CH4 (Metan) là gì? Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của CH4 (Metan)
Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của CH4 (Metan) giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.
CH4 (Metan) là gì?
1. Định nghĩa của Metan
- Định nghĩa: Metan (CH4) là một hydrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng của ankan. Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và rất ít tan trong nước.
- Công thức phân tử: CH4.
- Công thức cấu tạo:
- Danh pháp
+ Tên quốc tế: CH4 có tên gọi là metan.
+ Tên gốc Ankyl: CH3 - có tên gọi là metyl.
2. Tính chất hoá học của Metan
2.1. Tác dụng với oxi
- Metan cháy tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.
- Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt. Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.
2.2. Tác dụng với clo
- Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
Viết gọn:
- Phản ứng trên, nguyên tử hidro của metan được thay thế bởi nguyên tử clo. Vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế.
2.3. Phản ứng nhiệt phân
2CH4 C2H2 + H2
3. Tính chất vật lí của Metan
Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí ( d=16/29) và rất ít tan trong nước. Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong dầu mỏ (khí dầu mỏ hay khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogaz.
4. Nhận biết Metan
+ Cách 1: Đốt cháy khí metan rồi cho sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng xuất hiện kết tủa vẩn đục trắng, ta sẽ nhận biết được khí metan.
+ Cách 2: Cho khí metan tác dụng với clo dưới ánh sáng. Sau đó cho quỳ tím ẩm vào, quỳ hóa đỏ, ta sẽ nhận biết được khí metan.
5. Điều chế Metan
5.1. Trong công nghiệp
Metan và các đồng đẳng được tách từ khí thiên nhiên và dầu mỏ.
5.2. Trong phòng thí nghiệm
Khi cần một lượng nhỏ metan, người ta nung natri axetat với vôi tôi xút, hoặc có thể cho nhôm cacbua tác dụng với nước:
6. Ứng dụng của Metan
- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt, vì vậy nó được dùng làm nhiên liệu trog đời sống và trong sản xuất.
- Metan là nguyên liệu để điều chế hidro theo sơ đồ:
Metan + Nước cacbon đioxit + hidro
- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
7. Bài tập liên quan Metan
Câu 1: Tính chất vật lý cơ bản của metan là
A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. Chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Lời giải:
Đáp án D
Câu 2: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?
A. C2H4.
B. CH4.
C. C2H2.
D. C6H6.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 3: Trong phân tử metan có
A. 4 liên kết đơn C-H.
B. 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H.
C. 2 liên kết đơn C-H và 2 liên kết đôi C=H.
D. 1 liên kết đơn C-H và 3 liên kết đôi C=H.
Lời giải:
Đáp án A
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)