Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 40 13/11/2024


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 Tập 1

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm nào chung không? Vì sao?

Trả lời:

- Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung là:

+ Sự nhớ nhung, khắc khoải da diết.

+ Sự mong chờ, ngóng trông.

+ Sầu khổ, buồn tủi trước số phận.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

Trả lời:

- Thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người:

+ Những câu dài ngắn đan xen, mật độ gieo vần lớn không một thể thơ nào ra đời trước đó có thể sánh bằng, khiến những câu thơ song thất lục bát luôn phối hợp hài hòa với nhau, tạo nên âm hưởng du dương, giàu nhạc tính.

+ Giàu nhạc tính là một điểm mạnh được thơ song thất lục bát giúp phát huy nét trữ tình.

+ Song thất lục bát có sức truyền cảm đặc biệt giúp tác giả thể hiện những nỗi niềm, xúc cảm, khát vọng riêng tư.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát viết về người phụ nữ. So sánh hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm đó với hình tượng người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Trả lời:

- Một tác phẩm thơ song thất lục bát viết về người phụ nữ: “Thân phận đàn bà” – Ngọc Chi.

- So sánh:

+ Giống nhau: Cuộc đời của hai người phụ nữ trong hai tác phẩm nhiều khổ đau, bất hạnh. Tưởng rằng đã tìm được bến đỗ đời mình nhưng hạnh phúc chẳng bao lâu thì đấng trượng phu đã phải rời xa.

+ Khác nhau: Người chinh phụ trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” bị nỗi nhớ nhung da diết giày vò hàng đêm. Nỗi nhớ thường trực khiến nàng thấp thỏm lo âu, sầu muộn suốt đêm dài đằng đẵng. Người phụ nữ trong “Thân phận đàn bà” tương lai mờ mịt, chỗ dựa của nàng biến mất, cuộc sống không biết nương nhờ ai, phải chịu mọi nỗi tủi nhục.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích.

Trả lời:

“Chinh phụ ngâm” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Đặng Trần Côn. Tác phẩm nói về nỗi buồn chia li của đôi lứa, nỗi đau của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XVII có rất nhiều tác phẩm về chia li nhưng có lẽ “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm lấy đi nhiều cảm xúc nhất trong lòng người đọc. Đặc biệt 8 câu thơ từ 216 đến 224 là cung đàn tiễn biệt cô đơn, lẻ loi , nhớ mong nhất của người chinh phụ:

“Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.”

Từ xưa đến nay, lấy cảnh tả tình không còn là thủ pháp xa lạ: “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Khi con người ta tâm trạng buồn phiền thì sao có thể nhìn thấy cảnh đẹp. Cho dù xung quanh có đẹp thì cũng đều khoác lên màu u ám buồn bã. Trong đoạn giữa này cũng vậy, bức chân dung người phụ nữ chinh phụ không hề hiện lên bằng hình dáng cụ thể mà thông qua hình ảnh không gian, thời gian để miêu tả nỗi buồn:

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

Hai câu thơ trên nói về thời gian canh khuya với tiếng gà gáy óc eo và tiếng “hòe phất phơ” nghe mới buồn não làm sao. Trong cái không gian tĩnh lặng ấy là tiếng gà óc eo cô quạnh, âm thanh thưa thớt vang lên trong một không gian rộng lớn. Cho thấy thời gian đã về đêm, nỗi nhớ dài dằng dặc suốt đêm. Khi đêm xuống, người vợ mới lắng nghe được mọi cảm xúc của âm thanh xung quanh, những âm thanh ấy nó cũng buồn và cô đơn vô cùng. Tác giả đã dùng hình ảnh ước lệ để nói lên tâm trạng của người chinh phụ. Qua hai câu thơ chúng ta có thể hình dung ra bóng dáng cô đơn của người vợ, sự thờ ơ dài dằng dặc của đêm khuya và cảnh vật “rủ bóng bốn bên” buồn sầu não. Trong mắt người vợ chờ chồng, thời gian giờ dài quá, cảnh vật cũng u buồn theo. Câu thơ tuy không tả chi tiết hình ảnh người vợ, nhưng qua thời gian, không gian cho thấy nỗi buồn trùm kín tâm tư.

“Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Hai câu thơ tiếp theo càng khắc thêm nỗi sầu đêm vắng. Đặc biệt tác giả sử dụng từ láy : “Đằng đẵng và dằng dặc” như thể hiện sự chán chường, mệt mỏi kéo dài. Nghe có vẻ hữu hình mà thật cụ thể, tâm tư của người chinh phụ được miêu tả chi tiết, chính xác bằng những cụm từ láy ấy. Câu thơ nói rõ nỗi nhớ “miền biển xa” – đó chính là nỗi nhớ chồng, người đi không biết bao giờ trở lại. Chiến tranh khốc liệt, có thể vài năm, nhiều năm và mãi mãi. Người vợ có chồng đi chiến tranh không khác gì “ngồi trên đống lửa”, sinh li tử biệt, vậy nên nỗi nhớ mới da diết, dằng dặc, đếm từng giờ, từng phút.

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Đặc biệt trong 4 câu thơ tiếp theo là những hành động vô cùng gượng gạo. Khi nỗi nhớ đã trào dâng và cảm xúc điều khiển hành động, tất cả những việc mà người chinh phụ làm đều vô cùng gượng gạo, ép uổng. Động từ “gượng” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho thấy người chinh phụ đang cố gắng thoát ra khỏi nỗi cô đơn, nhưng cố gắng thế nào cũng vô cùng mệt mỏi. Nàng cố đốt hương, cố soi dòng lệ, cố gảy đàn nhưng đều thấy sự oan oái đớn đau. Cuộc sống hàng ngày vẫn phải diễn ra, nàng chỉ là đang cố diễn cho tròn vai nhưng vai diễn lại quá gượng gạo. Nàng tìm đến gương để chỉnh nhan sắc lại chỉ thấy những giọt sầu. Nàng tìm đến âm nhạc để giải tỏa nỗi buồn thì lại nghĩ đến mối duyên cầm sắt và tình loan phượng bế tắc hiện nay.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Trong hai câu thơ trên cho thấy, tình duyên đứt đoạn, phím loan ngại ngùng. Vậy là người vợ xa chồng cũng đã biết được tương lai hoàn cảnh của mình, duyên bẽ bàng. Vợ chồng bên nhau ngắn ngủi vậy mà chiến tranh lại cướp mất người thương, cả đời phải sống với chữ “thủy chung” và “tam tòng tứ đức” giết chết cuộc đời và hạnh phúc người phụ nữ. Nhưng xã hội phong kiến với những hủ tục hà khắc làm sao có thể chống lại, làm sao có thể đòi quyền bình đẳng.

Một phím đàn đứt ngang không khác gì một cuộc tình trái ngang. Nỗi cô đơn của người chinh phụ đã được tác giả miêu tả dựa trên không gian, thời gian rất chi tiết và mang lại nhiều sự cảm thông sâu sắc của độc giả. Ta cảm thông cho số phận hẩm hưu của phụ nữ trong xã hội cũ, phải gánh trên mình “tam tòng tứ đức”, hạnh phúc lệ thuộc vào đàn ông và không được quyết định cuộc đời của mình bởi định kiến xã hội. Ta cảm thông cho nỗi cô đơn, bế tắc, oan trái của người chinh phụ. Nỗi cô đơn về người vợ mới có chồng đã lìa xa và không hẹn ngày trở lại.

Trong 8 câu thơ là nỗi cô đơn kéo dài đằng đẵng, triền miên từ đêm này qua đêm khác, cảnh vật héo hon như chính tâm trạng người chinh phụ. Nỗi héo hon ấy đang giết chết tinh thần người vợ. Qua đây cho thấy sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nhân vật của mình. Nó cũng thể hiện khao khát về quyền bình đẳng, giải phóng người phụ nữ trong xã hội xưa.

Khổ thơ giữa bài Tình cảnh lẻ loi người Chinh Phụ đã vẽ lên bức tranh tâm trạng về người chinh phụ khi có chồng ra chiến trận. Đồng thời nó cũng tố cáo chiến tranh phong kiến xưa đã chia rẽ đôi lứa và nói lên khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của phụ nữ trong xã hội xưa.

1 40 13/11/2024