Soạn bài Khoa học muôn năm! (trang 118) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều
Với soạn bài Khoa học muôn năm! trang 118 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Khoa học muôn năm!
Go-rơ-ki
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 118 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Khoa học muôn năm!, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mac-xim Go-rơ-ki.
- Chuẩn bị những ý kiến của em về điểm giống nhau và khác nhau giữa khoa học và nghệ thuật.
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Mac-xim Go-rơ-ki.
+ Go – rơ – ki (1868 – 1936) là nhà văn vĩ đại người Nga. Ông sinh ra tại Nizhny Novgorod và mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới mười tuổi. Sau đó, ông sống với bà của mình. Ông đã có một tuổi thơ vô cùng cay đắng và tủi nhục. Cảnh nhà sa sút, ông phải bỏ học. Mười một tuổi đã đi kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: bới rác, đi ở, phụ bếp trên tàu thủy, phụ việc trong xưởng làm tượng thánh.
+ Dù cuộc sống khó khăn nhưng ông rất hiếu học và ham mê đọc sách. Với việc ham học hỏi, đi nhiều nơi đã trang bị cho ông một vốn kiến thức văn hóa đa dạng, phong phú về triết học, lịch sử… đặc biệt là văn học Nga và phương Tây. Ông chính là người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga. Cuối thế kỉ XIX đã trở thành nhà văn mà tên tuổi lừng danh khắp nước Nga và châu Âu. Sau Cách mạng tháng 10 Nga, Go – rơ – ki là người có công lớn nhất trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển nền văn học mới bồi dưỡng các nhà văn trẻ.
+ Ông có một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch bản văn học, văn chính luận, chân dung văn học, v.v… Tên tuổi của Go – rơ – ki gắn liền với bộ tự thuật 3 tập: “Thời thơ ấu”, Kiếm sống”, “Những trường đại học của tôi”, tiểu thuyết “Người mẹ”, “Phô-ma Gordep”, vở kịch “Dưới đáy” và hàng trăm truyện ngắn,… Đặc biệt truyện ngắn “Bà lão Iderghin”, “Bài ca chim ưng”,… đã khắc sâu vào trái tim bao độc giả hơn thế kỉ nay.
+ Sáng tác của Gorki thấm đẫm vẻ đẹp nhân văn hiếm có. Ông miêu tả và ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của con người với tất cả niềm tin và lòng nhân ái bao la. Điều đó đã giúp cho các tác phẩm của ông luôn có sức sống lâu bền với độc giả.
+ Bằng tất cả tài năng của mình Go – rơ – ki đã trở thành nhà văn vi đại cho cho thế hệ trẻ bài học về niềm tin, về dũng khí và sáng tạo để bước vào thế kỉ XXI.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa khoa học và nghệ thuật.
Khoa học |
Nghệ thuật |
- Lao động tinh thần trên cơ sở tư duy logic - tư biện. - Biện pháp chính là trừu tượng hóa. - Sinh ra sản phẩm vật chất cụ thể - Các sản phẩm tinh thần chỉ là trung gian. - Kinh nghiệm tri thức là nền tảng. - Cần có óc tưởng tượng phi thường và khả năng chăm chú thế giới. - Tách xa các quan niệm triết học - độc lập với các quan hệ này - vì đối tượng của khoa học là tự nhiên. - Có cơ chế sáng tạo gần gũi với sáng tạo nghệ thuật (thí dụ như những vấn đề đặt ra trong Heuristik - phát hiện học rất đúng với quá trình sáng tác). - Nhà khoa học có thể làm việc độc lập với các biến động và sinh hoạt xã hội. - Sự cô đơn tính chất độc lập, cá tính sáng tạo là cần thiết. - v v |
- Lao động tinh thần trên cơ sở cảm quan hình tượng. - Biện pháp là nhập cảm kết hợp với suy đoán trừu tượng. - Sinh ra sản phẩm tinh thần không có con đường tác động trực tiếp vào sản xuất vật chất như khoa học. - Con đường gián tiếp này càng ngày càng dài ra. - Kinh nghiệm xúc cảm là nền tảng. - Cần có óc tưởng tượng phi thường nhờ khả năng liên tưởng "vô qui tắc" - cần khả năng chăm chú thế giới. - Gắn chặt với các quan niệm triết học - đối tượng là con người với tư cách là sản phẩm của xã hội và của tự nhiên (vế thứ hai này hay bị lãng quên một cách vô thức). - Nghệ sĩ chỉ có thể làm việc sáng tạo khi hòa nhập mình với đời sống xã hội - sự ở ẩn chẳng qua là một cách tổ chức công việc mà thôi. - Sự cô đơn trong suy nghĩ, tính độc lập của nhân cách và cá tính sáng tạo là cần thiết. |
2. Đọc hiểu
Nội dung chính:
Văn bản nêu lên giá trị của khoa học và nghệ thuật, mối quan hệ giữa kho học và nghệ thuật. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca và tuyệt đối hóa giá trị của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại.
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý cách tác giả nhấn mạnh ý kiến của mình.
Trả lời:
Trong đoạn văn bản, để khẳng định ý kiến của mình về khoa học, tác giả đã sử dụng các từ “không”, “có thể”, “hơn là”, “không những thế và bày tỏ sự chân thành, tự giác của bản thân”.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ở phần (2), tác giả đã nêu lên sự khác biệt chủ yếu nào giữa nghệ thuật và khoa học?
Trả lời:
Ở phần (2), tác giả đã nêu lên sự khác biệt chủ yếu nào giữa nghệ thuật và khoa học là:
Nghệ thuật là tình cảm, phụ thuộc vào cảm xúc, khuất phục trước cá tính, khó phá vỡ rào cản định kiến.
Khoa học thực nghiệm là kinh nghiệm, tri thức thông qua quan sát tỉ mỉ, lí luận logic, thoát khỏi thứ mà nghệ thuật không rũ bỏ được và nó mang tính quốc tế, nhân loại.
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả muốn khẳng định điều gì ở phần (3)?
Trả lời:
Phần (3) khẳng định của tác giả về một nền dân chủ nước Nga cùng với nền khoa học.
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý những bằng chứng mà tác giả sử dụng.
Trả lời:
- Những bằng chứng mà tác giả sử dụng:
+ Những người suốt ngày đi chăm hoa, bón cây trong vườn không phải là những người rỗi hơi, đó chính là người sẽ tạo ra những nhà nông học.
+ Nếu như không có toán học thì chắc chắn một xưởng may sẽ không bao giờ ra đời.
+ Thầy thuốc kê đơn chính là thành quả của biết bao nhà khoa học ngày đêm gian khổ nghiên cứu.
Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điều “mơ ước” đã cho thấy thái độ của tác giả với khoa học như thế nào?
Trả lời:
Điều “mơ ước” đã cho thấy thái độ của tác giả trân trọng, ngợi ca và tuyệt đối hóa giá trị của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại.
Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định mối quan hệ giữa các đoạn trong phần (4).
Trả lời:
Các đoạn trong phần (4) có mối quan hệ logic với nhau nhằm đưa ra tưởng tượng về “tòa thành khoa học”, giá trị của tòa thành ấy và điều mà con người cần phải làm trong lao động
Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điểm giống và khác nhau về nội dung thể hiện ở phần (1) và phần (5) là gì?
Trả lời:
- Điểm giống: Cả hai phần đều thừa nhận giá trị và vai trò quan trọng của khoa học trong việc khám phá và hiểu biết thế giới. Chúng đều nhấn mạnh sự sáng tạo và khả năng làm cho những điều tưởng chừng như không thể trở thành hiện thực thông qua các nghiên cứu và phát hiện khoa học.
- Điểm khác: Ở phần (1), tác giả có nhắc đến nghệ thuật nhưng ở phần (5), tác giả tuyệt đối hóa tầm quan trọng của khoa học.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả đã nhấn mạnh ý kiến của mình ở phần (1) bằng cách nào? Ưu điểm của cách nhấn mạnh đó là gì?
Trả lời:
Tác giả đã nhấn mạnh ý kiến của mình ở phần (1) bằng cách sử dụng những từ ngữ phủ định kết hợp với khẳng định mạnh mẽ và bộc lộ sự chân thành của mình. Việc này giúp tạo ra sự nổi bật và rõ ràng cho quan điểm của tác giả. Nhờ vào cách nhấn mạnh này, tác giả không chỉ thuyết phục người đọc về tính đúng đắn của quan điểm mà còn làm tăng sự đồng tình và chấp nhận từ phía người đọc.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Việc lí giải sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học được lí giải ở phần (2) nhằm mục đích gì? Nhận xét về cách nêu lí lẽ và phân tích bằng chứng trong phần này.
Trả lời:
Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học được lí giải ở phần (2) nhằm mục đích làm nổi bật sự ưu việt và giá trị chân lí của khoa học. Tác giả đã nêu ra các lí lẽ chặt chẽ và xác đáng, đồng thời cung cấp những bằng chứng thuyết phục để phân tích rõ ràng sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Câu nói của nhà khoa học nổi tiếng được trích dẫn trong phần (3) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện ý kiến của người viết?
Trả lời:
Câu nói của nhà khoa học nổi tiếng Timiryazev được trích dẫn trong phần (3) có tác dụng rất quan trọng trong việc thể hiện ý kiến của người viết. Câu nói này không chỉ làm tăng tính tin cậy của lập luận mà còn giúp thuyết phục người đọc về giá trị và tầm quan trọng của khoa học đối với nhân loại. Bằng việc sử dụng lời của một nhân vật uy tín trong lĩnh vực khoa học, tác giả củng cố quan điểm của mình, cho thấy rằng giá trị của khoa học được công nhận rộng rãi và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định luận điểm của phần (4). Những yếu tố nào góp phần tạo nên sức thuyết phục trong cách trình bày luận điểm này?
Trả lời:
- Luận điểm của phần (4):
+ Tưởng tượng về một tòa thành khoa học.
+ Giá trị mà tòa thành ấy đem đến cho con người.
+ Cách sống và làm việc từ khoa học.
- Thông qua hệ thống lí lẽ, lập luận chặt chẽ; đưa ra các dẫn chứng xác đáng đồng thời đặt ra vấn đề và đưa ra hướng giải quyết góp phần tạo nên sức thuyết phục trong cách trình bày luận điểm này.
Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào ở phần (5)? Từ cách viết phần kết của tác giả, em có thể học hỏi được điều gì?
Trả lời:
Thái độ của tác giả ở phần (5) được thể hiện rõ qua sự trân trọng, ngợi ca và tuyệt đối hóa giá trị của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại. Tác giả không chỉ khẳng định tầm quan trọng của khoa học mà còn nâng cao giá trị của nó đến mức tối đa, thể hiện sự tôn vinh và đánh giá cao vai trò của khoa học trong sự tiến bộ của xã hội.
Từ cách viết phần kết của tác giả, em có thể học hỏi rằng bên cạnh việc xây dựng hệ thống luận điểm, lí lẽ và cung cấp bằng chứng thuyết phục, việc đưa thêm cảm xúc cá nhân chân thành vào bài viết cũng rất quan trọng. Cảm xúc chân thành không chỉ giúp tạo sự kết nối sâu sắc với người đọc mà còn làm tăng tính thuyết phục và ảnh hưởng của bài viết, giúp người đọc cảm nhận được sự đam mê và lòng tin của tác giả đối với chủ đề được bàn luận.
Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khái quát và hệ thống lại những nội dung đọc hiểu văn bản Khoa học muôn năm! theo gợi ý trong sơ đồ sau:
Trả lời:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Thực hành tiếng Việt trang 122
Viết: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
Xem thêm các chương trình khác: