Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy (trang 92) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy trang 92 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 67 01/12/2024


Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy

Vi Huyền Đắc

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 92 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Đình công và nổi dậy, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vi Huyền Đắc.

- Đọc nội dung giới thiệu về vở kịch Kim tiền dưới đây để hiểu bối cảnh đoạn trích.

Trả lời:

* Thông tin về tác giả Vi Huyền Đắc:

Vi Huyền Đắc sinh ngày 18-12-1899 tại xã Trà Cổ, huyện Hải Ninh (nay là phường Trà Cổ, TP Móng Cái), mất ngày 10-8-1976 tại Hà Nội. Chuyện rằng, lúc sơ sinh, ông là một người khó nuôi, nên các cụ thân sinh “bán khoán” vào làm con Đức Thánh Trần ở đền Kiếp Bạc, mang họ tên Trần Văn Đắc theo vị danh tướng họ Trần. Đến 10 tuổi mới “tháo khoán” trở lại họ Vi.

Từ thuở nhỏ, cậu bé Đắc học chữ Pháp và chữ Hán, tốt nghiệp Thành Chung tại Hải Phòng, vào học trường Kỹ Nghệ. Vì thích văn chương, ông tự học chữ quốc ngữ. Khoảng năm 1923-1924, ông vào Sài Gòn làm báo, ở cùng nhà thơ Tản Đà và nhà văn Lê Văn Trương. Giai đoạn này, ông viết một số bài báo có xu hướng tiến bộ. Đang ấp ủ nhiều dự định thì cha ốm nặng nên gia đình gọi ông về Hải Phòng giao cho ông thừa kế sản nghiệp.

Về Bắc, ông cưới vợ, trông nom cơ nghiệp, nối tiếp bố làm thầu khoán, khai thác mỏ và viết văn, viết kịch. Tại Hải Phòng ngày ấy, ông thừa kế một sản nghiệp lớn, có đội thuyền đến 120 chiếc chở đá clinker cho Nhà máy xi măng Hải Phòng, có cổ phần nhà máy, có mỏ đá vôi và nhiều tài sản khác, nên ông có điều kiện vừa viết lách, vừa mở nhà in để xuất bản sách của mình và của bạn bè rất thoải mái. Sau đó ông càng ngày càng thấy say mê văn nghiệp hơn doanh nghiệp, nên bán đi những cổ phần doanh nghiệp của bố để lại để chuyên tay sáng tác. Ngoài dịch văn học, trước sau ông đã có trên 20 vở kịch vừa sáng tác vừa dịch của nước ngoài. Thời kỳ trước 1945 là thời kỳ ông viết khoẻ nhất.

Các vở có tiếng vang trong cả nước như: Uyên ương (1927), Hoàng Mộng Điệp (1928), Cô đầu Yến, Cô đốc Minh, Hai tối tân hôn (1929), Nghệ sĩ hồn (1923), Kinh Kha (1934), Kim tiền (được giải thưởng Tự lực văn đoàn 1937), Ông Ký Cóp, Trường hận và Samurai (Giải thưởng của viện Hàn lâm Nice, Pháp 1936-1937), Lệ Chi Viên (1934), Khóc lên tiếng cười (1943) v.v..

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông tản cư về vùng tự do ở Yên Mô (Ninh Bình). Tại đây, ông đã tham gia viết kịch cho đội kịch địa phương và công tác báo chí, văn hoá, kịch nghệ. Sau đó, vì sốt rét nặng, ông trở về Hải Phòng rồi năm 1954 thì vào Nam, sống chủ yếu bằng nghề dịch thuật, viết văn và dạy học ở trường Quốc gia âm nhạc kịch nghệ Sài Gòn. Sau 1954, ông ít viết kịch, chỉ hoàn tất vở Thành Cát Tư Hãn, Từ Hy Thái Hậu và vở kịch cuối cùng là Nhà có phúc đã đăng báo, chưa xuất bản. Thời gian sống ở Sài Gòn hầu như ông chỉ chuyên chú dịch Hán văn, Pháp văn. Đất nước thống nhất, Vi Huyền Đắc trở về Bắc thăm quê Trà Cổ và sau đó mất ở Hà Nội ngày 10- 8- 1976, thọ 78 tuổi.

Kịch tác gia Vi Huyền Đắc là một trong vài nhà viết kịch có tên tuổi trong thời kỳ hình thành nền kịch nói Việt Nam. Đa số các vở kịch của ông đã được công diễn nhiều lần từ Bắc chí Nam và có tiếng vang, để lại ấn tượng sâu sắc. Kịch của ông tựu trung là đề cao chân thiện mỹ, bảo vệ luân lý cổ truyền, ca tụng đạo đức, đề cao ý chí nghị lực con người, bênh vực tầng lớp dân nghèo, phu thợ lầm than bị chủ bóc lột, đòi sự công bằng hợp đạo lý. Vở Kim Tiền dựng nền trên ý tưởng ấy, và cũng chính là vở kịch đắc ý nhất của tác giả.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính:

Văn bản nói về cuộc đình công của nhân dân lao động do bị gia đình ông Chung bóc lột quá mức. Cuộc đấu tranh này dẫn đến kết cục bi thảm cho cả gia đình ông Chung, phản ánh sự phản kháng mạnh mẽ của người lao động trước sự áp bức và bất công.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy (trang 92) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hình dung bối cảnh câu chuyện qua phần chỉ dẫn sân khấu.

Trả lời:

Bối cảnh câu chuyện: Thời gian diễn ra vào giữa trưa, địa điểm là cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung. Không gian này thể hiện sự riêng tư và cũng là nơi thể hiện rõ nhất quyền lực của ông Chung, gợi lên sự tương phản giữa cuộc sống xa hoa của gia đình ông và sự khốn khó của người lao động bên ngoài.

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thái độ ông chủ mỏ như thế nào?

Trả lời:

Thái độ của ông chủ mỏ: Ông chủ mỏ thể hiện sự rối bời, lo lắng khi đối mặt với tình hình công nhân đình công. Sự lo lắng của ông xuất phát từ nỗi sợ mất đi quyền lực và sự kiểm soát đối với công nhân. Thái độ này cho thấy ông lo lắng cho lợi ích của bản thân hơn là quan tâm đến nỗi khổ của người lao động.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những chi tiết nào cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng?

Trả lời:

Các chi tiết cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng bao gồm:

+ Ông Chung kéo ra khẩu súng lục từ bàn giấy: Hành động này cho thấy sự lo lắng và sẵn sàng sử dụng bạo lực để đối phó với tình huống.

+ Dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba: Điều này thể hiện sự bất bình ngày càng lớn của công nhân, khi họ từ bỏ công việc và tiến đến đối đầu trực tiếp với ông Chung và gia đình, làm gia tăng sự căng thẳng và đối đầu trong tình huống.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vì sao thợ mỏ đình công?

Trả lời:

Thợ mỏ đình công là do sự bóc lột và đối xử bất công của ông Chung. Cụ thể, ông Chung đã phát gạo kém chất lượng, gạo xấu, cá mắm thối cho công nhân, và cai quản đã đánh đập, đối xử tàn nhẫn với họ. Sự bất công và điều kiện sống khắc nghiệt này đã khiến thợ mỏ không thể chịu đựng thêm và buộc họ phải đình công để đòi lại quyền lợi của mình.

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết điều gì?

Trả lời:

Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết rằng ông Chung đã bị bắn. Chi tiết này thể hiện tình huống căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm và kết thúc bằng một hành động bạo lực. Nó cũng phản ánh sự phẫn nộ và quyết tâm của người lao động khi họ không còn chịu đựng được sự áp bức và bất công từ gia đình ông Chung.

Câu 6 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kết thúc có gì bất ngờ?

Trả lời:

Kết thúc bất ngờ vì ông Chung bị bắn chết, và bà Ba bị Bích đẩy ngã khi cố gắng cướp chìa khóa để lấy tài sản. Tuy nhiên, bà Ba không lấy được gì vì người dân đã ùa vào. Kết cục này thể hiện sự sụp đổ hoàn toàn của gia đình ông Chung và sự nổi dậy mạnh mẽ của người lao động, đồng thời phơi bày sự thất bại của những kẻ áp bức trong việc bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đoạn trích Đình công và nổi dậy kể về sự kiện gì? Có những tuyến nhân vật nào? Ai là đại diện cho mỗi tuyến nhân vật?

Trả lời:

- Đoạn trích Đình công và nổi dậy kể về sự kiện: công nhân đình công vì gia đình Ông Chung bóc lột quá sức, cuối cùng nhận kết cục bi thảm.

- Văn bản gồm 2 tuyến nhân vật:

+ Tuyến nhân vật giàu có, tham lam, bóc lột người lao động: ông Chung, bà Ba, cả Bích.

+ Tuyến nhân vật người lao động: chăm chỉ, chịu khó, dũng cảm và đứng lên đòi lại công bằng.

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em dựa vào những chi tiết nào để biết được bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện?

Trả lời:

- Bối cảnh: giữa buổi trưa, người loong toong mặt cắt không ra máu, hớt ha hớt hải chạy vào tư thất của ông Chung để báo tin cu li nổi loạn, đến phá nhà kho.

- Sự việc căng thẳng khi ông Chung cầu cứu báo đồn cho lính xuống nhưng phải mất ít nhất một giờ đồng hồ mới đến còn phu mỏ đã kéo đến, phá bỏ nhà kho và kéo lại về nhà ông Chung.

è Từ chỉ dẫn sân khấu, hành động và lời nói của anh loong toong, tiếng ở dưới đường đã giúp người đọc hiểu bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện.

Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung qua thái độ, lời thoại và hành động...

Trả lời:

* Nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung

- Thái độ: “không sợ… cửa sổ toàn bằng gỗ lim nạm sắt, chúng nó có phá được còn khó…”; “ta có khẩu súng này thì còn sợ gì”. à hiên ngang, coi thường người lao động.

- Lời thoại: “Các anh đừng có nói bậy… Ai bỏ các anh em chết đói? Nếu các anh đi làm ăn cẩn thận, có ngày nào không phát gạo, phát hàng”, “Lần này là lần cuối cùng, tôi ra lệnh cho các anh, ai phải về trại ấy ngay lập tức, rồi tôi sẽ liệu…”. à thể hiện sự đanh thép, trịch thượng, kẻ cả bề trên.

- Hành động: “Mình không ngại, thế nào họ cũng đến kịp,... Dầu chúng nó có gậy gộc, cuốc xẻng cũng không sao đến gần mình được…. Mình đừng ngại”, “Ô hay, sợ cái gì… Mình cứ để tôi ra xem chúng nó nói gì… Có súng đây, sợ gì”. à thể hiện sự dứt khoát, coi thường người lao động.

- Nhận xét: qua đoạn trích, đã thể hiện bản chất xấu xa và độc ác của nhân vật ông Chung qua thái độ, hành động và lời thoại. Kết cục ông Chung đã nhận kết cục bi thảm khi bị chính đứa con trai sát hại.

Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua đoạn trích, hãy nhận xét cách xây dựng diễn biến xung đột của tác giả.

Trả lời:

- Dựa vào lời thoại, có thể nhận thấy hai xung đột chính của vở kịch:

+ Xung đột: giữa nhân vật chính diện và phản diện.

+ Xung đột tâm lí: cho các nhân vật trải qua các thử thách về tâm lí, đạo đức.

à Xung đột về lợi ích và quyền lợi giữa các nhân vật, không thể giải quyết một cách êm đẹp.

Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, đặc điểm bi kịch thể hiện như thế nào trong văn bản? (Gợi ý: cần kết hợp với nội dung tóm tắt vở kịch).

Trả lời:

* Đặc điểm bi kịch:

- Sự kiện xoay quanh mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến kết cục bi thảm: người lao động đình công, ông Chung chết.

- Nhân vật: ông Chung đại diện cho những người có chức, có quyền trong xã hội, giàu có nhưng lại bóc lột sức lao động của công nhân. Người lao động đại diện cho những người đấu tranh đòi lại công bằng, tự do.

- Lời thoại của mỗi tuyến nhân vật đều thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

- Cốt truyện: vận động theo nguyên tắc nhân quả. Ông Chung đối xử tàn tệ, bóc lột với những người phu mỏ và cuối cùng nhận kết cục bi thảm khi bị chính đứa con trai sát hại.

- Sự kiện xoay quanh mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến kết cục bi thảm: người lao động đình công, ông Chung chết.

- Nhân vật: ông Chung đại diện cho những người có chức, có quyền trong xã hội, giàu có nhưng lại bóc lột sức lao động của công nhân. Người lao động đại diện cho những người đấu tranh đòi lại công bằng, tự do.

- Lời thoại của mỗi tuyến nhân vật đều thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

- Cốt truyện: vận động theo nguyên tắc nhân quả. Ông Chung đối xử tàn tệ, bóc lột với những người phu mỏ và cuối cùng nhận kết cục bi thảm khi bị chính đứa con trai sát hại.

Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu ấn tượng của mình về những người nổi loạn trong văn bản kịch Đình công và nổi dậy.

Trả lời:

Trong văn bản "Đình công và nổi dậy" (trích từ vở kịch "Kim tiền" của Vi Huyền Đắc), những người nổi loạn là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và dũng cảm vì lẽ phải. Họ là những người lao động chân chính, đứng lên đòi lại công bằng và tự do cho chính mình trước sự áp bức và bóc lột tàn nhẫn của gia đình ông Chung. Hành động đình công và nổi dậy của họ không chỉ là để phản đối việc bị ban phát những thực phẩm kém chất lượng như gạo kém, cá thối, mà còn là tiếng nói đanh thép chống lại sự bất công trong xã hội. Sự đoàn kết và lòng dũng cảm của những người lao động này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao, thôi thúc những người xung quanh cùng tham gia vào cuộc đấu tranh đòi quyền lợi. Trong bối cảnh xã hội đầy biến động đầu thế kỉ XX, những người nổi loạn ấy đã trở thành biểu tượng của khát vọng tự do và công lý, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tinh thần kiên cường và bất khuất của những con người lao động.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 77

Sống, hay không sống?

Người thứ bảy

Thực hành tiếng Việt trang 91

Viết: Phân tích một tác phẩm kịch

Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

Tự đánh giá: Chị tôi

Hướng dẫn tự học trang 104

1 67 01/12/2024