Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu (trang 86) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều
Với soạn bài Ông lão bên chiếc cầu trang 86 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu
Hê-minh-uê
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Ông lão bên chiếc cầu, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-mih-uê.
- Từ khoá “chiến tranh” gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ cùng thầy cô và các bạn.
Trả lời:
* Tiểu sử
– Hê-minh-uê (Ernest Miller Hemingway) ông sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899 – mất ngày 2 tháng 7 năm 1961.
– Nghề nghiệp: ông là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo.
– Quê quán: tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago.
– Gia đình: Cha ông là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Ông là con thứ hai trong số sáu chị em. Hê-minh-uê trải qua bốn cuộc hôn nhân. Ông có ba con trai.
– Ông là một phần của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20 của thế kỷ XX và là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh thế giới I, sau đó được biết đến qua “Thế hệ đã mất”.
* Sự nghiệp:
– Thuở nhỏ, Hê-minh-uê có năng khiếu âm nhạc nhưng lòng yêu thiên nhiên và tính hiếu động đã khiến ông gần gũi với những chuyến săn bắn, câu cá, đấm bốc…
– Năm 18 tuổi, ông rời ghế nhà trường sau khi tốt nghiệp trung học và đi làm phóng viên.
– Năm 19 tuổi ông gia nhập đội Hồng thập tự sang lái xe bên chiến trường I-ta-li-a trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
– Năm 20 tuổi, Hê-minh-uê quay lại Hoa Kì với đôi nạng gỗ và tấm huân chương do bị thương trên đất I-ta-li-a.
– Ông lấy vợ năm 22 tuổi rồi sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cũng trong năm này, ông cho ra mắt truyện ngắn đầu tay Trên miệt Mi-chi-gân (1921).
– Dẫu là nhà văn Hoa Kì nhưng hầu hết khoảng thời gian trong đời ông lại sống ở nước ngoài.
– Năm 1926, khi tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc” ra đời thì nhà văn Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Ba năm sau, “Giã từ vũ khí” được ra đời. Cuốn sách này kể về một mối tình thơ mộng nhưng lại cực kì bi đát của chàng trung úy Hen-ry và cô y tá Ca-tơ-rin.
– Vào những năm 1930, Hê-minh-uê thường xuyên đến Tây Ban Nha. Năm 1939, sau nhiều năm theo dõi và nhiều lần tới tham dự cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hoà của nhân dân Tây Ban Nha, Hê minh uê đã viết lên truyện ngắn “Chuông nguyện hồn ai”.
– Tuy luôn sống xa Tổ quốc nhưng nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của ông đa số là người Hoa Kì. Điều này phần nào đã cho thấy bóng dáng thực hay nét hư cấu nguyên mẫu tác giả Hê-minh-uê trong sáng tác của ông.
– Hê-minh-uê mất năm 1961 tại Két-chum, Ai-đa-hô, tự sát như nhiều thành viên khác của gia đình.
* Phong cách sáng tác
Hê-minh-uê được xem là một trong những người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giảm văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc… Chuyện được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của nhân vật. Các chi tiết, tình tiết phát triển theo nội tại khách quan của nhân vật. Nhà văn không còn là người hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách tâm lí, hành động của đối tượng được miêu tả để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ đích đã định trước. Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hê-minh-uê rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì hầu như chỉ độc mỗi nói hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân vật thì gần như chỉ là nghĩ.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính:
- Truyện kể về một ông lão ngồi bên cầu Qua câu chuyện, tác giả thể hiện tấm lòng yêu mến, khâm phục với những người lao động nghèo khổ nhưng có tấm lòng lương thiện.
- Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương. Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương. Câu chuyện còn nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý các chi tiết thể hiện bối cảnh của truyện.
Trả lời:
Các chi tiết thể hiện bối cảnh của truyện:
- Bối cảnh chung: Mở đầu tác phẩm tác giả đã nhắc đến bối cảnh của chiến tranh và sự xuất hiện của ông lão bên chiếc cầu.
- Bối cảnh riêng: Bên chiếc cầu phà nối qua sông E-brô nối giữa vùng thị trấn Xan Các lốt (quê hương của ông lão) với Tơ rô tơ sa vào ngày chủ nhật phục sinh. Ông lão có nhiệm vụ là phải băng qua cầu để thăm dò, tìm xem bước tiến của quân địch.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lời đối thoại cho biết các thông tin gì về nhân vật ông lão?
Trả lời:
Lời đối thoại cho biết Ông lão đến từ San Carlos. Ông là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì phải chăm sóc đàn gia súc của mình
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điều gì khiến ông lão lo lắng?
Trả lời:
Ông lão lo lắng về số phận của những con vật mà ông đã để lại ở San Carlos. Ông đã chăm sóc chúng trong suốt cuộc đời mình, và ngay cả khi buộc phải rời bỏ, ông vẫn không ngừng lo nghĩ cho chúng. Ông lo sợ hai con dê và bốn cặp chim bồ câu không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng trong khi chiến tranh đang đến gần.
Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Trả lời:
Đây là lời độc thoại, vì nó là suy nghĩ, tình cảm của ông lão đối với những con vật mà ông rất yêu quý và đã từng hết mực chăm sóc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy xác định để tài, bối cảnh, ngôi kể và các nhân vật trong truyện Ông lão bên chiếc cầu.
Trả lời:
- Đề tài: con người và loài vật trong chiến tranh.
- Bối cảnh chung: nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939).
Bối cảnh riêng: bên chiếc cầu phà nối qua sông E-brô nối giữa vùng thị trấn Xan Các lốt (quê hương của ông lão) với Tơ rô tơ sa vào ngày chủ nhật phục sinh.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
à Tác dụng: kể lại một cách chân thực những gì mà nhân vật tôi đã chứng kiến
- Nhân vật:
+ Ông lão
+ Nhân vật “tôi”
Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhân vật ông lão được thể hiện như thế nào trong văn bản? Em dự đoán điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Trả lời:
Ông lão hiện lên với chân dung bụi bặm, xám bẩn, mệt mỏi và dường như đã kiệt sức sau hành trình dài. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài cằn cỗi ấy là một tấm lòng lương thiện, giàu tình cảm, đặc biệt là tình thương dành cho các con vật nuôi của mình.
Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình
Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Trả lời:
Hai chi tiết hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão tạo sắc thái mỉa mai cho tác phẩm. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần. Thời điểm mong đợi lễ phục sinh, chào đón sự tái sinh trở thành thời điểm của cái chết và sự hủy diệt do chiến tranh.
Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh.
Có thể thấy, chiến tranh đã bứt tung ông lão khỏi gia đình, quê hương yêu dấu. Chiến tranh còn bứt ông lão khỏi những con vật mà ông đã từng chăm sóc, từng gắn bó, yêu thương. Chiến tranh đã vắt kiệt sức lực của lão nhất là khi lão đã già. Chiến tranh còn vắt kiệt cả ý chí của lão khiến lão cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa với mình, lão không quan tâm đến việc sống, chết, không thấy điều gì có ý nghĩa với lão ở cuối con đường.
Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của truyện (các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm...).
Trả lời:
- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Ông lão: biểu tượng cho nạn nhân của chiến tranh
+ Những con chim bồ câu: biểu tượng của hòa bình nhưng nó phải bay đi gợi sự liên tưởng: chiến tranh đã khiến cho hòa bình không còn chỗ đứng buộc phải bay đi nếu không sẽ phải chấp nhận cái chết. Hòa bình đã bay đi chỉ còn đó chiến tranh và sự chết chóc.
+ Con mèo phải tự xoay xở à số phận những người dân vô tội phải tự tìm cách tránh khỏi hòn tên mũi đạn của chiến tranh
+ Các hình ảnh biểu tượng: cây cầu - ranh giới của hai phe chiến tranh
- Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy ông lão đại diện cho những con người vô tội được cất tiếng nói, được nói ra những nối niềm đau đáu trong lòng và nhắc nhở chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của những con người vô tội ấy trong âm thanh gầm gào của chiến tranh.
- Độc thoại nội tâm: “Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến” cho thấy nội tâm, suy nghĩ của ông lão về quê hương của mình
Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc Hemingway không đặt tên cho ông lão trong thực sự mang một ý nghĩa khái quát và tượng trưng mạnh mẽ. Ông lão không chỉ là một cá nhân cụ thể, mà ông đại diện cho rất nhiều người vô danh, những nạn nhân của chiến tranh, những người dân thường không có quyền lực, không thể quyết định số phận của mình. Ông là hình ảnh của những người bị buộc phải rời bỏ quê hương, mất mát những gì thân thương nhất, và chịu đựng nỗi đau tinh thần cũng như thể xác do chiến tranh gây ra.
Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Truyện gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo em, thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
Câu chuyện "Old Man at the Bridge" của Ernest Hemingway gửi đến người đọc thông điệp về sự tàn khốc và vô nghĩa của chiến tranh đối với những con người bình dị, những người không liên quan trực tiếp đến xung đột nhưng lại là nạn nhân của nó. Qua hình ảnh ông lão già nua, kiệt sức và lo lắng cho những con vật nuôi của mình, Hemingway nhấn mạnh sự bất lực và tuyệt vọng mà chiến tranh gây ra, không chỉ đối với con người mà còn đối với mọi sự sống.
Chiến tranh không chỉ phá hủy vật chất mà còn làm suy kiệt tinh thần và tàn phá tình cảm của con người. Nó buộc người dân vô tội phải rời bỏ quê hương, từ bỏ những gì họ yêu quý nhất. Ông lão trong câu chuyện không chỉ đại diện cho một cá nhân, mà còn là hình ảnh của rất nhiều người bị cuốn vào cuộc chiến mà họ không muốn và không thể chống lại.
Trong thế giới hiện đại, chiến tranh vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, và hậu quả của nó vẫn tàn phá cuộc sống của hàng triệu người. Thông điệp của Hemingway nhắc nhở chúng ta về giá trị của hòa bình và sự cần thiết của việc bảo vệ những người yếu đuối, vô tội trong xã hội. Ngoài ra, câu chuyện còn phản ánh về trách nhiệm của con người với thiên nhiên, với những sinh vật nhỏ bé mà chúng ta có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ.
Trong cuộc sống hiện đại, khi những cuộc xung đột và khủng hoảng vẫn xảy ra, câu chuyện này là lời nhắc nhở về sự đau khổ mà chiến tranh gây ra và tầm quan trọng của lòng nhân ái, sự trắc ẩn đối với người khác. Nó kêu gọi chúng ta cần trân trọng hòa bình, đối xử nhân hậu với mọi sự sống và cùng nhau tìm cách bảo vệ những giá trị nhân bản trước sự khắc nghiệt của xung đột và bạo lực.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Thực hành đọc hiểu: Chiếc lược ngà
Viết: Phân tích một tác phẩm truyện
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
Xem thêm các chương trình khác: