Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) trang 52 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) trang 52 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 142 13/11/2024


Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) trang 52 Tập 1

* Yêu cầu

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (tên tác phẩm, tên tác giả), nêu được nhận định chung của người viết về tác phẩm.

- Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.

- Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Hồn tôi vang tiếng trống trường

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, nêu nhận định chung về tác phẩm.

+ Tác giả: Hồ Dzếnh (1916 – 1991) là tác giả nổi bật trong phong trào Thơ mới.

+ Tác phẩm: Bài thơ “Trưa vắng” trích trong tập “Quê ngoại” (1942).

- Phân tích để làm rõ nội dung chủ đề của bài thơ.

+ Phân tích “hồn tôi” – biện pháp ẩn dụ chỉ ngôi trường nho nhỏ mà tác giả từng gắn bó thời thơ ấu. Nội dung: Ngôi trường là một thế giới đầy ăm ắp những kỷ niệm, cảm xúc thân thương.

+ Phân tích “những giờ vui trước”, “sâu rộng” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dùng cảm nhận không gian để miêu tả thời gian. Nội dung: Thể hiện cảm xúc ngập tràn trong tâm hồn, những năm tháng không thể nà quên ấy không chỉ luôn sống trong kí ức mà còn trở thành nguồn động lực để đi tới tương lai.

+ Phân tích câu hỏi tu từ “Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?”. Nội dung: Vẻ đẹp cuộc đời và tình yêu tha thiết dành cho cuộc đời.

+ Phân tích hình ảnh “cỏ”, “gió”, “lá”, “bạn trường”, “bóng phù vân”, “mái tóc”. Nội dung: Những câu thơ miêu tả thien nhiên và miêu tả con người chất chứa những ngậm ngùi trước dòng chảy thời gian.

+ Phân tích hình ảnh “chim cành động nắng”, “lá reo”, “trưa im”, trống học”. Nội dung: Đây là dấu ấn của những kỷ niệm xưa vẫn không phai mờ trong tâm trí của tác giả. Với tác giả, quá khứ không chỉ là những hoài niệm mà quá khứ vẫn đang hiện hữu trong hiện tại.

- Chỉ ra những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của thể thơ song thất lục bát trong việc thể hiện nội dung chủ đề.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Phép đối.

+ Cách ngắt nhịp 2/2/2/2 và 2/6.

+ Câu hỏi tu từ.

- Phân tích các phần kế tiếp nhau theo bố cục của bài thơ.

- Liên hệ, mở rộng.

+ Liên hệ, mở rộng với bài thơ “Nhớ đồng” – Tố Hữu.

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

­+ Sống dậy trong ta những kỉ niệm của tuổi thơ ấu.

+ Khiến ta thêm trân trọng, yêu quý những phút giây mình đã và đang sống.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Có thể lựa chọn tác phẩm thơ song thất lục bát trong hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa:

+ Trong chương trình sách giáo khoa đã học: Tiếng đàn mưa (Bích Khuê), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn),…

+ Ngoài chương trình sách giáo khoa: Cảnh vui của nhà nghèo (Tản Đà), Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải),…

b. Tìm ý

- Để tìm ý cho bài văn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát, em cần thực hiện các bước sau:

+ Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (nếu có) và những thông tin khác có liên quan để viết phần Mở bài và liên hệ, mở rộng khi phân tích.

+ Xác định bố cục của tác phẩm và nội dung chính của từng phần.

+ Xác định những nỗi niềm tâm tư, xúc cảm chủ đạo trong tác phẩm.

+ Tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để truyền tải nội dung chủ đề như đặc điểm của thể thơ song thất lục bát (vần, nhịp,…), từ ngữ (đặc biệt là các từ ngữ chỉ xúc cảm, trong đó có cả từ tượng thanh, từ tượng hình,…), biện pháp tu từ (điệp thanh, điệp vần, so sánh, ẩn dụ),…

- Nghị luận về một tác phẩm thơ song thất lục bát, bài viết nên kết hợp phan tích nội dung và nghệ thuật để làm rõ sự hô ứng, hòa quyện của hai phương diện này trong cùng một (hoặc một nhóm) câu thơ. Việc triển khai bài viết sẽ thuận lợi hơn khi lần lượt phân tích theo trình tự các phần của tác phẩm thơ.

c. Lập dàn ý

- Tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một dàn ý chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài:

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (nhan đề, tên tác giả)và nêu ý kiến chung về tác phẩm.

Thân bài

- Lần lượt phân tích các phần theo bố cục tác phẩm:

+ Phần 1: (từ câu… đến câu…): Phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,… và một số nét đặc sắc về nghệ thuật.

+ Phần 2: (từ câu… đến câu…): Phân tích những tâm tư, niễm niềm, khát vọng,… và một số nét đặc sắc về nghệ thuật.

+ …

- Ngoài cách phân tích tác phẩm theo bố cục, có thể phân tích theo cách lần lượt đi từ nội dung đến hình thức nghệ thuật hoặc ngược lại.

Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2. Viết bài

- Việc thực hiện bài viết đòi hỏi triển khai đầy đủ các ý đã có trong dàn ý. Mỗi ý trong phần Thân bài nên được viết thành một đoạn văn. Khi viết, lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp, thể hiện được quan điểm và tình cảm của người viết, tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Nên sử dụng hiệu quả các thông tin ngoài tác phẩm (nếu có), giúp cho việc phân tích các giá trị của tác phẩm được rõ ràng, nổi bật hơn.

- Lưu ý: Với trường hợp tác phẩm thơ dài, có thể chí trích dẫn ở mỗi phần những câu thơ, đoạn thơ quan trọng và phân tích sâu. Tùy điều kiện, thời gian làm bài để có cách xử lí thích hợp.

* Bài viết tham khảo:

Trong cuốn sách “Tôi, thầy tôi và nhà thông thái”, Hồ Si Minh Đô đã viết “Một đất nước mà người phụ nữ thủy chung đã nhập vào hồn thiêng sông núi, trở thành những hòn Vọng Phu nêu cao danh tiết trước hai vầng nhật nguyệt. Một đất nước có chuyện Phạm Công xuống âm phủ tìm vợ và nàng Thoại Khanh trong chinh chiến đã móc mắt cứu mẹ trên đường đi tìm chồng, một đất nước mà nhìn cái bến, con thuyền cũng cảm nhận được vẻ đẹp trung trinh của người phụ nữ chờ đợi người thương. Đất nước ấy, lòng thủy chung của người phụ nữ chờ đợi người thương. Đất nước ấy, lòng thủy chung của người phụ nhữ phải là một thứ vàng đã qua thử lửa.” Và tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được dịch giả Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích diễn nôm, mà đặc biệt là đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng đã thể hiện sâu sắc nỗi niềm mong nhớ, tình cảm thủy chung của người chinh phụ.

Đặng Trần Côn là nhà thơ đất Thanh Trì, Hà Nội sống vào khoảng thế kỉ XVIII với những sáng tác thơ, phú bằng chữ Hán. Đoàn Thị Điểm hiệu Hồng Hà nữ sĩ,, người trấn Kinh Bắc. Bà là người cùng thời với Đặng Trần Côn, và là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam với tu chất thông minh nhưng cuộc đời nhiều sóng gió. Các nhà nghiên cứu cho rằng bà đã diễn Nôm tác phẩm của Đặng Trần Côn trong thời gian chồng bà là Nguyễn Kiều đi sứ sang Trung Quốc nên bà đã đồng cảm với nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

Cũng có ý kiến cho rằng bản diễn Nôm là của Phan Huy Ích – sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX – tự là Dụ Am, quê Nghệ An, đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.

Đầu đời Lê Hiển Tông, triều đình suy thoái, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, triều đình cắt quan đi đánh dẹp. Đặng Trần Công cảm thông trước nỗi mất mát của con người, đặc biệt là người vợ lính nên đã viết tác phẩm Chinh phụ ngâm. Chnh phụ ngâm được xem là tiếng vang đầu tien cho tư tưởng đề cao quyền sống, quyền hạnh phúc của con người ở thế kỉ XVIII.

Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nằm ở vị trí từ câu 193 đến câu 216. Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, lẻ loi, đau xót và khát vọng hạnh phúc của người chinh phụ sau phút biệt ly tiễn chồng ra trận.

Ở tám câu thơ, tình cảnh cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ được khắc họa rõ nét:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngoài rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Hành động “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước” lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị. Bước chân lặng lẽ, nặng nề đã phần nào thể hiện tâm trạng trĩu nặng nỗi buồn.

Nếu nàng Kiều của Nguyễn Du “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để tìm đến tiếng gọi của tình yêu thì những bước chân của người chinh phụ lúc này lại từng bước gieo vào lòng người thanh âm của sự lẻ loi, đơn độc. Và đây cũng là tâm trạng của người cung nữ mà ta bắt gặp trong thơ của Nguyễn Gia Thiều:

“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”

(Cung oán ngâm)

Khác với Cung oán ngâm, trong hai câu thơ đầu, Đoàn Thị Điểm không dùng một từ nào để diễn tả nỗi buồn của người chinh phụ nhưng ta lại cảm nhận được một tấm tình sâu lắng trong bước đi của nàng.

“Rủ thác đòi phen” là hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ. Mỗi một động tác kéo rèm là một lần người vợ trẻ ấy hướng về phía lối đi, nơi mà nàng hi vọng rằng chồng sẽ trở vê,f nhưng mỗi lần như thế, chiếc rèm lại buông xuống như một nỗi hụt hẫng “buông” vào lòng người thiếu phụ cô đơn. Đó là một sự vô thức mà sâu trong tâm hồn lại có định hướng, hướng ra nơi biên ải xa xôi để ngóng trông tin tức của người chinh phu).

Chữ “vắng”, “thưa”: Không chỉ gợi sự hiu hắt, vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng, buồn tẻ trong lòng người chinh phụ. Không gian có sự chuyển động từ ngoài trời đến khuê phòng và ngược lại cho thấy vòng luẩn quẩn, bế tắc, cô đơn, trống trải của người chinh phụ.

Trong bài “Hoài tưởng”, Đặng Trần Côn đã từng khắc họa một không gian như thế:

“Nỗi lòng biết tỏ cùng ai,

Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây”

Không gian tưởng chừng đối lập ngoài rèm/ trong rèm nhưng thực ra lại đồng nhất với nhau. Tất cả đều mang sự quạnh quẽ, vắng lặng, cô đơn càng nhân lên trong lòng chinh phụ. Tam trạng chất chồng, không được hồi đáp, nàng quay trở về thực tại lại khao khát được giãi bày hơn bao giờ hết.

Nàng chinh phụ vẫn ngày ngày thao thức ngóng trông tin chồng. Ban ngày, nàng gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành. Nhưng thực tế, “thước chẳng mách tin”, tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín khiến người chinh phụ càng trở nên vô vọng.

Hình ảnh của chim thước gợi cho ta nhớ về tên của một sự vật được nhắc đến trong truyện cổ tích “Ngưu Lang Chức Nữ” – đó là cầu Ô Thước. Tương truyền rằng cây càu ấy được tạo nên bằng chính sự kết hợp của những con chim thước. Theo quan niệm của người xưa, những người yêu đơn phương một ai đó nhưng suốt đời không được hồi đáp mà vẫn cam tâm tình nguyện cầu chúc, giúp đỡ, hi vọng người mình yêu thương luôn được hạnh phúc bên người khác, sau khi chết rồi, sẽ hóa thành những chú chim thước cô đơn, thường bay đến nhà của người mình thương chỉ để ghé ngang hỏi thăm, chúc phúc. Cho nên mỗi khi chim thước xuất hiện, người ta cho rằng có khách đến nhà hoặc sắp có tin hỉ là vì lẽ đó. Vậy là, Ngưu Lang Chức Nữ trong cơn mưa ngâu tháng 7 có thể rỏ nước mắt hạnh phúc, đoàn tụ một lần trong năm, còn những giọt nước mắt của chim thước thì suốt đời chẳng được yêu thương, hồi đáp cũng giống như sự vô vọng của người chinh phụ).

Ban đêm, người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn, hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san sẻ nỗi lòng cùng nàng. Thực tế, “đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết”. Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri, vô giác không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ, nàng đành phải chấp nhận thực tại phũ phàng. Từ “bi thiết” càng thể hiện được nỗi đau như cắt lòng cắt dạ của người chinh phụ.

So sánh với bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”:

“Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên”

Thời gian cứ đằng đẵng và âm trầm trôi đi từ chiều tà, đêm tối, canh khuya mà người thì cứ im lặng dằng dặc, ánh đèn đêm le lói, thăm thẳm, chinh phụ trẻ chỉ còn đối mặt với cái bóng của chính mình. Chuyện trò với vật vô tri thì có khác gì là đang đẩy mình vào cuộc độc thoại. Nàng có khác gì người say càng uống lại càng tỉnh ra trong bi kịch thực tại của mình.

Hình ảnh so sánh “hoa đèn” với “bóng người” càng thêm phần độc đáo. “hoa đèn” chứng tỏ thời gian đã khuya mà người chinh phụ vẫn còn thao thức. Ánh đèn như sự trôi chảy của thời gian, kéo đến sự tàn lụi, héo hon cho một kiếp người. Liên hệ với nỗi co đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:

“Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”

Nghệ thuật tương phản đối lập “rủ >< thác”, “ngoài >< trong” kết hợp với điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng – đèn chẳng biết” thể hiện tâm trạng triền miên, kéo dài. Câu hỏi tu từ là lời than thở khắc khoải không yên của người chinh phụ trong đêm khuya vắng. Những từ ngữ đặc tả tâm trạng như “bi thiết”, “buồn rầu”, “khá thương” tô đâm nỗi cô đơn giằng xé, giày vò tam can của người chinh phụ.

Đoạn thơ 8 câu trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn đã miêu tả tâm trạng và nỗi nhớ thường trực trong lòng nàng. Qua đó, tác giả không chỉ thể hiện niềm thương cảm, xót xa với số phận của người phụ nữ xưa mà còn lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bao cuộc chia ly, mất mát và đau thương. Qua đó, ta hiểu hơn về giá trị của hòa bình, về sự hy sinh của các bậc cha anh để từ đó xây dựng, kiến thiết đất nước núi non ngàn dặm.

3. Chỉnh sửa bài viết

- Đọc lại bài viết, rà soát các phần để chính sửa.

- Có thể chỉnh sửa theo gợi ý sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Kiểm tra triển khai dàn ý

- Kiểm tra việc triển khai đủ các ý trong dàn bài.

- Kiểm tra việc phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật.

- Kiểm tra sự cân đối trong dung lượng các ý.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt

- Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có).

1 142 13/11/2024