Công thức ankin

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của Công thức ankin giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

1 111 29/07/2024


Công thức Ankin

1. Định nghĩa

Axetilen (CH≡CH) và các chất tiếp theo có công thức phân tử C3H4, C4H6… có tính chất tương tự axetilen lập thành dãy đồng đẳng của axetilen được gọi là ankin.

Công thức chung của ankin như sau: CnH2n-2 (n >= 2).

2. Công thức

H - C Ξ C - H

3. Tính chất vật lí

  • Các ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

  • Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.

  • Giống ankan và anken, các ankin cũng không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

4. Tính chất hóa học

4.1. Phản ứng cộng

Tùy từng điều kiện phản ứng mà ankin tham gia phản ứng cộng với một hoặc hai phân tử tác nhân tạo thành hợp chất không no loại anken hoặc hợp chất no.

- Phản ứng cộng hidro

- Phản ứng cộng brom, clo của ankin

- Phản ứng cộng HX của ankin (X là OH, Cl, Br, CH3COO…)

- Phản ứng đime và trime hóa

4.2. Phản ứng oxi hóa

- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Tương tự như anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

2CnH2n-2 + (3n-1)O2 → 2nCO2 + 2(n-1)H2O (Điều kiện: Nhiệt độ)

5. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, ), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

Giải

Gọi công thức phân tử ankin X: CnH2n2 n 2

CnH2n2 + H2  Pb/PbCO3 , t0  CnH2n   0,1     0,1                                (mol)                  

Sau phản ứng thu được 2 hidrocacbon ankin X dư

nX > 0,1 MX < 3,120,1=31,2ankin X là C2H2

Bài 2: Một hỗn hợp khí M gồm ankin X và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp M với bột Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí N có tỉ khối hơi so với CH4 là 1,0. Ankin X là

Giải

Ta có dNCH4=1MN=16 H2 dư.

Gọi nCnH2n  2 :x molnH2:y mol

dMCH4=0,6MM=9,6(14n+2)x+2yx+y=9,6(1)

Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn hỗn hợp N gồm CnH2n + 2: x mol và H2 dư (y - 2x) mol.

(14n+2)x+2(y2x)x+(y2x)=16(2)

Từ (1) và (2) y = 4x n = 3

CH≡C-CH3 metylaxetilen

Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung X trong bình kín có xúc tác là Ni, sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br2 có nồng độ a mol/lít. Giá trị của a là

Giải

nhhX = 0,1 + 0,2 + 0,7 = 1 (mol)

1 mol hỗn hợp X (C2H4; C2H2; H2) 0,8 mol hỗn hợpY (C2H6; H2 dư, C2H2 dư, C2H4 dư)

ngiảm = nH2 pu =nX nY =10,8=0,2 mol

Khi cho Y phản ứng với dung dịch Br2 chỉ có C22 dư, C2H4 dư phản ứng

 nBr2pu =nC2H4+2nC2H2 nH2 pu =0,1+2.0,20,2=0,3 mol

a=0,30,1=3 (M)

Bài 4: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Tính số mol H2phản ứng?

Giải

Theo bài:

Bảo toàn khối lượng: mY = mX = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8g

nY=mYMY=5,829=0,2mol

nH2 pu= (0,3+0,1)0,2=0,2 (mol)VH2 =0,2.22,4=4,48l

Bài 7: Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C2H2 lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 2,7 gam. Thành phần phần trăm thể tích của C2H2 có trong hỗn hợp X là

Bài 8: Cho m gam propin tác dụng với H2 dư (Ni, ) thu được (m + 8) gam sản phẩm hữu cơ Y. Giá trị của m là:

Bài 9: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

1 111 29/07/2024