngờ?

Trả lời:

Khi bị chồng nghi ngờ:

- Nàng đã phân trần với chồng mong chồng hiểu:

+ Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khó… cho thiếp”

Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong sáng cầu xin chồng không nên nghi oan cho mình.Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

+ Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩ … Vọng Phu kia nữa” Nỗi dau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát,…)

+ Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh … phỉ nhổ”.

Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây cũng là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí.

- Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý

Khắc hoạ tâm lý và tính cách nhân vật.

Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý các chi tiết kì ảo trong phần (3).

Trả lời:

Những yếu tố kỷ ảo trong phần (3):

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi …gặp Vũ Nương … được đưa về dương thế.

- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

Câu 6 (trang 9 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vũ Nương là ai? Chi tiết nào không có thật?

Trả lời:

- Vũ Nương chính là Vũ Thị Thiết, một người phụ nữ hiền lành, đức hạnh, vợ của Trương Sinh, trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

- Chi tiết không có thật: Đoạn nói về việc Vũ Nương được các nàng tiên dưới thủy cung cứu là hư cấu. Cô kể rằng: "Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá, còn đâu mà gặp ông." Đây là chi tiết mang tính chất kỳ ảo, không thể xảy ra trong thực tế, nhằm tăng thêm tính huyền bí cho câu chuyện.

Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Truyện kết thúc như thế nào?

Trả lời:

- Truyện Người con gái Nam Xương kết thúc khi Trương Sinh nghe Phan Lang kể về việc gặp Vũ Nương dưới thủy cung và nhận ra vợ mình bị oan. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang để cầu mong vợ trở về. Vũ Nương xuất hiện, ngồi trên một chiếc kiệu hoa, ẩn hiện giữa dòng sông, nói lời tạ từ với chồng: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa." Sau đó, nàng vĩnh viễn trở về cõi tiên.

- Kết thúc này mang tính chất hư ảo và bi thương, nhưng phần nào đó có hậu khi oan khuất của Vũ Nương được giải bày, dù nàng không thể sống lại trong cuộc đời trần thế.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Trả lời:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê tại Nam Xương, tính tình thông minh dịu dàng, tư dung đẹp đẽ khi được Trương Sinh đem lòng yêu thương đã bàn với mẹ dâng trăm lạng vàng lấy nàng về vợ. Nhưng chồng có tính ghen tuông thất thường nên Vũ Nương hết sức giữ khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh nên Trương Sinh chuyển ra ngoài lính. Ngày chồng ra quân đi lính, nàng thề nguyện ở nhà chăm sóc thật tốt cho bố mẹ chồng, không mong chồng mang về vinh hoa phú quý, chỉ cần chồng bình an trở về. Tấm lòng thảo thơm của nàng không những được bố mẹ chồng công nhận mà tất thảy người dân trong vùng cũng đều ngưỡng mộ. Ngày mẹ chồng mất, nàng lo ma chay tươm tất và một thân một mình nuôi dạy con thơ. Những tưởng hạnh phúc sẽ về với nàng nào ngờ ngày nàng chờ đợi là ngày nàng lại gánh chịu một mối đau không thể nuốt trôi. Khi đưa con ra mộ mẹ thì Trương Sinh mới phát hiện con mình có một người nữa mà đêm đêm cũng đến và tìm đến nhà chàng chửi mắng thậm tệ rồi xua đuổi Vũ Nương rời khỏi nhà mặc kệ cho hàng xóm dù nàng đã hết lời phân trần. Để bảo vệ danh tiết của mình, nàng đã chọn cái chết bằng cách gieo mình xuống sông. Vũ Nương treo cổ tự vẫn tại bến Hoàng Giang được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu thoát rồi mang về nuôi trong động rùa. Về nhà, đêm tối bóng Trương Sinh đóng trên vách nghe con kêu cha Trương Sinh mới phát hiện ra được sự oan ức của vợ thì đã muộn màng. Hiện dưới thủy cung, Vũ Nương đều hướng đến gia đinh với sự trợ giúp của Linh Phi và Phan Lang (người trong làng). Vũ Nương được Trương Sinh mở đàn trừ tà tại bến Hoàng Giang. Sự quay trở lại của nàng hết sức rực rỡ lúc ẩn lúc hiện và biến mất.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khắc họa nhân vật Vũ Nương, qua đó, nêu nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật này.

Trả lời:

Các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khắc họa nhân vật Vũ Nương:

- Khi xa chồng:

* Đối với chồng:

Nàng là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết; nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng, luôn ngóng trông tin tức của chồng “khi bướm lượn đầy trời mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể k thể nào ngăn được”.

* Đối với mẹ chồng:

- Nàng là con dâu hiền thảo, hết lòng thương yêu chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau “nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật...khuyên lơn”.

- Nàng lo lắng chu toàn khi mẹ chồng mất “nàng hết lời thương xót...như đối với cha mẹ đẻ mình”.

* Khi bị chồng nghi oan:

- Nàng đã phân trần với chồng mong chồng hiểu:

+ Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khó… cho thiếp”

Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong sáng cầu xin chồng không.

+ Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩ … Vọng Phu kia nữa” Nỗi dau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát,…)

- Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh … phỉ nhổ”.

Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây cũng là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí.

- Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý

Khắc hoạ tâm lý và tính cách nhân vật.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Trả lời:

Những yếu tố kỷ ảo trong văn bản:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi …gặp Vũ Nương … được đưa về dương thế.

- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

Tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản:

- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời,khát khao được phục hồi danh dự.

- Tạo nên một phần kết thúc có hậu: ước mơ của nhân dân ta về sự công công bằng: Người tốt dù phải chịu oan khuất rồi cuối cùng cũng được giải oan

- Chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng … lúc ẩn, lúc hiện …bóng nàng loáng loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

=> Đây chỉ là ảo ảnh.

=> An ủi cho số phận của Vũ Nương, đồng thời một lần nữa tố cáo xã hội phong kiến: Trong xã hội ấy, người phụ nữ đức hạnh chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở những nơi xa, xăm huyền bí.

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường trong văn bản.

Trả lời:

* Yếu tố thực:

- Truyện được sáng tác dựa trên câu chuyện dân gian có thật, thể hiện ý đồ của Nguyễn Dữ mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, phản ánh xã hội phong kiến bất công thời ông sống (thế kỷ XVI).

- Chiến tranh, loạn lạc là bối cảnh thực tế, gây ra sự chia lìa giữa Trương Sinh và gia đình, dẫn đến bi kịch.

- Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ: Trương Sinh được quyền nghi ngờ, áp đặt, và ruồng rẫy vợ mà không cần bằng chứng, trong khi Vũ Nương, dù trung thành và hiếu thảo, phải chịu chết oan.

* Yếu tố kỳ ảo:

- Chi tiết kỳ ảo thứ nhất: Giấc mộng của Phan Lang và việc cứu rùa:

+ Phan Lang mộng thấy có người xin tha mạng cho chú rùa xanh, sau đó cứu rùa, không ngờ rùa chính là Linh phi của thủy cung.

+ Chi tiết này mở ra sự xuất hiện của thế giới thủy cung huyền bí và tạo cầu nối cho Vũ Nương và Phan Lang gặp lại nhau.

- Chi tiết kỳ ảo thứ hai: Linh phi cứu Vũ Nương và Phan Lang dưới thủy cung:

+ Linh phi cứu Vũ Nương sau khi nàng nhảy sông tự vẫn, đưa về sống ở thủy cung.

+ Khi Phan Lang gặp nạn, cũng được Linh phi cứu và gặp lại Vũ Nương. Phan Lang trở thành người mang tín vật của Vũ Nương về nhân gian, báo tin cho Trương Sinh.

- Chi tiết kỳ ảo thứ ba: Vũ Nương trở về trong màn sương:

Sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trên bến sông, ngồi trên chiếc kiệu hoa, ẩn hiện trong làn sương khói mờ ảo, nói lời tạ từ rồi biến mất vĩnh viễn.

Như vậy, cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện. Các yếu tố này được đưa xen kẽ với những yêu tố thực (Về địa danh,về thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiên lịch sử, trang phục của cácmỹ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương).

Thế giới kỳ ảo gần với cuộc sống đời thực,làm tăng thêm độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì?

Trả lời:

Văn bản thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chếđộ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

Trả lời:

Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" đã để lại trong em nhiều ấn tượng và bài học nhân sinh sâu sắc. Trước hết, tác phẩm phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ phải sống trong tình trạng phụ thuộc vào chồng, không có tiếng nói và bị đè nặng bởi những định kiến khắc nghiệt, đến nỗi không thể tự giải oan khi bị nghi ngờ. Như Vũ Nương, dù chung thủy và hiền thục, cuối cùng vẫn không thể giành lại được hạnh phúc cho mình. Bài học thứ hai mà em nhận ra là vẻ đẹp phẩm chất của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Những người như Vũ Nương không chỉ có tấm lòng thơm thảo, luôn chăm lo cho gia đình chồng mà còn có đức hy sinh, lòng chung thủy và sự trong sạch đáng trân trọng. Cuối cùng, câu chuyện cũng nhấn mạnh rằng hôn nhân và hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu cả hai vợ chồng không tin tưởng và hiểu nhau, thì những hiểu lầm có thể dẫn đến bi kịch. Thêm vào đó, chiến tranh cũng là một yếu tố gây ra sự chia cắt, không chỉ về mặt địa lý mà còn về tình cảm, gián tiếp phá hủy hôn nhân và gia đình. Từ đó, em thấy rằng những bài học về tình yêu, sự tin tưởng và phẩm chất của con người trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống ngày nay.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 3

Vụ cải trang bất thành

Thực hành tiếng Việt trang 17

Dế chọi

Viết: Viết truyện kể sáng tạo

Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Tự đánh giá: Gói thuốc lá

Hướng dẫn tự học trang 32

1 376 01/12/2024