Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 76 12/11/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Tập 1

* Biện pháp tu từ chơi chữ

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:

a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

(Tục ngữ)

b. Nấu đậu phụ cho cha ăn

Sắc ích mẫu cho mẹ uống.

(Câu đối)

c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt

Rổ nức lòng tôm, tép nhảy qua.

(Nguyễn Huy Lượng)

d. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít?

Trầu cả khay sao dám gọi trầu không?

(Ca dao)

e. Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm.

(Ca dao)

g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

(Vế đối cổ)

h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

(Ca dao)

i. Con cá đối bỏ trong cối đá;

Con mèo cái nằm trên mái kèo.

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

k. Một trăm thứ dâu, dầu xoa không ai thắp;

Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;

Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua.

(Ca dao)

Trả lời:

Câu ca dao

Biện pháp tu từ chơi chữ

Tác dụng

a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

- Sử dụng từ đồng âm “chín”.

- Giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

- Gửi thông điệp: Kiên trì, cần cù học hỏi để trở nên chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nhất định.

- Lời khuyên ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa.

b. Nấu đậu phụ cho cha ăn

Sắc ích mẫu cho mẹ uống

- Sử dụng từ đồng nghĩa (phụ - cha, mẫu – mẹ)

- Thể hiện sự chăm sóc, hiếu thảo của người con.

- Giúp câu đối hài hước, hóm hỉnh, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Truyền tải thông điệp sâu sắc nhưng ngắn gọn, cô đọng, hàm súc.

c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt

Rổ nức lòng tôm, tép nhảy qua.

- Sử dụng từ cùng trường nghĩa (cáo, mèo, tôm, tép).

- Lời dạy của ông cha không nghiêm túc, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ.

- Tổng hợp tri thức trong lao động – sản xuất: Đan giậu không đan thưa, đan rổ không đan vành quá thấp.

d. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít?

Trầu cả khay sao dám gọi trầu không?

- Từ đồng nghĩa: ít – không.

- Từ trái nghĩa:

+ cả thúng >< ít.

+ cả khay >< không.

- Khuyên con người ta làm việc phải suy ngẫm, quan sát để thấu triệt bản chất sự vật.

- Câu ca dao hài hước, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, không mang nặng tính giáo điều.

e. Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm.

- Sử dụng trường từ vựng về đồ ăn (nếp, xôi, gạo, cơm).

- Lên án thói hư tật xấu, có mới nới cũ, cả thèm chóng chán.

- Tăng thêm sự hấp dẫn cho câu ca dao, giúp người đọc có cảm nhận sâu sắc hơn.

g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

- Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa “đá” (động từ) và “đá” (danh từ).

- Gợi liên tưởng độc đáo, thú vị.

- Câu ca dao có vần, nhịp điệu, thể hiện sự thông minh, hài hước, dí dỏm của người xưa.

h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

- Sử dụng từ cùng trường nghĩa (Hươu, Nai, Nghé, Bò).

- Miêu tả các địa danh và bức tranh thiên nhiên Nam Bộ sung túc, trù phú.

- Thể hiện cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, đa dạng, tôn vinh trí tuệ Việt.

i. Con cá đối bỏ trong cối đá;

Con mèo cái nằm trên mái kèo.

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

Lối nói lái (“cá đối – cối đá”, “mèo cái” – “mái kèo”).

- Câu ca dao nhịp nhàng, uyển chuyển, thể hiện ngôn ngữ tinh tế, khéo léo của người xưa.

- Diễn tả sự ngang trái, hẩm hỉu của tình yêu đôi lứa.

k. Một trăm thứ dâu, dầu xoa không ai thắp;

Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;

Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua.

- Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa:

+ dầu – dầu xoa.

+ bắp – bắp chuối.

+ than – than thân.

+ bạc – bạc tình.

- Thể hiện sự ý nhị của người xưa trong cách ăn nói, giao tiếp hàng ngày.

- Diễn tả kinh nghiệm sống của nhân dân ta một cách hài hước, dí dỏm, không mang nặng giáo điều, triết lý.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu một trường hợp (trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong tác phẩm văn học) có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng trong trường hợp đó có tác dạng gì?

Trả lời:

- Một trường hợp sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ trong ca dao tục ngữ:

“Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.”

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự hài hước, dí dỏm của thầy bói khi nhắc khéo bà già: Răng không còn (già) thì lấy chồng làm gì nữa.

1 76 12/11/2024