Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 110 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 110 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 407 20/01/2025


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 110 Tập 1

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con ngườiTừ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Trả lời:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 110 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 110 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?

Trả lời:

Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Tương đồng

- Đặt vấn đề trực tiếp.

- Đi từ suy ngẫm, phân tích nhân vật, chi tiết để dẫn đến kết luận cuối cùng, bàn luận về vấn đề đặt ra ở đầu.

- Các luận điểm được tổ chức theo trật tự phù hợp, chặt chẽ, rõ ràng, có sự liên kết và bổ sung cho nhau.

Khác biệt

- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề có trong nội dung của chính tác phẩm đang bàn luận.

- Cách tổ chức luận điểm: Các luận điểm trong bài có vị trí, vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm đều có các dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.

- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề trong một tác phẩm văn học, tác giả suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát hơn.

- Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có các luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có những luận điểm nhỏ hơn giúp luận điểm chính thêm rõ ràng, bổ sung thêm ý nghĩa. Đi với mỗi luận điểm nhỏ là các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

- Bài học khi thực hành bài văn nghị luận:

+ Cần đặt vấn đề trực tiếp, dễ hiểu, có liên quan với tác phẩm đang được bàn tới, tránh đặt vấn đề lan man, rời xa so với tác phẩm.

+ Trong bài làm có thể trình bày các luận điểm chính, sau đó đến luận điểm phụ; dùng lí lẽ, bằng chứng xác đáng để thuyết phục người đọc.

+ Lí lẽ phải mạch lạc, rõ ràng, các lí lẽ phải có tính suy luận, liên kết với nhau; dẫn chứng tiêu biểu, được chọn lựa kĩ lưỡng.

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện truyền kì, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp.

Trả lời:

Truyện Người con gái Nam Xương được trích trong tập Truyền kì mạn lục nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Chi tiết kì ảo trong truyện đóng vai trò rất quan trọng. Trong truyện, yếu tố kì ảo xuất hiện ở phần cuối truyện, khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện lên ở giữa dòng và nói lời chào với chồng mình. Yếu tố kì ảo ấy vừa thể hiện cái tài vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. Chi tiết kì ảo đó góp phần mở nút thắt cho toàn câu chuyện, khiến câu truyện trở nên hấp dẫn, thu hút với người đọc hơn, mang đúng đặc trưng của truyện truyền kì. Bên cạnh đó đây cũng là chi tiết thể hiện cho mong muốn một cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, người hàm oan ắt sẽ được trả lại sự trong sạch. Ông đã khéo léo hòa quyện cái hiện thực với cái mộng tưởng, cái tồn tại và cái ảo ảnh, khi Vũ Nương dù xuất hiện lấp loáng trên sông nhưng rồi mất dần, trả lại hiện thực đau thương rằng nàng đã không còn. Đây là đặc trưng riêng trong truyện của Nguyễn Dữ, mang ý nghĩa vô cùng to lớn và đặc sắc. Có thể thấy yếu tố kì ảo trong truyện là một phần không thể thiếu.

1 407 20/01/2025