Soạn bài Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương (trang 82) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương trang 82 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 87 01/12/2024


Soạn bài Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 107 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:

+ Xác định được luận đề và các luận điểm của bài viết.

+ Nhận biết được các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên để làm sáng tỏ cho mỗi luận điểm và luận đề.

+ Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan của người viết trong văn bản.

- Đọc trước văn bản Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chú.

- Vận dụng những hiểu biết sau khi học xong Chuyện người con giái Nam Xương (Bài 6) để đọc hiểu văn bản này.

Trả lời

* Thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chú:

- Tiểu sử

+ Nguyễn Đình Chú (sinh năm 1929) quê quán ông tại Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An.

+ Ông là giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

+ Ông nổi tiếng vì ông là người thầy nhiệt tâm, nhà nghiên cứu nhiệt huyết.

* Sự nghiệp

+ Năm 1984 ông được phong học hàm Phó giáo sư và năm 1991 được phong học hàm Giáo sư. Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 7 năm 2003 ông là giảng viên và nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thuộc khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

+ Sau 2003 về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu, giảng dạy (cao học, nghiên cứu sinh), và hướng dẫn các luận án.

+ Cho đến nay, Nguyễn Đình Chú đã hướng dẫn hàng trăm luận văn/khóa luận cử nhân đại học, hơn 80 luận án/luận văn thạc sĩ và 16 luận án phó tiến sĩ/tiến sĩ.

+ Phạm vi nghiên cứu của Nguyễn Đình Chú rất rộng, bao quát văn học Việt Nam từ khái luận đến các đối tượng cụ thể trong toàn bộ tiến trình lịch sử văn học, từ văn học cổ trung đại cho đến cận hiện đại.

+ Về công tác nghiên cứu khoa học, Nguyễn Đình Chú viết nhiều bài cho các báo, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Văn học, báo Văn nghệ. Một phần trong đó về sau được học trò ông, Về sách, ông đã viết trên 30 cuốn sách đứng tên riêng và chung. Ông cũng tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm trong đó có một số hội thảo quốc tế, với các tham luận và báo cáo khoa học của mình.

+ Ngoài nghiên cứu riêng, giáo sư Nguyễn Đình Chú còn tham gia bốn công trình nghiên cứu chung cấp Nhà nước đó là Bộ Lịch sử Văn học Việt Nam, Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển kinh tế – xã hội, Từ điển Bách khoa Quốc gia, và Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

* Tác phẩm

– Một số công trình chính đã xuất bản:

+ Văn thơ Phan Bội Châu

+ Văn thơ Tản Đà

+ Văn thơ Trần Tế Xương

+ Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam (viết chung) tập 4A, 4B

+ Cương quốc công Nguyễn Xí: Tộc phả-Di huấn-Phụ lục (chủ biên)

+ Đại học Sư phạm Hà Nội một nửa thế kỷ (chủ biên)

+ Tác gia Văn học Việt Nam, tập I (chủ biên)

+ Nguyễn Tử Siêu – tác phẩm chọn lọc (chủ biên)

+ Văn Lớp 10, Văn Lớp 11 sách giáo khoa và sách giáo viên thí điểm, cải cách, phân ban, chỉnh lý hợp nhất (chủ biên)

+ Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 (chủ biên phần Văn)

+ Tuyển tập Nguyễn Đình Chú tập hợp 79 bài viết về các vấn đề văn học Việt Nam trong 3 phần: Phần 1. Mấy vấn đề chung về lịch sử văn học Việt Nam (8 bài); Phần 2. Về văn học trung đại Việt Nam (38 bài); Phần 3. Về văn học cận – hiện đại Việt Nam (33 bài).

- Giải thưởng

G.s Nguyễn Đình Chú đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì năm 1980 và Huân chương Lao động hạng nhì năm 1998, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1998.

- Phong cách sáng tác

Bài viết của ông là sức sống của tinh thần nhân văn. Văn chương của ông đi sâu vào tấm lòng, vào văn chương chở đạo, vào tư tưởng nhân nghĩa vừa nồng vừa sâu. Phong cách sáng tác của ông luôn đề cao tinh thần nhân văn trong tác phẩm.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính:

Tác phẩm trình bày ý kiến của mình vừa chủ quan vừa mang tính khách quan khi nhìn nhận lại truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Cho chúng ta những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo về cái nhìn mới lạ.

Soạn bài Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương (trang 82) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý cách nêu vấn đề của người viết.

Trả lời:

Tác giả dẫn dắt vấn đề một cách trực tiếp, tạo ra sự lôi cuốn bằng việc nhấn mạnh sự độc đáo, khác biệt của bài viết, khơi gợi sự tò mò của người đọc. Điều này giúp người đọc nhanh chóng tiếp cận vấn đề mà không cảm thấy nhàm chán.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo tác giả, cái “độc đáo”, “cao siêu” của truyện là gì?

Trả lời:

Tác giả đã nhấn mạnh cái “độc đáo” và “cao siêu” của truyện nằm ở chỗ truyện đề cập đến vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ, thể hiện qua những nỗi đau, sự chịu đựng và những khát khao về một cuộc sống hạnh phúc mà họ khó lòng đạt được.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Các chi tiết được phân tích là những chi tiết nào?

Trả lời:

Chi tiết được phân tích là "cái bóng của Vũ Nương," vì đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời của Vũ Nương, khiến cô phải chịu nỗi oan khuất và đau khổ. Chi tiết này tượng trưng cho sự hiểu lầm và định kiến xã hội đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người viết so sánh Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều để làm rõ điều gì?

Trả lời:

Người viết đã so sánh "Chuyện người con gái Nam Xương" với "Truyện Kiều" để làm rõ số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ, khi họ thường phải chịu đựng những oan ức, bất công và không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. So sánh này giúp nhấn mạnh sự tương đồng trong nỗi đau khổ và bất hạnh của những người phụ nữ trong hai tác phẩm.

Câu 5 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người viết đã bác bỏ những ý kiến nào trong phần này?

Trả lời:

Người viết đã bác bỏ hai ý kiến:

- Sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng.

- Vũ Nương mất hạnh phúc vì chiến tranh.

Người viết cho rằng, nguyên nhân sâu xa của bi kịch cuộc đời Vũ Nương không chỉ đến từ những yếu tố này, mà còn từ sự hiểu lầm và thiếu niềm tin giữa các cá nhân trong gia đình, đặc biệt là giữa vợ chồng.

Câu 6 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý cách nêu lí lẽ của người viết.

Trả lời:

Người viết đã sử dụng cách nêu lý lẽ một cách chặt chẽ, logic bằng cách đưa ra các dẫn chứng về tính cách và hành động của Trương Sinh, để làm rõ bản chất của sự ghen tuông. Qua đó, người viết nhấn mạnh tội lỗi của Trương Sinh, khi sự ghen tuông mù quáng của anh đã dẫn đến bi kịch cuộc đời của Vũ Nương.

Câu 7 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ý nghĩa của việc nhắc lại câu đã nêu ở phần mở đầu này là gì?

Trả lời:

Việc nhắc lại câu đã nêu ở phần mở đầu có ý nghĩa nhấn mạnh sự mong manh, dễ vỡ trong hạnh phúc của người phụ nữ, đặc biệt là trong xã hội cũ. Cách làm này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần của bài viết và làm nổi bật chủ đề về nỗi đau và bất hạnh mà người phụ nữ phải chịu đựng.

Câu 8 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người viết nhận xét, đánh giá truyện như thế nào?

Trả lời:

Truyện được đánh giá là một thiên tình sử bi thảm, mang tính chất như một áng “thiên cổ kỳ bút”, nghĩa là một tác phẩm xuất sắc qua mọi thời đại. Đây là một truyện ngắn "đột khởi", nổi bật và là đỉnh cao của văn học, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định nội dung chính mỗi phần được đánh số trong văn bản “Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương”. Theo em, cụm từ “nghĩ thêm” trong nhan đề có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Nội dung chính mỗi phần được đánh số trong văn bản “Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương”:

+ Phần 1: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: : Phân tích thêm về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Phần 2: Triển khai vấn đề: Phân tích số phận mong manh của người phụ nữ trong tác phẩm. Nhấn mạnh những khó khăn, bất hạnh mà nhân vật Vũ Nương phải chịu đựng, cũng như các yếu tố xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến cuộc đời của nàng.

- Phần 3: Tổng kết lại vấn đề: Khẳng định lại những điểm đã phân tích về số phận mong manh của người phụ nữ, từ đó nhấn mạnh thông điệp chung của tác phẩm.

- Cụm từ “nói thêm” trong nhan đề mang nghĩa là tác giả không chỉ dừng lại ở việc phân tích những gì đã có trong tác phẩm, mà còn muốn trình bày thêm những góc nhìn mới, những khía cạnh sâu sắc hơn về số phận của người phụ nữ, từ đó làm phong phú thêm hiểu biết của người đọc về tác phẩm này.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản bàn luận về vấn đề (luận đề) gì? Vấn đề ấy được nêu lên ở phần nào của bài viết?

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về vấn đề: Phân tích thêm về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương".

- Vấn đề đó đã được nêu lên ở phần đầu tác phẩm. Ở phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu mục đích của bài viết, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhìn nhận và phân tích sâu sắc các khía cạnh của tác phẩm, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm nào? Dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho các luận điểm và luận đề của văn bản.

Trả lời:

* Luận đề: Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" cần phải nói thêm.

- Luận điểm 1: Cái độc đáo của truyện thể hiện qua sự thật khắc nghiệt của thân phận người phụ nữ.

+ Lí lẽ: Bắt nguồn từ cái bóng của Vũ Nương.

+ Dẫn chứng: "ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản".

+ Lí lẽ: do nguyên nhân nằm ngay xung quanh Vũ Nương: Do cái bóng, do mong muốn chung thủy với chồng, do đứa con.

+ Dẫn chứng: so sánh với truyện Kiều của Nguyễn Du. Kiều do nguyên nhân bên ngoài: do thằng bán tơ, Mã Giám Sinh, Tú Bà, …

- Luận điểm 2: Do tính đa nghi của Trương Sinh.

+ Lí lẽ: Ai cũng có máu ghen

+ Dẫn chứng: trích truyện Kiều:"Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".

+ Lí lẽ: Phản bác lại nguyên nhân gây cái chết của Vũ Nương là do chiến tranh.

+ Dẫn chứng: Lật ngược vấn đề: Dù đi đâu buôn bán hay đi chiến tranh thì Vũ Nương cũng chết vì do lời nói bé Đản.

- Kết thúc vấn đề: Khẳng định cái mong manh hạnh phúc người phụ nữ và tài năng của Nguyễn Dữ.

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích để làm sáng tỏ cách trình bày kết hợp của tác giả trong văn bản: nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Trả lời:

- Vấn đề khách quan được nêu ở đây là chủ đề mà tác giả đang thảo luận: hạnh phúc mong manh của người phụ nữ, đặc biệt qua hình tượng Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương". Tác giả đã đề cập đến những khó khăn, đau khổ mà nhân vật phải trải qua, từ đó phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Phát biểu ý kiến chủ quan nằm ở quan điểm mà tác giả muốn chứng minh hay thảo luận: “Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tưởng có lí. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế”. Ở đây, tác giả không chỉ đồng tình với quan điểm này mà còn mở rộng, làm sáng tỏ những nguyên nhân sâu xa hơn, thể hiện sự phân tích sâu sắc và phản biện có chiều sâu về vấn đề.

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản đã làm sáng tỏ thêm giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm nào (nội dung, nghệ thuật)?

Trả lời:

- Văn bản đã làm sáng tỏ thêm giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm:

+ Cái bóng trong tác phẩm không chỉ là một hình ảnh vật lý mà còn tượng trưng cho sự chung thủy của Vũ Nương dành cho Trương Sinh. Hình ảnh cái bóng luôn đi bên cạnh Vũ Nương thể hiện tình yêu và lòng trung thành sâu sắc của cô dành cho chồng. Tuy nhiên, chính cái bóng này cũng trở thành nguyên nhân khiến hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ. Khi Trương Sinh trở về từ chiến trường và nhìn thấy cái bóng của vợ, anh đã hiểu lầm, dẫn đến sự nghi ngờ và ghen tuông, làm cho cuộc sống của Vũ Nương trở nên khổ đau.

+ Nguyên nhân chính khiến Vũ Nương đau khổ không phải chỉ do Trương Sinh đi lính hay chế độ nam nữ bất bình đẳng, mà chủ yếu xuất phát từ những lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con. Những câu nói này đã vô tình làm dấy lên sự nghi ngờ trong lòng Trương Sinh. Hơn nữa, tính đa nghi và hay ghen của Trương Sinh cũng góp phần không nhỏ vào việc đẩy Vũ Nương vào bi kịch. Tác phẩm phản ánh một thực tế đau lòng rằng sự thiếu hiểu biết và niềm tin có thể hủy hoại hạnh phúc gia đình.

- Nghệ thuật:

+ Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" thể hiện một sự kết hợp tài tình giữa bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn.

+ Lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em thích nhất ý kiến nào của tác giả trong văn bản? Vì sao?

Trả lời:

Em của tác giả trong văn bản mà em thích nhất là: “Rõ ràng câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương đã cho người đọc thấy thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi, muôn thuở.”

Lý do em thích ý kiến này là vì nó thể hiện một cách sâu sắc và chân thực về số phận của người phụ nữ. Tác giả đã khéo léo chỉ ra rằng hạnh phúc của người phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, như hoàn cảnh xã hội, tâm lý người chồng, và cả những định kiến văn hóa. Dù Vũ Nương đã thể hiện sự chung thủy và hy sinh, nhưng cuối cùng, hạnh phúc của cô vẫn không bền vững. Điều này làm nổi bật một thực tế đau lòng rằng, trong nhiều trường hợp, phụ nữ không thể tự quyết định hạnh phúc của chính mình, mà nó có thể bị đổ vỡ chỉ vì những hiểu lầm hay ghen tuông. Ý kiến này không chỉ gây xúc động mà còn kích thích người đọc suy nghĩ về những vấn đề xã hội phức tạp liên quan đến quyền phụ nữ và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 105

Về truyện Làng của Kim Lân

Thực hành tiếng Việt trang 107

Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài Khóc Dương Khuê

Viết: Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ Quê hương

Hướng dẫn tự học trang 126

1 87 01/12/2024