Soạn bài Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng (trang 26) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng trang 26 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 190 01/12/2024


Soạn bài Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

1. Định hướng

1.1. Câu chuyện tưởng tượng là một câu chuyện không có thật, do người kể tự hình dung, tưởng tượng ra. Tuy nhiên, câu chuyện tưởng tượng phải có cơ sở từ thực tế cuộc sống; nghĩa là tình huống, bối cảnh, nhân vật, sự việc… trong câu chuyện phải gắn với cuộc sống, có thể đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Câu chuyện tưởng tượng ấy cũng phải có ý nghĩa, mang đến một thông điệp về cuộc sống và con người…

Câu chuyện tưởng tượng có thể do các em tạo ra nhưng cũng có thể dựa vào một câu chuyện đã có sẵn để kể theo cách của mình như phần Viết truyện kể sáng tạo đã học.

1.2. Muốn kể một câu chuyện tưởng tượng, các em cần chú ý xác định một số yếu tố quan trọng tạo nên câu chuyện:

- Chuyện kể về việc gì, xảy ra trong bối cảnh nào? (Bối cảnh gồm không gian, thời gian xảy ra câu chuyện).

- Có những ai (nhân vật nào) tham gia câu chuyện? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính có gì đặc biệt (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, tâm trạng…)?

- Câu chuyện xảy ra thế nào (cốt truyện)? (Kể lại câu chuyện bằng cách nêu sự việc, nhân vật, diễn biến các sự việc theo một trình tự nào đó).

Để rèn kĩ năng kể một câu chuyện tưởng tượng, trước hết các em có thể kể một câu chuyện đã học hoặc đã đọc, đã nghe bằng cách mở đầu, thêm, bớt các chi tiết, sự việc, nhân vật hoặc điều chỉnh cách kết thúc câu chuyện. Sau đó, các em có thể sáng tạo câu chuyện hoàn toàn do mình tưởng tượng.

2. Thực hành

Bài tập (trang 27 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lựa chọn một trong hai đề sau:

(1) Hãy nhập vai một trong ba nhân vật: Me-ri, cha dượng hoặc mẹ Me-ri trong văn bản “Vụ cải trang bất thành” (trích “Sơ-lốc Hôm” của Đoi-lơ) đề kể lại câu chuyện trong phần (3) của văn bản.

(2) Hãy kể lại theo lời của Vũ Nương câu chuyện tưởng tượng về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Vũ Nương và mẹ chồng ở một thế giới khác.

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 1)

- Xác định đối tượng người nghe và bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung kể phù hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện trình chiếu (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

Dựa vào dàn ý đã làm trong phần Viết, có thể thêm, bớt các ý mới phù hợp với yêu cầu bài nói (kể lại một câu chuyện tưởng tượng).

c) Nói và nghe

Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Người nói

Người nghe

- Nội dung câu chuyện cần được kể rõ ràng, cụ thể, dễ theo dõi.

- Giọng kể diễn cảm, có ngữ điệu theo diễn biến nội dung, tình huống, cảm xúc của nhân vật.

- Tôn trọng, hướng về phía người nghe.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động và phù hợp.

- Tốc độ kể vừa phải, không nên quá nhanh khiến người nghe khó theo dõi.

- Bảo đảm yêu cầu về thời gian kể.

- Lắng nghe, xác định và ghi lại nội dung chính.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người kể.

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi quan điểm cá nhân về nội dung, cách thức kể chuyện.

* Bài nói tham khảo:

(1) Hãy nhập vai một trong ba nhân vật: Me-ri, cha dượng hoặc mẹ Me-ri trong văn bản “Vụ cải trang bất thành” (trích “Sơ-lốc Hôm” của Đoi-lơ) đề kể lại câu chuyện trong phần (3) của văn bản.

Tôi là mẹ đơn thân và có một cô con gái tên là Me-ri. Không lâu sau tôi lấy một người đàn ông kém hơn tôi nhiều tuổi, nhưng tôi rất yêu anh ấy. Với con gái của tôi chú của nó đã để lại trái phiếu với phần trăm cổ tức rất lớn. Người chồng hiện tại của tôi vì lo lắng sẽ cô con gái còn quá nhỏ sẽ bị người khác lừa và lấy đi số tiền đó nên đã bảo với tôi rằng không nên để con gái tôi kết hôn sớm.

Tình cờ biết được con sẽ đi vũ hội. Chồng tôi đã lập một kế hoạch cải trang thành một người khác để có thể tán tỉnh và đính hôn với con gái tôi nhằm mục địch giữ lại được khoản tiền đó. Ban đầu tôi cương quyết không chịu, nhưng sau đó anh ta đã dỗ ngọt và tôi đã đồng ý hỗ trợ anh ta. Đến ngày thành hôm anh ta trong tư cách hai người, một là Hót-mơ En-giô - người sẽ thành hôm với con gái tôi và một là cha dương. Vì không thể xuất hiện cùng một lúc anh ta đã bảo tôi rằng hãy nói với con gái là anh ta đi công tác bên nước Pháp xa xôi. Trước đó đã lên kế hoạch nên trước mặt con gái tôi đã khen Hót-mơ En-giô không ngớt. Vì được mẹ tán thành nên con gái tôi không có nghi ngờ gì cả.

Hôm tổ chức hôm lễ chồng tôi trong vai Hót-mơ En-giô đã đi sau và sau đó biến mất một cách bí ẩn. Khiến con gái tôi đau khổ rất nhiều. Giờ đây tôi đã biết bộ mặt thật của hắn là muốn giữ lại số tiền của con gái tôi cho riêng mình. Tôi rất ân hận và sẽ li dị ngay lập tức. Tôi cũng cảm thấy vô cùng có lỗi khi cấu kết với hắn để lừa con gái mình.

(2) Hãy kể lại theo lời của Vũ Nương câu chuyện tưởng tượng về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Vũ Nương và mẹ chồng ở một thế giới khác.

Tôi là Vũ Nương, người phụ nữ bất hạnh bị hiểu lầm, sống kiếp oan khuất dưới thủy cung. Dù nơi đây là chốn thần tiên, với cảnh sắc huyền ảo, nhưng lòng tôi chưa một phút nào ngừng nhức nhối về những gì đã xảy ra. Cuộc đời tôi là chuỗi ngày đầy đau đớn, nước mắt đổ xuống không vì nghèo khó mà vì những hiểu lầm nghiệt ngã. Tôi đã tìm đến dòng sông tự vẫn, nhưng trong lòng luôn canh cánh nỗi nhớ về mẹ chồng, về gia đình và con trai.

Một ngày nọ, khi mặt trời chớm mọc trên biển nước thủy cung, tôi đi dạo trong khu vườn yên tĩnh, nơi hoa cỏ xanh mướt trải dài đến tận chân trời. Bất chợt, tôi nhìn thấy một dáng hình quen thuộc. Dáng người ấy gầy gò, đôi mắt trũng sâu vì những năm tháng lo âu. Tôi ngỡ ngàng, không thể tin vào mắt mình: đó chính là mẹ chồng tôi. Bà đang đứng, nhìn tôi bằng đôi mắt tràn ngập yêu thương và đau xót.

"Mẹ ơi!", tôi thốt lên, tiếng gọi như vỡ òa bao cảm xúc dồn nén.

Bà mỉm cười, tiến lại gần và ôm chầm lấy tôi. Tôi cảm nhận được vòng tay ấm áp của bà, thứ tình cảm mà tôi đã không ngờ có thể cảm nhận lại trong kiếp đời đầy cay đắng này.

"Con à, mẹ đây," bà nhẹ nhàng nói, giọng trầm ấm nhưng đầy xúc động. "Mẹ biết mọi chuyện rồi. Mẹ đã sai khi không bảo vệ con, khi không đứng ra ngăn cản những điều oan trái xảy ra với con."

Nước mắt tôi rơi, từng giọt như cắt vào lòng. Tôi chỉ biết khóc, chẳng thể nói nên lời.

"Mẹ xin lỗi con, Vũ Nương," bà tiếp tục, giọng nói run rẩy. "Con đã phải chịu quá nhiều bất công. Mẹ đã luôn tin con, nhưng khi ấy mẹ cũng bất lực trước những lời buộc tội của Trương Sinh. Giờ đây gặp lại con, mẹ chỉ mong con có thể tha thứ cho mẹ."

Tôi ngước lên nhìn bà. Nỗi buồn trong mắt bà khiến tôi hiểu rằng, bà cũng chịu đựng nỗi đau riêng của mình. Bà không chỉ mất một đứa con dâu, mà còn mất đi niềm tin vào chính gia đình của bà. Tôi cảm nhận rõ ràng rằng bà đã yêu thương tôi như chính con gái mình.

"Mẹ ơi," tôi khẽ nói, "con không trách mẹ. Con chỉ mong rằng ở thế giới bên kia, mẹ và con có thể an yên bên nhau, không còn những hiểu lầm, những đau khổ nữa."

Bà gật đầu, mắt lấp lánh nước mắt. Chúng tôi ôm nhau trong khoảnh khắc ấy, giữa thế giới huyền ảo của thủy cung, nhưng lòng tôi nhẹ nhõm hơn bao giờ hết. Tất cả những gì tôi mong muốn bây giờ là hòa giải, là yêu thương.

Dù thế giới này có thay đổi ra sao, tôi vẫn mong rằng câu chuyện của tôi sẽ là bài học cho những người sau. Đừng để những nghi ngờ và hiểu lầm làm tan vỡ tình yêu và gia đình. Hạnh phúc không chỉ đến từ tình yêu, mà còn từ sự tin tưởng và lòng bao dung.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 3

Chuyện người con gái Nam Xương

Vụ cải trang bất thành

Thực hành tiếng Việt trang 17

Dế chọi

Viết: Viết truyện kể sáng tạo

Tự đánh giá: Gói thuốc lá

Hướng dẫn tự học trang 32

1 190 01/12/2024