Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 64 01/12/2024


Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 Tập 2

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm đọc thêm các bài thơ tám chữ và thơ tự do khác. Ghi lại những đoạn / khổ / dòng thơ mà em yêu thích và nêu cảm nghĩ của em về những đoạn / khổ / dòng thơ đó

Trả lời:

- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn.”

Hai dòng thơ này đã để lại trong em nhiều suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người và quê hương. Đất chỉ là "nơi đất ở" khi ta chưa rời xa, nhưng khi ta xa quê, ta mới cảm nhận được hết giá trị của quê hương, nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm và tình cảm thiêng liêng. Sự thay đổi trong cách nhìn của con người về quê hương qua những trải nghiệm sống thực sự rất thấm thía và sâu sắc.

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

Khổ thơ này thể hiện khát vọng nhỏ bé nhưng chân thành của tác giả, mong muốn được sống một cuộc đời giản dị, góp phần nhỏ bé của mình vào vẻ đẹp chung của cuộc sống. Hình ảnh "con chim hót", "cành hoa", và "nốt trầm xao xuyến" là những hình ảnh rất nên thơ, gợi lên cảm giác thanh thản, bình yên. Khát vọng sống có ích và lặng lẽ đóng góp của mỗi con người là điều mà em cảm nhận được từ khổ thơ này.

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm đọc thêm các bài viết/ nghiên cứu về các văn bản thơ tám chữ và thơ tự do đã học ở bài này.

Trả lời:

Bài nghiên cứu về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:

Ở miền Bắc vào những năm 1958 - 1960 có phong trào vận động nhân dân miền xuôi - chủ yếu là thanh niên lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Chính sự kiện kinh tế - xã hội này đã gợi cảm hứng giúp Chế Lan Viên sáng tác bài Tiếng hát con tàu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ là khúc hát thể hiện khát vọng trở về với nhân dân, hoà nhập vào cuộc sống lớn của đất nước, của tình nghĩa nhân dân vĩ đại. Đó cũng là tìm về với ngọn nguồn của hồn thơ.

Tiếng hát con tàu với hai khổ thơ mở đầu là sự trăn trở, lời giục giã mời gọi lên đường. Tiếp đó, chín khổ thơ giữa là hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến, thể hiện khát vọng về với nhân dân. Sau cùng, bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đường say mê náo nức.

Để hiểu được bài thơ này trước hết cần hiểu hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh "con tàu" và hình ảnh "Tây Bắc".

Thực tế thì chưa hề có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Con tàu ở bài thơ là biểu tượng cho khát vọng lên đường với cuộc sống bao la, nhân dân vĩ đại, đến với ước mơ cao đẹp, ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Vì vậy mà có những câu thơ: Khi lòng ta đã hoá những con tàu, Tàu đói những vầng trăng, Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi, Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép, Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia...

Còn hình ảnh "Tây Bắc" không chỉ là Tây Bắc mà đó còn là Tổ quốc bao la, nơi có cuộc sống gian lao vất vả mà thắm đượm nghĩa tình với muôn vàn kỉ niệm không thể nào quên. Lên Tây Bắc cũng có nghĩa là trở về với chính lòng mình, tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, tình nghĩa sâu nặng đối với nhân dân và đất nước! Vì vậy mà có những câu thơ:

Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát,

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?

Trên Tây Bắc! ôi mười năm Tây Bắc,

Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng.

Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất,

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ...

Hiểu được ý nghĩa hai hình ảnh biểu tượng cơ bản trên chúng ta sẽ hiểu được ngay tên của bài thơ và các câu thơ đề từ, thấy được tính khái quát rộng hơn, vượt lên các sự vật cụ thể cùa bốn câu thơ ấy.

Ngay sau lời đề từ đã là lời giục gĩa mời gọi lên đưòng với những câu hỏi dồn dập lay gọi, hối thúc, khích lệ sự ra đi. Giọng hối hả, hăm hờ bộc lộ ở những lời tự chất vấn đầy trăn trở của chính nhà thơ:

- Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

- Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

- Tàu gọi anh đi, sao chừa ra đi?...

Ở đây có sự phân thân của chủ thể trữ tình. Anh là người khác mà cũng là chính mình. Nhà thơ tự vấn mà nghe như đang thuyết phục ai. Chính điều này cộng với nhiều phép đối lập (bạn bè đi xa / anh giữ trời Hà Nội, Đất nước mênh mông/ đời anh nhỏ hẹp, thơ/ lòng đóng khép...) đã thể hiện sinh động ý tưởng tác giả, cuộc sống mới đang mời gọi, thôi thúc người nghệ sĩ vượt ra khỏi cuộc đời nhỏ hẹp quẩn quanh. Tiếp đó là hồi tường những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến. Phần này, nhà thơ gợi lên được những kỉ niệm thiêng liêng, đẹp đẽ trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp của mảnh đất Tây Bắc anh hùng.

Nói về cuộc kháng chiến chống Pháp, lời thơ Chế Lan Viên chứa chan một ân tình sâu nặng. Thời kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa, Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường". Điều này dễ hiểu. Bởi vì đối với nhà thơ và các văn nghệ sĩ tiền chiến sau 1945 đi cùng cách mạng thì cuộc kháng chiến chống Pháp có một ý nghĩa đặc biệt là đã đánh dấu sự chuyển biến của cả cuộc đời lẫn con đường nghệ thuật của họ hoà nhập vào sự nghiệp của nhân dân và cách mạng.

Lên Tây Bắc là về lại với những kỉ niệm thiết tha máu thịt trong lòng minh, đảnh thức dậy không chỉ những hồi tưởng quá khứ mà cả khát vọng trong hiện tại với bao cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Lên với Tây Bắc là trở về và hoà nhập với cuộc sống bao la của đất nước, của tình nghĩa nhân dân vĩ đại.

Nhằm thể hiện ý nghĩa sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc trở về đó, nhà thơ dùng đến năm hình ảnh so sảnh tiếp liền nhau:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cò đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Các hình ảnh so sánh trên, hình ảnh nào cũng đơn sơ, gần gũi và gợi cảm biết bao. Trong hồi tưởng của Chế Lan Viên, nhân dân đã thể hiện mối quan hệ ruột thịt thân thiết, những người mà nhà thơ gọi là anh, là em, là mế (mẹ). Đó là hình ảnh cụ thể của những con người: người anh du kích, đứa em nhỏ liên lạc, bà mế già, cô em gái... Họ đều một lòng một dạ, chiến đấu hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa qua. Nhà thơ đã khắc hoạ hinh ảnh những con người này gắn liền với những đóng góp thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn. Từ hình ảnh người anh du kích với chiếc áo nâu vá rách cởi lại cho con đến hình ảnh thằng em liên lạc xông xáo rừng thưa băng, rừng rậm chờ, từ bản Na qua bản Bắc mười năm ròng rã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cảm động biêt mấy là cảnh bà mế già đêm đêm cời bếp lửa hồng ân cần chăm sóc đứa con chiến sĩ suốt một mùa dài!.

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Đang là hình ảnh xây dựng theo lối tả thực cụ thể nhưng đặc biệt điển hình là cô em gái nuôi quân, Chế Lan Viên bỗng có những liên tưởng bất ngờ về vẻ đẹp:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Nỗi hoài tưởng Tây Bắc với những kỉ niệm đượm thắm nghĩa tình vừa nói ,nhà thơ dẫn tới những suy ngẫm sâu sắc có tính khái quát cao:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Đến đây âm hưởng bài thơ càng trở nên sôi nổi và lôi cuốn. Tiếng thôi thúc của Tây Bắc, của đất nước, của nhân dân và của đời sống cũng la tiếng của lòng người, lòng nhà thơ tha thiet mời gọi: Đất nước gọi ta hay lòng ta goi?

Lên với Tây Bắc đã là niềm khát khao cháy bỏng. Mau hãy lên đường để đến với những tình cảm ruột rà thân thiết "Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ". Lên với Tây Bắc để thấy sự xây dựng mới "Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội, Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga" và để tìm lấy nguồn cảm hứng đầy mộng tưởng nên thơ :

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

Nay ta về, ta láy lai vàng ta

Lấy cả những cơn mơ?

Ai bao con tau không mộng tưởng?

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

Một đặc điểm nổi bật của thơ Chế Lan Viên thể hiện ngay trong bài Tiếng Hát con tàu đã là sự kết hợp một xúc cách hài hòa giữa chất trí tuệ và chữ tình, giữa cảm xúc suy tưởng chân thành và trí tuệ sâu sắc sự trải nhiệm và những khái quát cao.

Tiếng hát con tàu là bài thơ tiêu biểu cho phóng cách sáng tác của Chế Lan Viên. Thơ ông hàm súc, mang chất trí tuệ lại được trang phục bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và truyền cảm. Giọng thơ tha thiết, đằm thắm. Đến với nhân dân, sống trong lòng nhân dân là trở về cội nguồn hạnh phúc để cống hiến và sáng tạo. Bài học về tình nghĩa, về thủy chung trong tình yêu được diễn tả một cách thấm thìa. Những tình cảm sâu sắc ấy và chân thành ấy là tấm lòng của thi sĩ đối với đất nước và nhân dân được diễn tả một cách tài hoa, giàu cá tính sáng tạo trong bài thơ "Tiếng hát con tàu".

Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nghe thêm những ý kiến của thầy cô, bạn bè,… về một bài thơ tám chữ, chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến đó.

Trả lời:

- Ý kiến: Bài thơ "Nói với con" của Y Phương không chỉ thể hiện tình cảm cha con sâu sắc mà còn khắc họa được vẻ đẹp văn hóa và con người vùng núi. Hình ảnh "người đồng mình" được thể hiện qua những câu thơ giản dị, chân thành, mang đậm âm hưởng dân tộc và sự gắn bó với quê hương.

- Ý kiến rất thuyết phục vì nó thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Sự kết nối giữa tình cảm gia đình và bản sắc văn hóa đã tạo nên một bức tranh đầy ý nghĩa, giúp người đọc cảm nhận được sự quý giá của tình cảm cha con và những giá trị văn hóa của dân tộc. Những câu thơ của Y Phương không chỉ đơn thuần là những dòng chữ, mà là những nhịp đập của trái tim, là tiếng lòng của những người cha đang dõi theo bước đi của con cái mình, khắc sâu trong tâm trí người đọc hình ảnh về một quê hương nghèo khó nhưng đầy tự hào.

Việc nhấn mạnh hình ảnh "người đồng mình" cho thấy tác giả không chỉ dừng lại ở việc thể hiện tình cha con mà còn mở rộng ra những giá trị văn hóa, tinh thần của cộng đồng. Điều này giúp người đọc thấy được sức mạnh và sự kiên cường của những con người sống trên những vùng đất gian khó. Họ không chỉ là những người lao động chăm chỉ mà còn là những con người với lòng tự hào lớn lao về bản sắc văn hóa dân tộc. Sự kiên cường ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là động lực giúp họ vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống thường nhật.

Nhận định cũng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca đối với tài năng của Y Phương trong việc sử dụng ngôn ngữ giản dị để diễn tả những cảm xúc sâu sắc, qua đó khẳng định giá trị của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam. Sự giản dị nhưng đầy chiều sâu trong từng câu chữ không chỉ chạm đến trái tim người đọc mà còn khơi gợi những cảm xúc chân thành và sâu sắc về quê hương và gia đình. Đó là điều mà nhiều tác phẩm văn học khác chưa chắc đã đạt được.

Như vậy, ý kiến về bài thơ "Nói với con" không chỉ thể hiện sự đánh giá cao về nội dung mà còn tôn vinh nghệ thuật của tác giả, qua đó giúp học sinh nhận thức rõ hơn về vẻ đẹp của thơ ca và tình cảm gia đình. Bài thơ trở thành cầu nối giữa thế hệ đi trước và thế hệ trẻ, là nguồn cảm hứng để mỗi người, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng luôn nhớ về quê hương, nhớ về cha mẹ, và tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 33

Quê hương

Bếp lửa

Thực hành tiếng Việt trang 41

Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân

Nhật kí đô thị hóa

Viết: Tập làm thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

Tự đánh giá: Nói với con

1 64 01/12/2024