Soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn (trang 50) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn trang 50 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 125 01/12/2024


Soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn

Đọc văn bản “Lục Vân Tiên gặp nạn” (trang 49,50,51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1), chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Sự việc nào trong văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn giống với truyện dân gian?

A. Hiệp sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn.

B. Người nhân đức bị hại nhưng được cứu giúp.

C. Ông tiên, ông bụt hiện lên cứu người gặp nạn.

D. Người nghèo khổ, hiền lành được đền bù xứng đáng.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Hiệp sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Phương án nào nêu đúng đặc điểm truyện thơ Nôm thể hiện qua đoạn trích trên?

A. Không có chi tiết, sự việc và cốt truyện.

B. Nhân vật không chia thành hai tuyến đối lập.

C. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Nôm.

D. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Hán.

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Nôm.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận định nào dưới đây phù hợp với cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn trích trên?

A. Cuộc sống ngoài cõi thực, đầy thơ mộng.

B. Cuộc sống nghèo khổ, nhiều gian khó.

C. Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi.

D. Cuộc sống phóng khoáng nhưng buồn sầu.

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi.

Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì?

A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà…

B. Sử dụng hiệu quả nhiều điển cố, điển tích giúp cho ý nghĩa đoạn thơ trở nên sâu sắc.

C. Dùng nhiều từ Hán Việt giúp cho đoạn thơ mang vẻ đẹp thành kính, trang trọng.

D. Dùng nhiều từ láy mới mẻ, sinh động cho thấy sự tìm tòi sáng tạo của tác giả.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà…

Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận định nào dưới đây nêu không đúng về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?

A. Sử dụng ngôn ngữ bình dị, dân dã.

B. Sắp xếp các tình tiết hợp lí, hấp dẫn.

C. Tạo diễn biến sự việc nhanh, gọn.

D. Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật.

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật.

Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm hiểu và nêu bối cảnh của câu chuyện trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn.

Trả lời:

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện Lục Vân Tiên. Khi đó, Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội đã hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng rồi trói lại, giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.

Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trịnh Hâm trong đoạn trích là người như thế nào?

Trả lời:

Trong đoạn trích, Trịnh Hâm tiêu biểu cho cái ác cực điểm thấm sâu vào bản chất của một kẻ có tâm địa hèn hạ, xấu xa; bất nhân, bất nghĩa, thủ đoạn sâu hiểm, toan tính sắp đặt kế hoạch hãm hại Lục Vân Tiên một cách chặt chẽ về thời gian, hành động (xô Vân Tiên xuống giữa dòng vào đêm khuya để không ai cứu kịp, giả tiếng kêu trời để đánh lừa mọi người trên thuyền). Trịnh Hâm tàn nhẫn, ích kỉ nhỏ nhen, cố hại Vân Tiên chỉ vì ghen ghét tài năng dù không thù oán không những hãm hại Vân Tiên mà còn “la làng” để “lấy lời phôi pha” từ mọi người.

Câu 8 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận xét về hành động và nhân cách của vợ chồng ông Ngư trong đoạn trích.

Trả lời:

Ông Ngư tiêu biểu cho cái thiện, nhân đức, nhân cách cao đẹp:

- Trọng nghĩa khinh tài, cứu người không hề lưỡng lự, không sợ tai vạ, không cần trả ơn. Nghe Vân Tiên kể về hoàn cảnh của mình, ông đã cưu mang. Dù gia đình rất nghèo, nhưng ông vẫn sẵn lòng đùm bọc kẻ tật nguyền không chốn nương thân.

- Quan niệm sống, phong cách sống của Ngư ông thật thanh cao, đạm bạc, trong sạch, thoát vòng danh lợi, gắn bó chan hoà với thiên nhiên. Ông sống ung dung, tự do, tự tại, kiếm sống bằng chính sức lao động của mình.

Câu 9 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua đoạn trích, có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động như thế nào?

Trả lời:

Qua đoạn trích, có thể thấy được Nguyễn Đình Chiểu đã hết lòng yêu thương những người dân lao động như Ngư Ông và những người có nhân cách cao thượng như Lục Vân Tiên, Ngư Ông. Mặt khác, ông lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang, ghét cay ghét đắng những kẻ xấu xa, độc ác như Trịnh Hâm.

Câu 10 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy chọn và phân tích một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật mà em có ấn tượng trong đoạn trích.

Trả lời:

Trong đoạn trích, bên cạnh hành động tội ác của Trịnh Hâm thì còn có việc làm nhân đức và tính cách cao thượng của ông Ngư, em ấn tượng nhất là câu thơ:

Hối con vầy lửa một giờ

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Câu thơ mộc mạc, hầu như không đẽo gọt trau chuốt, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên, giản dị, nhưng lại gợi tả được hết mối chân thành của cả một gia đình đối với người bị nạn: cả nhà hối hả chạy chữa để cứu sống Vân Tiên bằng những phương cách dân dã "vầy lửa", "hơ bụng dạ", "hơ mặt mày". Có thể thấy ở đâu một tình cảm thương xót, chăm chút rất ân cần chu đáo.

Sau khi đã cứu sống Vân Tiên, biết tình cảm của chàng, ông Ngư đã đề nghị Vân Tiên ở lại, sẵn sàng cưu mang chàng, dù cuộc sống của gia đình ông cũng chỉ “hẩm hút” rau cháo qua ngày. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng và Vân Tiên không biết lấy gì báo đáp.

Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.

Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, không phải chỉ một lần Nguyễn Đình Chiểu nói đến tấm lòng hào hiệp, trọng điều nhân nghĩa, không vụ lợi cá nhân này. Khi Lục Vân Tiên đánh tan lũ cướp, cứu thoát Kiều Nguyệt Nga, đã khẳng khái tuyên bố:

Làm ơn há nghĩa trông người trả ơn

Và ông Tiều, sau khi cứu Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng cũng đáp lời tạ ơn của chàng:

Làm ơn mà lại trông người sao hay?

Thấy việc nghĩa thì làm, không tính toán thiệt hơn, không chờ đợi báo đáp, đó cũng là một nét đẹp nhân cách của ông Ngư, một người lao động bình thường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 32

Cảnh ngày xuân

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Thực hành tiếng Việt trang 42

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Hướng dẫn tự học trang 52

1 125 01/12/2024