Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Tập 1
Điển cố, điển tích
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:
A. Điển cố, điểm tích |
|
B. Nguồn gốc, nghĩa |
a) Tấm lòng cứu nước, vẫn, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,/ Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả. (Nguyễn Trãi) |
|
1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Vũ Hán Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã”. Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng. |
b) Chí làm trai dặm ngàn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. (Chinh phụ ngâm) |
|
2) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Tín Lăng Quân người nước Ngụy, nghe nói Hầu Doanh là người hiền tài, đem xe đi đón. Tín Lăng Quân ngồi bên hữu (bên phải), dành bên tả (bên trái) cho Hầu Doanh để tỏ ý đặc biệt tôn trọng.” Câu văn mượn chuyện này để ngụ ý: Lê Lợi luôn mong đợi người hiền tài. |
c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành, / Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai (Nguyễn Du) |
|
3) Điển tích, lấy từ câu của Mã Viện thời Hán: “Bậc trượng phi nên chết ở nơi biên giới, chốn chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây…”. Câu này ngụ ý: Làm trai phải đánh đông dẹp bắc, xả thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn. |
d) Nuôi con những ước về sau, / Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. (Nguyễn Du) |
|
4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước của người.). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. |
M: a) – 2)
Trả lời:
b-3; c-4; d-1
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
b) Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào đó không?
Trả lời:
a) Bể dâu: Trong câu chuyện ông Vương Phương Bình tu tiên học đạo, khi đắc đạo, Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh, cho sứ giả mời tiên nữ Ma Cô đến để hỏi về thời gian cách biệt. Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: “Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu”. Mượn từ thành ngữ “thương hải biến vi tang điền” của Trung Hoa, người Việt đã chuyển dịch và rút gọn thành nhiều biến thể khác nhau (như “dâu bể”, “biển dâu”, “bãi bể nương dâu”, “cồn dâu hóa bể”…) để chỉ những thay đổi lớn lao trong cuộc đời.
b) Mắt xanh: Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà. Nguyễn Tịch lại có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng. Do điển tích đó, sau này người ta dùng chữ "Mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.
Trả lời:
Ngày xưa, ở vùng biên giới nước Trung Quốc, có một ông lão tên là Tái Ông sống cùng con trai. Một ngày nọ, con ngựa quý của ông bất ngờ bỏ đi, làm ông rất buồn. Hàng xóm đến chia buồn, nhưng ông lão bình thản nói: "Mất ngựa cũng chưa chắc là điều xấu." Quả thật, vài ngày sau, con ngựa quay về, mang theo một con ngựa hoang. Mọi người đến chúc mừng, nhưng Tái Ông lại nói: "Được ngựa hoang cũng chưa chắc là điều tốt." Thời gian trôi qua, con trai ông lão cưỡi ngựa hoang và bị ngã gãy chân. Hàng xóm lại đến an ủi, nhưng ông lão vẫn thản nhiên: "Gãy chân chưa chắc là điều xấu." Không lâu sau, quân lính đến bắt thanh niên trong làng đi lính, nhưng vì gãy chân nên con trai ông Tái Ông thoát nạn.
Điển tích "ngựa Tái Ông" mang ý nghĩa sâu sắc về sự thay đổi và biến thiên trong cuộc sống. Những việc tưởng như tốt có thể trở thành xấu, và ngược lại. Câu chuyện khuyên con người nên vững tâm, không quá vui mừng hay buồn bã trước những biến cố, vì tương lai là điều không thể đoán trước.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Xem thêm các chương trình khác: