Soạn bài B. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (trang 132) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài B. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP trang 132 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 142 15/11/2024


Soạn bài B. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. ĐỌC

a. Đọc văn bản

b. Thực hiện các yêu cầu

* Chọn đáp án đúng (làm vào vở)

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ Bến đò trưa hè thuộc thể thơ nào?

A. Thơ sáu chữ

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ tám chữ

D. Thơ tự do

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Bến đò trưa hè?

A. Số chữ trong các dòng thơ

B. Số khổ trong bài thơ

C. Cách ngắt nhịp của dòng th

D. Cách gieo vần trong bài thơ

Trả lời:

- Đáp án: A

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi...

A. Đảo ngữ

B. So sánh

C. Nói giảm nói tránh

D. Nhân hóa

Trả lời:

- Đáp án: D

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào liệt kê các từ láy đã được dùng trong bài thơ

A. Rộng rãi, uể oải, vắng lặng, tăm hơi

B. Rộng rãi, vắng lặng, vòi vọi, u oải

C. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, tăm hơi

D. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, xa xa

Trả lời:

- Đáp án: D

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào nêu đúng nôi dung, cảm xúc của bài thơ

A. Cảm xúc phấn chấn trước cảnh thiên nhiên và cuộc sốn

B. Cảm xúc đượm buồn trước cảnh sắc nơi thôn dã

C. Cảm xúc bi thiết trước thiên nhiên và đời sống con người

D. Cảm xúc buồn thương trước cảnh sắc nơi thôn dã

Trả lời:

- Đáp án: B.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ có bố cục như thế nào?

Trả lời:

- Bài thơ có bố cục 3 phần: khổ 1, khổ 2, khổ 3

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phong cảnh làng quê Việt Nam một thời được khắc họa rõ nét nhất qua những hình ảnh nào trong bài thơ?

Trả lời:

Phong cảnh làng quê Việt Nam một thời được khắc họa rõ nét nhất qua những hình ảnh: đa buông rễ ngâm mình, quán nước, tiếng gà trưa, dắt ngựa chờ dong tiếng nhạc đồng.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè gợi cho em ấn tượng gì?

Trả lời:

- Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè gợi về một khung cảnh vô cùng quen thuộc của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Đó là một khung cảnh chan chứa sự êm đềm, yên bình đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người con đất Việt.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đặc điểm của bức tranh thiên nhiên và nhịp sống của con người trong bài thơ?

Trả lời:

- Trong bài thơ có thể thấy, bức tranh thiên nhiên hòa quyện cùng với nhịp sống của con người. Thời điểm trưa hè, con người nghỉ ngơi vì thế thiên nhiên cũng trở nên vắng lặng hòa cùng cái yên tĩnh của cuộc sống con người.

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và đời sống con người được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

- Tình cảm yêu quý đối với thiên nhiên và cuộc sống con người nơi làng quê của nhà thơ được thể hiện gián tiếp thông qua việc miêu tả một cách tinh tế, cụ thể từng hình ảnh của thiên nhiên cũng như hoạt động của con người nơi đây. Phải có một tình yêu to lớn, da diết với làng quê Việt Nam, tác giả mới có thể có những quan sát kĩ càng và viết nên những dòng thơ chân tình như vậy.

2. VIẾT

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Bến đò trưa hè ở phần Đọc.

Trả lời:

* Đoạn văn tham khảo:

Anh Thơ là một trong những nữ thi sĩ nổi bật của diễn đàn thơ ca Việt Nam. Các tác phẩm của bà thường viết về làng quê với những cảnh vật bình dị, quen thuộc và “Bến đò trưa hè” cũng là một bài thơ như thế. Chỉ với ba khổ thơ ngắn gọn, nữ thi sĩ đã vẽ nên bức tranh làng quê yên bình giữa thời điểm trưa hè với những cảm nhận tinh tế. Quang cảnh bến đò được miêu tả từ những chi tiết nhỏ như mây, trời, dòng sông, gốc đa, ngọn gió. Không gian được mở rộng bằng hình ảnh thiên nhiên có chút uể oải, vắng lắng giữa trưa hè. Sang đến khổ hai, con người bắt đầu xuất hiện với hình ảnh ba người đi chợ về ghé qua hàng nước ngồi xen kẽ lẫn trong đó là tiếng gà trưa – một âm thanh không thể thiếu của vùng quê Bắc Bộ. Cuối cùng, tác giả chuyển điểm nhìn ra phía bờ đê với hình ảnh ông già dắt ngựa xuống huyện và khung cảnh vắng lặng nơi bến đò. Trong bức tranh làng quê ấy, thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau, giữa trưa hè nắng nóng, con người nghỉ ngơi khiến cho cảnh vật cũng trở nên tĩnh lặng. Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh quen thuộc cũng lời thơ nhẹ nhàng, tất cả đã tạo nên một bức tranh thôn quê yên bình đến lạ. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương da diết của tác giả qua từng dòng thơ, đúng như nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: “Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình.”

3. NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tiến hành một cuộc phỏng vấn ngắn về một trong những vấn đề sau:

- Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người?

- Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc?

- Thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn

Trả lời:

* Bài phỏng vấn tham khảo:

- Vấn đề phỏng vấn: Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người?

Người phỏng vấn

Ai sinh ra trên đời chẳng có một quê hương, vậy trong bạn quê hương là gì?

Khách mời

Với tôi, quê hương là nơi đầu tiên tôi cất tiếng khóc chào đời, là nơi tôi được nuôi lớn với tình yêu thương của cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Quê hương chính là cội nguồn của mỗi con người.

Người phỏng vấn

Theo bạn, quê hương có phải một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi người không?

Khách mời

Tôi nghĩ, quê hương thực sự quan trọng với con người. Có thể nói quê hương chính là gốc rễ của chúng ta. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng và lớn lao. Có biết yêu quê hương chúng ta mới biết sống đúng, sống có ý nghĩa, từ đó có những động lực đúng đắn để phấn đấu hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

Người phỏng vấn

Vậy với bạn, hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người khi rời xa quê hương là gì?

Khách mời

Tôi nghĩ hành trang quan trọng nhất khi rời xa quê hương chính là lòng nhung nhớ quê nhà, một lòng luôn hướng về quê cha đất tổ. Điều này sẽ trở thành điểm tựa cũng như động lực để chúng ta cố gắng học tập, làm việc nơi đất khách quê người.

Người phỏng vấn

Cảm ơn bạn đã tham gia cuộc phỏng vấn ngày hôm nay!

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. ĐỌC

a. Đọc văn bản

b. Thực hiện các yêu cầu

Chọn đáp án đúng (làm vào vở)

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định loại văn bản của bài đọc.

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

Trả lời:

- Đáp án: B

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề chính mà bài phát biểu đề cập là gì?

A. Quyền con người của cả nam và nữ nói chung

B. Quyền bình đẳng về cơ hội của phụ nữ trong các lĩnh vực

C. Quyền được sống trong hòa bình của mọi người

D. Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình

Trả lời:

- Đáp án: D

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người trình bày vấn đề xác định tư cách, vị thế nào để nêu ý kiến?

A. Một cá nhân bị xâm phạm nhân quyền cần cất lên tiếng nói của mình.

B. Một người đại diện cho tất cả những người mần được bảo vệ nhân quyền.

C. Một người phụ nữ bị áp bức, bị tước đoạt quyền học tập cần bảo vệ chính mình.

D. Một người dân Pa-ki-xtan bị xâm phạm nhân quyền, cần đấu tranh.

Trả lời:

- Đáp án: B

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Mục đích chính của người nói được thể hiện trong văn bản trên là gì?

A. Nêu rõ trước Liên hợp quốc vấn đề vi phạm nhân quyền đối với phụ nữ và trẻ em và sự cần thiết phải hành động để bảo vệ những quyền đó

B. Trình bày rõ vấn đề quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em đang bị xâm phạm, kêu gọi hành động để bảo vệ quyền đó

C. Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc hành động, thay đổi chính sách vì quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em

D. Tố cáo thực trạng xâm phạm quyền học tập và quyền sống của phụ nữ và trẻ em ở các nước chậm phát triển trên thế giới

Trả lời:

- Đáp án: A

Câu 5 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ thế hiện ở các từ in đậm trong câu: "Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng.".

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Trả lời:

- Đáp án: C

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đối tượng mà văn bản nghị luận hướng tới là những người hoặc tổ chức nào?

Trả lời:

Đối tượng mà văn bản nghị luận hướng tới là Liên hợp quốc và chính phủ các quốc gia trên thế giới.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người trình bày đã dùng những yếu tố nào để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục?

Trả lời:

- Tác giả đã nêu dẫn chứng không chỉ của bản thân mà còn của rất nhiều phụ nữ và trẻ em trên toàn thể giới để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục.

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề cần trình bày được triển khai trong các phần của văn bản như thế nào? Nêu rõ mục đích và ý chính của từng phần.

Trả lời:

- Vấn đề cần trình bày được triển khai qua 4 phần với trình tự hợp lí và mạch lạc

- Mục đích, ý chính từng phần:

+ Phần 1: Đề cập đến vấn đề cần bàn luận – quyền con người.

+ Phần 2: Nhân vật tôi chứng minh vấn đề còn tồn tại từ chính bản thân mình.

+ Phần 3: Dẫn chứng cụ thể ở mọi nơi trên thế giới về việc quyền con người không được đảm bảo.

+ Phần 4: Lời kêu gọi tất cả mọi người cùng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới cần lên tiếng và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong phần (3) của văn bản, tác giả cho rằng: “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng.”. Theo em, vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, vấn đề được nêu là hoàn toàn chính xác bởi, con người sẽ không nhận ra được tầm quan trọng của ánh sáng khi luôn được sống trong ánh nắng mặt trời, trong ánh điện sáng lòa mỗi đêm. Chỉ khi trải qua bóng tối, phải sống và sinh hoạt nơi không có đèn điện và mặt trời, con người mới biết ánh sáng quan trọng thế nào bởi không có nó, con người sẽ rất khó khăn để sinh hoạt và sống cuộc sống bình thường.

2. VIẾT

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lựa chọn một trong những vấn đề sau để viết bài văn nghị luận xã hội:

- Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới?

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Trả lời:

- Vấn đề nghị luận: Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới?

* Bài viết tham khảo:

N. Mandela đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.” Quả đúng là như vậy, giáo dục cũng như việc học tập chính là chìa khóa để biến thế giới này trở nên tốt đẹp hơn vì thế việc học là thực sự cần thiết và có vai trò thiết yêu đối với con người, đặc biệt là trẻ em trên toàn thế giới.

Trước hết ta cần hiểu thế nào là học tập? Học tập chính là quá trình chúng ta không ngừng tích lũy kiến thức, kĩ năng của nhân loại. Đây là một cuộc hành trình dài, nó bắt đầu từ lúc con người mới sinh ra cho đến khi chết đi. Học ở đây không chỉ là những tri thức về khoa học, công nghệ mà còn là cả những kĩ năng sống, cách đối nhân xử thế để ngày một hoàn thiện bản thân. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ. Vì thế, chúng ta cần phải cố gắng tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, làm giàu thêm vốn tri thức và vốn sống của bản thân để không bị tụt hậu với thế giới đang biến đổi từng giây.

Có thể khẳng định rằng, học tập có ý nghĩa lớn lao trong quá trình tiến hóa của loài người, đặc biệt là với trẻ em – những mầm non tương lai của thế giới. Thứ nhất, học tập giúp trẻ em được rèn luyện tư duy, tăng cường khả năng xử lí và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống. Điều này giúp các em trở nên độc lập và có đủ tự tin để đối diện với những thử thách trong cuộc sống. Thứ hai, học tập sẽ giúp trẻ em tích lũy thêm nhiều tri thức, khơi gợi sự tò mò, sáng tạo và giúp các em khám phá thêm nhiều điều lí thú trong cuộc sống. Quá trình này giúp não bộ của trẻ nhỏ được kích thích từ đó phát triển trí thông minh và tài năng tiềm ẩn bên trong của các em. Thứ ba, học tập chính là con đường tốt nhất và duy nhất giúp các em trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội. Khi đó, xã hội sẽ ngày càng phát triển nhờ vào thế hệ trẻ được học tập và giáo dục một cách tốt nhất.

Thực tế cho thấy, học tập chính là điều mà con người luôn hướng tới. Bởi vậy, hiện nay rất nhiều gia đình luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để cho con em mình có một môi trường giáo dục hiệu quả. Họ cố gắng vạch ra những kế hoạch rõ ràng, định hướng cho trẻ nhỏ từ sớm để các em có thể phát triển bản thân, tìm được lĩnh vực mình yêu thích và cố gắng hết mình để theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên hiện tại, vẫn còn rất nhiều trẻ em ở trên toàn thế giới không đủ điều kiện để được học tập. Có những bạn vì ở những vùng xa xôi hẻo lánh, gia cảnh khó khăn mà không thể đến trường. Có những bạn khác lại vì phải sống trong cảnh chiến tranh, bạo loạn, hàng ngày phải sống trong lo lắng, sợ hãi. Các em không những không được đến trường mà còn phải đối mặt với lằn ranh sống chết, với cơm ăn áo mặc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với mỗi con người, đặc biệt là trẻ em trên toàn thế giới. Hi vọng rằng, chính phủ của các quốc gia cùng tất cả mọi người sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm hơn nữa, đề ra những chính sách và biện pháp thiết thực để có thể giúp mọi trẻ em trên thế giới này đều có cơ hội được học tập trong môi trường tốt nhất vì “học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc” (Ngạn ngữ Gruzia).

3. NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập về một trong những vấn đề sau:

- Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào?

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Trả lời:

* Bài nói tham khảo:

Xin chào mọi người, mình tên là Nguyễn Hoàng Dương, học sinh lớp 9A2 trường THCS Nam Định. Sau đây mình xin được trình bày bài nói của mình về vấn đề: Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào?

Hiến pháp của nước ta năm 1992 đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.” Điều này cho thấy tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều cho rằng giáo dục chính là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và nhân loại trên toàn thế giới nói riêng. Vì thế, giáo dục đóng vai trò rất quan trọng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người.

Giáo dục là nền tảng hình thành con người. Nhờ có giáo dục, con người tiếp thu được những tinh hoa tri thức của nhân loại, mở rộng vốn hiểu biết nhằm khám phá thế giới và phát triển bản thân. Không chỉ vậy, giáo dục còn làm cho con người biết đối nhân xử thế, biết phân biệt phải trái đúng sai, làm cho con người trở nên “người” hơn. Hơn hết, giáo dục còn là chìa khoá làm nên sự thay đổi cho cuộc sống con người. Nhờ có giáo dục, con người mới có thể phát minh ra vô vàn đồ vật, tạo ra bước ngoặt cho đời sống của toàn nhân loại. Ta có thể kể đến những phát minh vĩ đại như điện, bóng đèn, điện thoại thông minh, máy vi tính,… Cũng nhờ có giáo dục, con người trên toàn thế giới có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với nhau trên mọi lĩnh vực, cả về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, chính trị,….

Thực tế của chính đất nước ta cho thấy, giáo dụng chính là yếu tố quyết định thay đổi vận mệnh của dân tộc. Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vì thế, sau Cách mạng tháng Tám, Người đã thành lập nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân cùng xoá nạn mù chữ. Bác cho rằng “một dân tộc dốt là dân tộc yếu” vì thế học tập là công việc bắt buộc. Kết quả là chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người). Có thể thấy, lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Các thế hệ của dân tộc Việt Nam vẫn đang từng ngày từng giờ cố gắng học tập, lĩnh hội tri thức nhằm góp một phần công sức của bản thân để xây dựng dân tộc ta giàu mạnh. Bởi thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú mới có thể khẳng định rằng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tất cả những minh chứng trên cho thấy, giáo dục thực sự có thể thay đổi cuộc sống của mỗi con người, đúng như N. Mandela đã khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.”

Vừa rồi là phần trình bày của mình, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Hi vọng nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của mình được hoàn thiện hơn!

1 142 15/11/2024