Chuyên đề Bất phương trình bậc nhất một ẩn mới nhất - Toán 8

Với Chuyên đề Toán 8 Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Toán lớp 8 giúp bạn học tốt môn Toán hơn.

1 571 27/08/2022


Mục lục Chuyên đề Toán 8 Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Chuyên đề Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Xem chi tiết 

Chuyên đề Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Xem chi tiết 

Chuyên đề Bất phương trình một ẩn

Xem chi tiết 

Chuyên đề Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Xem chi tiết 

Chuyên đề Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Xem chi tiết 

Xem thêm các bài Chuyên đề Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:

Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Chương 2: Phân thức đại số

Chương 1: Tứ giác

Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác

Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

--------------------------------------------------------

Chuyên đề Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng - Toán 8

A. Lý thuyết

1. Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số

Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra một trong ba trường hợp sau:

+ Số a bằng số b, kí hiệu là a = b.

+ Số a nhỏ hơn số b, kí hiệu là a < b.

+ Số a lớn hơn số b, kí hiệu là a > b.

+ Số a không nhỏ hơn số b, kí hiệu a ≥ b.

+ Số a không lớn hơn số b, kí hiệu a ≤ b.

2. Bất đẳng thức

Hệ thức dạng a < b (hay dạng a > b; a ≥ b; a ≤ b) được gọi là bất đẳng thức a gọi là vế trái, b gọi là vế phải của bất đẳng thức.

Ví dụ:

Bất đẳng thức 7 + (- 3) > 3 có vế trái là 7 + (- 3), vế phải là 3.

Bất đẳng thức x2 + 1 ≥ 1 có vế phải là x2 + 1, vế trái là 1.

3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Tính chất: Cho ba số a,b và c, ta có

Nếu a < b thì a + c < b + c.

Nếu a ≤ b thì a + c ≤ b + c.

Nếu a > b thì a + c > b + c.

Nếu a ≥ b thì a + c ≥ b + c.

Chú ý: Tính chất của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức

Ví dụ:

Ta có √ 2 < 3 ⇒ √ 2 + 2 < 3 + 2

Ta có - 2000 > - 2001 ⇒ - 2000 + (- 111) > - 2001 + (- 111).

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?

4 + (- 3) ≤ 5 (1)

6 + (- 2) ≤ 7 + (- 2) (2)

24 + (- 5) > 25 + (- 6) (3)

A. (1),(2),(3) 

B. (1),(3) 

C. (1),(2) 

D. (2),(3)

+ Ta có:

Bài tập: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

⇒ 4 + ( - 3 ) < 4 + 1 hay 4 + ( - 3 ) < 5.

→ Khẳng định ( 1 ) đúng.

+ Ta có:

Bài tập: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

⇒ 6 + (- 2) < 7 + (- 2)

→ Khẳng định (2) đúng.

+ Ta có: 24 < 25

⇒ 24 + (- 5) < 25 + (- 5)

→ Khẳng định (3) sai.

Chọn đáp án C.

Bài 2: Cho a - 3 > b - 3. So sánh hai số a và b

A. a ≥ b 

B. a < b 

C. a > b 

D. a ≤ b

Ta có a - 3 > b - 3

⇒ (a - 3) + 3 > (b - 3) + 3

⇔ a > b

Chọn đáp án C.

1 571 27/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: