Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 107 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 107 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 107 Tập 2
Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm trong sách giáo khoa (bộ sách Cánh Diều) một trường hợp chú thích nguồn của ý kiến được trích dẫn ở ngay sau ý kiến đó hoặc ở chân trang.
Trả lời:
- Phần kiến thức ngữ văn Bài 9: Bi kịch và truyện có ý kiến “Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, sự báo một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.” trích từ nguồn “Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, sách đã dẫn”.
- Phần kiến thức ngữ văn Bài 10: Nghị luận văn học có ý kiến “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân.” Trích từ nguồn Luật Quảng cáo 2012, khoản 1, Điều
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm danh mục tài liệu tham khảo ở một quyển sách em đã đọc. Cho biết các tài liệu trong danh mục đó được sắp xếp theo thứ tự như thế nào.
Trả lời:
Danh mục tài liệu tham khảo thường nằm ở cuối quyển sách và được bắt đầu bằng tiêu đề "Tài liệu tham khảo". Các tài liệu trong danh mục này, bao gồm sách, bài báo, hoặc nguồn ấn phẩm điện tử, được sắp xếp theo thứ tự chữ cái (alphabet) dựa trên họ của tác giả. Đối với những tài liệu không có tên tác giả, chúng được sắp xếp theo tên bài viết hoặc ấn phẩm.
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra thiếu sót trong cách sắp xếp các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo sau và sửa lại cho phù hợp:
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Phan Văn Các (2001), Từ điển Hán - Việt, NXB Dân Trí.
3. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, NXB Trẻ.
4. Trương Chính (2001), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục.
Trả lời:
- Cách sắp xếp tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo còn chưa theo thứ tự alphabet (ABC) của tên tác giả, nếu tên tác giả trùng nhau, sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản.
- Thứ tư đúng sẽ phải là:
1. Phan Văn Các (2001), Từ điển Hán - Việt, NXB Dân Trí.
2. Nguyễn Tài Cẩn Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trương Chính (2001), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, NXB Trẻ.
Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giới thiệu về câu rút gọn, trong đó có trích dẫn định nghĩa về kiểu câu này trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một (bộ sách Cánh Diều) và chú thích nguồn ý kiến được trích dẫn.
Trả lời:
Câu rút gọn là kiểu câu “đã lược bỏ một hoặc một số thành phần bắt buộc trong câu (tức là những thành phần không thể vắng mặt trong bối cảnh giao tiếp bình thường như chủ ngữ, vị ngữ hay các thành phần phụ bắt buộc của cụm từ). (Ngữ văn 9, tập hai- Cánh Diều, NXB Giáo dục, trang 55). Việc sử dụng câu rút gọn có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp và viết lách. Nó giúp câu trở nên ngắn gọn hơn, tăng cường khả năng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, câu rút gọn còn có tác dụng tránh sự lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước, từ đó tạo ra sự mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn giữa các câu trong đoạn văn hoặc bài viết. Việc lược bỏ các thành phần không cần thiết giúp làm nổi bật ý chính, khiến thông điệp trở nên súc tích và dễ hiểu hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương
Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài Khóc Dương Khuê
Viết: Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ Quê hương
Xem thêm các chương trình khác: