Muối trung hòa là gì?

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng Muối trung hòa giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

1 99 31/07/2024


Muối trung hòa

1. Định nghĩa

Muối trung hòa là muối được tạo thành từ kết quả của sự tương tác giữa axit và bazo. Đây là muối không còn Hidro có thể phân li trong Anion gốc axit. Muối này có độ pH trung tính dao động trong khoảng từ 7.0 – 7.5.

2 Công thức

Phương trình phản ứng: HCl + NaOH → NaCl + H2O

3. Tính chất

3.1 Tạo muối Kali Clorua

Để tạo ra muối Kali Clorua có thể sử dụng Axit Clohiđric phản ứng với Kali Hydroxide. Phương trình phản ứng:

HCl + KOH → KCl + H2O

3.2. Tạo muối Natri Cacbonat

Cho Natri Hydroxide phản ứng với Axit Cacbonic sẽ tạo ra muối Natri Cacbonat và nước. Phương trình phản ứng:

NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + H2O

3.3. Tạo muối Natri Clorua

Muối Natri Clorua được tạo thành từ phản ứng Axit Clohidric với Natri Hydroxide. Trong phản ứng này, Axit Clohidric có ion H+ và Natri Hydroxide có OH- kết hợp với nhau tạo nên muối và nước.

Phương trình phản ứng: HCl + NaOH → NaCl + H2O

3.4. Tạo muối Natri Sunfat

Quá trình phản ứng Natri Hydroxide với Axit Sunfuric sẽ tạo thành muối Natri Sunfat và nước. Đây là phản ứng trung hòa với phương trình chi tiết:

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

3.5. Tạo muối Axit Axetic

Muối Axit Axetic được tạo thành từ Natri Hydroxide và Axit Axetic. Phương trình phản ứng: NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O

4. Ứng dụng

  • Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp: Muối trung hòa được dùng để điều chỉnh hóa học trong công nghiệp hay làm mềm nước trong chế biến thực phẩm.
  • Ứng dụng trong truyền tải xung điện và điện giải: Với khả năng dẫn điện tốt nên muối này được dùng để truyền tải xung điện hay làm chất điện giải. Ví dụ như: Điện cực, pin…
  • Ứng dụng trong thú y và nuôi trồng: Sử dụng muối trung hòa để cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào cho vật nuôi, cây trồng phát triển khỏe mạnh. Từ đó có thể chống chọi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Ứng dụng trong nấu ăn: Muối Natri Clorua (NaCl) được sử dụng để bổ sung khoáng chất, tăng hương vị hay làm mềm thịt. Dp đó, đây là muối có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm.
  • Ứng dụng trọng hóa học: Trong các phản ứng hóa học, loại muối này được sử dụng để điều chỉnh độ pH. Nhờ đó, quá trình trung hòa axit hoặc bazo diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn.
  • Ứng dụng trong y học: Đối với cơ thể, muối trung hòa giúp bổ sung nguồn khoáng chất thiết yếu như: Kali, Natri… Trong đó, muối Natri Clorua được dùng trong tiêm truyền để cân bằng điện giải và hỗ trợ điều trị mất nước của con người.

5. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl3. Hiện tượng phản ứng diễn ra như thế nào?

A. Xuất hiện kết tủa đỏ nâu.

B. Thấy kết tủa trắng xanh.

C. Có kết tủa màu trắng

D. Thấy khí thoát ra

Đáp án: Câu trả lời là đáp án A

Với phương trình phản ứng: FeCl3 +3KOH → Fe(OH)3 kết tủa + 3KCl

Bài 2: Cho x gam K2CO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 3.36l khí (ĐKTC). Số lượng gam x là bao nhiêu?

Giải

Ta có phương trình phản ứng: K2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Vậy nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol)

nCO2 = nK2CO3 = 0,15 (mol)

→ mK2CO3 = 0,15.138 = 20,7gram

Đáp án: 20,7gram

Bài 3: Cho dãy các chất Al, Al(OH)3, NaHCO3, Na2SO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch H2SO4, vừa phản ứng được với dung dịch KOH là

Giải

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4+ 2H2O + 2CO2

2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3+ 2H2O

H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O

Zn(OH)2+ 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O. Vậy các chất vừa phản ứng được với dung dịch H2SO4, vừa phản ứng được với dung dịch KOH là: Al, Al(OH)3, NaHCO3, Zn(OH)2

Bài 4: Cho m gam K2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của m là:

Giải

Xét Phương trình hóa học:

K2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

nCO2= 3,36/22,4 = 0,15mol

Theo phương trình hóa học: nK2CO3 = nCO2 = 0,15 mol

=> m = mK2CO3 = 0,15.138 = 20,7 gam

Bài 5: Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỷ lệ mol 3:1, với điều kiện 100ml dung dịch A được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH chứa 20g NaOH / 1 lít.

1. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong A

2. 200 ml dung dịch A phản ứng tối đa với bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M.

3. Tính tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng giữa 2 dung dịch A và B.

Giải

1. Gọi x là số mol H2SO4, 3x là số mol HCl

Số mol NaOH có trong 1 lít dụng dịch A là:

n (NaOH) = m (NaOH) / N (NaOH) = 20 / 40 = 0,5 mol

Nồng độ mol của NaOH có trong dung dịch A là:

Cm (NaOH) = n (NaOH) / V (A) = 0,5 / 1 = 0,5 M

Số mol NaOH đã dùng trong phản ứng trung hòa là:

n (NaOH) = 0,05.0,5 = 0,025 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

HCl + NaOH -> NaCl + H2O (1)

3x 3x

H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O (2)

x 2x

Từ hai phản ứng trên ta có:

3x + 2x = 0,025 => 5x = 0,025 => x = 0,005

Do vậy nồng độ các axit trong dung dịch A là:

Cm (H2SO4) = 0,005 / 0,1 = 0,05 M Cm (HCl) = 0,015 / 0,1 = 0,15 M

2. Gọi HA là axit đại diện cho 2 axit, 200ml dung dịch A chưa 0,05 mol HA.

Gọi MOH là bazơ có trong dung dịch B, nMOH = 0,4 mol

Phản ứng hóa học:

HA + MOH -> MA + H2O

=> n (MOH) = n (HA) = 0,05 mol

Để 0,4V = 0,05V = 0,125 lít = 125 ml

3. Theo kết quả: nNaOH = 0,025 mol,

nBaOH = 0,0125 mol,

nHCl = 0,03 mol,

nH2SO4 = 0,01 mol

Bảo toàn khối lượng muối:

m (muối) = m(SO4) + m(Na) + m(Ba) + m(Cl) = 0,01.96 + 0,025.23 + 0,0125.137 + 0,03.35,5 = 4,3125 (g)

Bài 6: Cho m gam K2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

Bài 7: Có 4 dung dịch riêng biệt: K2CO3, K2SO4, KNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?

Bài 8: Cho các phát biểu sau:

(a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (hiđro có tính axit).

(b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+.

(c) Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+).

(d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ.

(e) Muối trung hòa là muối không còn hiđro có khả năng bị thay thế bởi kim loại.

Số phát biểu đúng là:

A. 4
B. 3
C. 5
D. 2

1 99 31/07/2024