Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trang 118) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Với soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét trang 118 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
Tình yêu là đề tài phổ biến trong văn học, nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về một tác phẩm viết về đề tài này.
Trả lời:
- Tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nữ nhà văn Côn-liin Mơ-kơ-lâu.
- Cuốn tiểu thuyết đưa người đọc đến từng cung bậc cảm xúc khác nhau. “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tình yêu là gì mà khiến người ta sẵn lòng chết vì nó?”. Thấp thoáng trong tác phẩm là bóng hình của những đóa hồng xinh đẹp và kiêu hãnh, đặc biệt là nàng Mắc-gi trong bộ váy màu hồng tro. Phải chăng những món ngon nhất, đẹp nhất lại là thứ dễ gây chết người nhất. Đọc xong cuốn tiểu thuyết lòng em nặng trĩu bao suy tư về một mối tình vừa trong sáng vừa táo bạo mà chỉ có thể gói gọn trong bốn chữ “nỗi đau tuyệt vời”.
* Đọc văn bản
1. Chú ý: Lời thoại của hai nhân vật có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Lời thoại của hai nhân vật: lời độc thoại.
2. Suy luận: Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?
Trả lời:
- Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ vì làm như vậy thì tình yêu của họ sẽ không bị ràng buộc bởi mối thù địch giữa hai gia tộc, họ có thể tự do yêu nhau công khai, không phải che giấu tình cảm.
3. Chú ý: Điều gì đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét?
Trả lời:
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét có thể gặp nhau là nhờ đôi cánh của tình yêu và sức mạnh tình yêu cả hai dành cho nhau.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: câu chuyện là tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét nhưng bị chia cắt bởi mối thù hận lâu đời của hai dòng họ.
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Sự việc Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét diễn ra trong tình thế như thế nào?
Trả lời:
- Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét trong tình thế chàng vượt tường lẻn vào nhà.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Hãy nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Trả lời:
- Cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét: lối nói hoa mĩ, giàu hình ảnh, nhiều thán từ; thể hiện sự lãng mạn, say đắm, nồng nhiệt và sẵn sàng hi sinh mọi thứ thậm chí cả tính mạng của mình vì tình yêu.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Phân tích các hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Trả lời:
- Có hai hình thức thoại: đối thoại, độc thoại.
+ Đối thoại:
· Chàng làm thế nào mà tới được chốn này?... thì chàng khó lòng thoát chết.
· Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu… người nhà nàng ngăn sao nổi tôi.
· Họ mà bắt gặp chàng thì họ giết chàng mất.
=> Vai trò: đối thoại giúp thể hiện sự giao tiếp, trao đổi trực tiếp giữa hai nhân vật; thể hiện sự say đắm, mãnh liệt của tình yêu, vì yêu mà không màng đến tính mạng của bản thân.
+ Độc thoại:
· Lời độc thoại của Rô-mê-ô: “Ấy nhè nhẹ chứ nào! Ánh sáng nào vừa lóe trên cửa sổ kia?... Ước gì ta là chiếc bao tay nhỉ, để được mơn trớn má đào!”.
· Lời độc thoại của Giu-li-ét: “Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô!... chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.”.
=> Vai trò: độc thoại giúp bộc lộ nội tâm của nhân vật, những suy nghĩ, cảm xúc sâu kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét; thể hiện tình yêu cháy bỏng, ý thức vượt qua thù hận, đồng thời cũng nói lên những lo lắng và khát khao tình yêu của cả hai.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Đoạn trích cho thấy những xung đột gì trong toàn bộ vở kịch.
Trả lời:
- Đoạn trích đã cho thấy những xung đột:
+ Xung đột giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét: đây là xung đột chính yếu của vở kịch. Hai dòng họ đã có mâu thuẫn và thù hằn kéo dài nhiều năm.
+ Xung đột giữa tình yêu và hận thù: Rô-mê-ô và Giu-li-ét yêu nhau say đắm nhưng bị chia cắt và ngăn cấm bởi sự hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ.
+ Xung đột nội tâm của nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Rô-mê-ô và Giu-li-ét liên tục phải đấu tranh giữa việc tuân theo ý muốn của gia đình hoặc theo đuổi tình yêu của mình.
=> Những xung đột này đã tạo nên sự căng thẳng và bi kịch trong câu chuyện của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, dẫn đến kết cục bi thảm.
Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch.
Trả lời:
- Hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét:
+ Là khởi đầu cho chuỗi hành động quyết liệt, liều lĩnh của Rô-mê-ô và Giu-li-ét để bảo vệ tình yêu.
+ Kết quả của hành động đó là những hiểu lầm và kết cục bi thảm. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã hi sinh mang sống để được ở bên nhau.
Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Qua nội dung tóm tắt vở kịch, hãy cho biết kết cục tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tác động như thế nào đến hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu.
Trả lời:
- Kết cục tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tác động đến hai dòng họ:
+ Là bài học đau thương, khiến hai dòng họ nhận ra sự vô ích của cuộc thù hằn kéo dài và tầm quan trọng của tình yêu.
+ Sự hi sinh của họ khiến hai dòng họ tỉnh ngộ, đi đến hòa giải và chấm dứt mọi mâu thuẫn, thù hận trong quá khứ để xây dựng mối quan hệ hòa bình, hòa hợp với nhau.
Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Tìm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại (văn học, hội họa, âm nhạc, điện ảnh,…) lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nêu một điểm tương đồng giữa tác phẩm đó với vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia.
Trả lời:
- Bộ phim Câu chuyện phía Tây (có tên tiếng Anh là West Side Story) của đạo diễn Tít-ven Xpi-ben, ra mắt vào năm 2021.
- Điểm tương đồng:
+ Xoay quanh câu chuyện tình yêu bi kịch giữa hai người trẻ khi phải đối mặt với sự thù địch, mâu thuẫn giữa hai băng nhóm.
+ Kết thúc bằng cái chết của những người yêu nhau do sự mâu thuẫn, thù địch giữa hai băng nhóm.
+ Tình yêu và sự hi sinh của hai người trẻ đã làm thức tỉnh về nhận thức giữa hai băng nhóm, khiến họ quyết tâm hàn gắn vết thương, xây dựng mối quan hệ hòa bình.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Dựa vào xung đột mà Sếch-xpia đề cập trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét và thực tiễn cuộc sống, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người.
Trả lời:
Trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tình yêu của hai người trẻ đã bị gia đình, xã hội cản trở, dẫn đến kết cục bi thảm. Điều này cho thấy, khát vọng tình yêu chân thành của con người thường bị cuốn vào những mâu thuẫn, xung đột từ các mối quan hệ xã hội, gia đình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con người phải từ bỏ khát vọng tình yêu. Bởi lẽ, tình yêu chân thành là động lực để con người vươn lên, vượt qua những thử thách trong cuộc sống và tìm kiếm hạnh phúc. Vì vậy, khát vọng tình yêu của con người vẫn là một điều thiêng liêng, đáng quý. Nó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau. Tuy không phải lúc nào cũng trọn vẹn, nhưng tình yêu vẫn luôn xứng đáng để con người tìm kiếm, theo đuổi và bảo vệ cho đến cùng.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức