Phản ứng S + 2H2SO4 đặc -> 3SO2↑+ 2H2O| S ra SO2

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của Phản ứng S + 2H2SO4 đặc -> 3SO2↑+ 2H2O| S ra SO2 giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

 

 

 

 

1 159 23/08/2024


Phản ứng S + 2H2SO4 đặc to 3SO2↑+ 2H2O

Phản ứng S + 2H2SO4 đặc -> 3SO2↑+ 2H2O| S ra SO2 (ảnh 1)

I. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ, H2SO4 đặc

II. Cách thực hiện phản ứng

Đun nóng S với H2SO4 đặc.

III. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Chất rắn màu vàng tan dần và xuất hiện khí mùi hắc làm sủi bọt khí

IV. Bạn có biết

Khí SO2 là một khí độc do đó quá trình làm thí nghiệm cần dùng bông tẩm kiềm tránh khí SO2 thoát ra ngoài.

V. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đun nóng S với H2SO4 đặc, dư hiện tượng phản ứng xảy ra là:

A. không có hiện tượng gì.

B. có khí mùi hắc thoát ra.

C. xuất hiện kết tủa vàng.

D. chất rắn màu vàng tan dần, có khí mùi hắc thoát ra.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

S + 2H2SO4 → 3SO2↑ + 2H2O

Hiện tượng: Chất rắn màu vàng (S) tan dần, có khí mùi hắc thoát ra.

Ví dụ 2: Cho S tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử S bị khử với số nguyên tử S bị oxi hóa là:

A. 2: 1

B. 1: 2

C. 1: 3

D. 3: 1

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phương trình hóa học:

S + 2H2SO4 → 3SO2↑ + 2H2O

⇒ Tỉ lệ số nguyên tử S bị khử với số nguyên tử S bị oxi hóa là 1:2.

Ví dụ 3: Đun nóng 1,6 gam S với H2SO4 đặc, dư thu được V (lít) khí ở đktc. Giá trị V là

A. 1,12

B. 2,24

C. 3,36

D. 4,48

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: nS = 1,632 = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

S + 2H2SO4 → 3SO2↑+ 2H2O

nSO2 = 3. nS = 3.0,05 = 0,15 mol

⇒ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

VI. Bài tập vận dụng

Ví dụ 1: Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình sau:

S + HNO3 → H2SO4 + NO2↑ + H2O

A. 7

B. 9

C. 16

D. 15

Đáp án đúng là: C

Phương trình hóa học:

S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2↑+ 2H2O

Tổng hệ số của các chất là: 1 + 6 + 1 + 6 + 2 = 16

Ví dụ 2: Đun nóng S với dung dịch HNO3 đặc dư thu được khí X. Khí X là:

A. NO

B. NO2

C. N2

D. SO2

Đáp án đúng là: B

S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2↑+ 2H2O

Khí X là NO2

Ví dụ 3: Đun nóng 3,2 gam S với dung dịch HNO3 đặc dư thu được V lít khí ở đktc. Giá trị V là

A. 13,44

B. 2,24

C. 4,48

D. 3,36

Đáp án đúng là: A

Ta có: nS = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2↑ + 2H2O

nNO2 = 6nS = 6.0,1 = 0,6 mol

V của NO2 = 0,6 .22,4 = 13.44 lít

Ví dụ 4: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. vôi sống.

B. cát.

C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.

Đáp án D

Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay tại điều kiện thường:

Hg + S → HgS ↓

Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.

Ví dụ 5: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 6,72

Đáp án C

nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol);

nS = 9,6/32 = 0,3 (mol)

Xét tỷ lệ số mol thì có thể thấy S dư; lượng chất các chất trong bài tính theo số mol Mg

nMg = nMgS = 0,2 (mol)

Phương trình hóa học

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S ↑

V = 0,2 .22,4 = 4.48 lít

Ví dụ 6: Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

A. 5,6 gam.

B. 11,2 gam.

C. 2,8 gam.

D. 8,4 gam.

Đáp án A

nS = 12,8/32 = 0,4 (mol)

mhh = mFe + mAl

Bảo toàn electron: 2nFe+ 3nAl = 2nS

56nFe + 27nAl = 11; 2nFe + 3nAl = 2. 0,4 = 0,8

nFe = 0,1, nAl = 0,2

mFe = 0,1 .56 = 5,6

Ví dụ 7: Đun nóng 9,6 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hoàn toàn A vào dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B. Xác định khối lượng mol khí B

A. 9

B. 13

C. 26

D. 5

Đáp án C

Phương trình hóa học

Mg + S → MgS

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg = 0,4 (mol); nS = 0,3 (mol)

nH2S = nMgS = nS = 0,3 mol;

nH2 = nMg (dư)= 0,4 – 0,3 = 0,1 (mol)

=> MY = (0,3.34 + 0,1.2)/(0,3 + 0,1) = 26

Ví dụ 8: Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?

A. S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.

C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.

Đáp án C

Câu không đúng là: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

Vì S phản ứng với oxi thể hiện tính khử: S + O2 → SO2 (nhiệt độ)

Ví dụ 9: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là

A. 1 : 2

B. 1 : 3

C .3 : 1

D. 2 : 1

Xem đáp án

Đáp án D

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

S là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa

=> tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là 2 : 1

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

1 159 23/08/2024