Phản ứng hóa hợp là gì?

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng Phản ứng hóa hợp giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

1 57 02/08/2024


Phản ứng hóa hợp

1. Định nghĩa

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

2. Đặc điểm

Phản ứng hóa hợp có thể có sự thay đổi số oxi hóa hoặc không thay đổi số oxi hóa tùy vào bản chất chất tham gia.

3. Phân loại

3.1. Phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa

  • Đơn chất + Đơn chất → Hợp chất

Kim loại điển hình + Phi kim điển hình → Hợp chất ion

4Al + 3O2→ 2Al2O3

  • Phi kim + Phi kim → Hợp chất cộng hóa trị

S + O2 → SO2

  • Đơn chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị

H2 + C2H4 → C2H6

  • Hợp chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị

C2H4 + H2O → C2H5OH

3.2. Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa

  • Oxit bazơ + Oxit axit → Muối

CaO + CO2→ CaCO3

  • Oxit bazơ + Nước → Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

  • Oxit axit + Nước → Axit

SO3 + H2O → H2SO4

  • Oxit axit + Bazơ → Muối axit

SO2 + KOH → KHSO3

  • Amoniac + Axit → Muối amoni

NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

4. Ứng dụng

Phản ứng hóa hợp có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày và các ngành công nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng của phản ứng hóa hợp:

- Sản xuất các hợp chất hóa học: Phản ứng hóa hợp được sử dụng để sản xuất các hợp chất hóa học quan trọng như axit sulfuric (phản ứng giữa SO3 và H2O), axit nitric (phản ứng giữa NO2 và H2O), các muối và este.

- Sản xuất kim loại và hợp kim: Trong công nghiệp metalurgi, phản ứng hóa hợp được sử dụng để sản xuất và tinh chế các kim loại như sắt, nhôm, đồng, kẽm và các hợp kim kim loại khác. Ví dụ, phản ứng giữa sắt và clor để tạo ra sắt trichlorua.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: Phản ứng hóa hợp được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch và đá vôi. Ví dụ, phản ứng giữa vôi, nước và CO2 để tạo ra canxi dihydrocacbonat, thành phần chính của xi măng.

- Sản xuất dược phẩm: Trong ngành dược phẩm, phản ứng hóa hợp được sử dụng để tổng hợp và sản xuất các chất dược phẩm quan trọng. Ví dụ, phản ứng hợp chất hoá học để tạo ra thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu.

- Sản xuất năng lượng: Phản ứng hóa hợp được sử dụng trong các quá trình sản xuất năng lượng như cháy và phản ứng hạt nhân. Ví dụ, phản ứng hóa hợp giữa hydro và oxi trong khí quyển tạo ra nhiệt và nước, được sử dụng để sản xuất năng lượng điện.

- Sản xuất các sản phẩm hữu cơ: Phản ứng hóa hợp cũng được sử dụng để tổng hợp và sản xuất các sản phẩm hữu cơ như nhựa, sợi tổng hợp và chất lỏng hóa dầu.

5. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp

A. Zn + H2SO4 loãng→ ZnSO4+ H2

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. CaCO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}CaO + CO2

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Đáp án B

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Câu 2. Cho phản ứng: C + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CO2. Phản ứng trên là:

Chất mới CO2 được tạo thành từ 2 chất ban đầu là C và O2 => đây là phản ứng hóa hợp. C phản ứng cháy với O2 tỏa nhiều nhiệt.

Câu 3: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. 2Mg + O2\overset{t^{o} }{\rightarrow}2MgO

C. 2KClO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}2KCl + 3O2

D. Na + H2O → 2NaOH + H2

Đáp án B

B. 2Mg + O2\overset{t^{o} }{\rightarrow}2MgO

Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp

A. CuO + H2→ Cu + H2O

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

D. CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O

Đáp án B

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3

Đáp án D

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3

Câu 6: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

A. AlCl3 và Na2CO3

B. HNO3 và NaHCO3

C. NaAlO2 và KOH

D. NaCl và AgNO3

Đáp án C

Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là chất không phản ứng được với nhau

A. AlCl3 và Na2CO3loại vì

3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2+ 6NaCl

B. HNO3 và NaHCO3 loại vì

Ba(NO3)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + 2NaNO3 + CO2 + H2O

C. NaAlO2 và KOH đúng vì

Không phản ứng

D. NaCl và AgNO3 loại vì

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

Câu 7: Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp

A. Cu + H2SO4→ CuSO4 + H2

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. CaCO3 → CaO +CO2

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Đáp án B

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 8. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:

A. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa

B. Lò luyện gang dung không khí giàu oxi

C. Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2 là phản ứng hóa hợp

D. Đèn xì oxi- axetilen là một trong những ứng dụng của oxi

Đáp án C

Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2là phản ứng hóa hợp => là phản ứng thế

Câu 9. Đâu không là phản ứng hóa hợp

A. 2Cu + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2CuO

B. 2Fe + 3Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2FeCl3

C. Mg + S → MgS

D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Đáp án D

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng D có 2 chất sản phẩm nên không phải phản ứng hóa hợp.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ đều là phản ứng oxi hóa – khử.

B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.

C. Các phản ứng hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.

D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxi hóa khử.

Đáp án B

Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.

1 57 02/08/2024