Nhiệt phân NaNO3

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng Nhiệt phân NaNO3 giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

 

1 217 01/08/2024


Nhiệt phân NaNO3

1. Định nghĩa

Natri nitrat là hợp chất hoá học có công thức NaNO3. Muối này, còn được biết đến với cái tên, diêm tiêu Chile hay diêm tiêu Peru (do hai nơi này có lượng trầm tích lớn nhất) để phân biệt với kali nitrat, là một chất rắn màu trắng tan trong nước. Dạng khoáng vật còn có tên là nitratine, nitratite hay soda niter.

2. Tính chất

a) Vật lí

- Natri nitrate là một chất rắn có màu trắng, không màu có vị ngọt và tan trong nước.

- Khối lượng mol: 84.9947 g/mol

- Khối lượng riêng; 2.257 g/cm3, rắn

- Điểm nóng chảy: 308 °C

- Điểm sôi: 380°C (phân hủy)

- Độ hòa tan trong nước: 730 g/L (0°C)

- Độ hòa tan: tan rất tốt trong amoniac; tan được trong cồn

- Chiết suất (nD): 1.587 (dạng tam giác).

b) Hóa học

- NaNO3 có tính chất oxy hóa khử khi cho kẽm tác dụng với NaNO3 trong dd NaOH:

NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3 + 4Na2ZnO2

- NaNO3 với phản ứng trao đổi khi Đun hỗn hợp natri nitrat (NaNO3) với axit sunfuric (H2SO4) đặc. Hơi HNO3thoát ra được dẫn vào bình làm lạnh và ngưng tụ.

H2SO4 + NaNO3 → HNO3 + NaHSO4

- NaNO3 với phương trình hóa học hữu cơ khi Cu tác dụng với H2SO4/NaNO3.

3Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3 → 4H2O + Na2SO4 + 2NO + 3CuSO4

3. Nhiệt phân

2NaNO3 2NaNO2 + O2
Natri Nitrat Natri nitrit oxi
Muối Muối

- Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: 380 - 500°C Dung môi: dung dịch Na2O, NO2

- Hiện tượng nhận biết

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

- Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm NaNO2(Natri nitrit), O2(oxi), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia NaNO3 (Natri Nitrat), biến mất.

4. Bài tập vận dụng

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

Giải

Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là NaNO2

Phương trình phản ứng nhiệt phân:

2NaNO3 t° 2NaNO2 + O2

Lưu ý: Nhiệt phân muối nitrat kim loại:

Muối nitrat đứng trước Mg nhiệt phân tạo muối nitrit và O2

2KNO3 t° 2KNO2 + O2

Muối nitrat của kim loại từ Mg → Cu nhiệt phân tạo oxit kim loại, NO2 (nâu đỏ), O2

2Cu(NO3)2 t° 2CuO + 4NO2+ O2

Muối đứng sau Cu nhiệt phân ra kim loại, NO2, O2

2AgNO3 t° 2Ag + 2NO2 + O2

Bài 2: Nung m gam Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng giảm 5,4 gam. Tính khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân.

Giải

Gọi số mol Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là x
Phương trình phản ứng nhiệt phân là:
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
x x 2x 0,5x
Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của khí sinh ra nên ta có:
mNO2+ mO2 => 2x.46 + 0,5x.32 = 5,4 ⇒ x = 0,05 mol
Khối lượng Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là:
mCu(NO3)2 = 0,05* (64 + 14.2 + 16.3.2) = 9,4 gam
Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn 8.5 gam NaNO3 thì thể tích khí ở đktc thoát ra là:
Giải
Phương trình nhiệt phân NaNO3: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
Số mol của NaNO3 là: nNaNO3 = 8.5/85 = 0.1 mol
Số mol của khí O2 thoát ra là: nO2 = nNaNO3/2 = 0.05 mol
Thể tích khí O2 thoát ra ở đktc là: V = 0.05 * 22.4 = 1.12 lít
Bài 4: Nhiệt phân muối nào sau đây không thu được muối nitrit?
A. NaNO3.
B. KNO3.
C. LiNO3.
D. Mg(NO3)2.
Đáp án D
Phản ứng nhiệt phân: 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2↑
Bài 5: Nhiệt phân hoàn toàn 35,8g hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối với H2 bằng 20. Khối lương Cu(NO3)2?
Bài 6: Nhiệt phân hoàn toàn 83,5g hỗn hợp hai muối nitrat A(NO3)2 và B(NO3)2 là kim loại họ s và tác dụng được với nước ở điều kiện thường, B là kim loại họ d tới khi tạo thành những oxut, thể tích hỗn hợp khí thu được NO2 và O2 là 26,88l. Sau khi cho hỗn hợp này đi qua dung dịch NaOH dư thì thể tích của hỗn hợp khí giảm 6 lần. Thành phần % theo khối lượng của từng muối trong hỗn hợp ban đầu là?
Bài 7: Nung 19,4g hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y vào dung dịch HCL dư có 4,32g chất rắn không tan. Cho Z tác dụng với dung dịch HCL dư thì có khí không màu thoát ra hóa nâu trong không khí. Phần trăm khối lặng của AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu là?
Bài 8: Cho 4,95g hỗn hợp 2 muối kim loại nitrat kim loại khan (trong đó có 1 muối là kim loại kiềm) được nung nóng. Sản phẩm tạo ra gồm 1,38g chất rắn A và hỗn hợp khí và hơi. Nếu đem hỗn hợp này nung lên đến 1000 độ C thì có thể tích là 6,26l khi đó khí NO2 bị phân tích thành NO và O2. Tìm công thức của 2 muối.
Bài 9: Nhiệt phân hoàn toàn 8,08g muối X thu được 1,6g chất rắn Y và hỗn hợp khí và hơi Z. Hấp thụ hoàn toàn Z vào 200g dung dịch NaOH 1,2% thu được dung dịch chỉ chứa 1 muối có nồng độ 2,47%. Tính phần trăm khối lượng của oxi trong X.?

1 217 01/08/2024