Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (trang 95) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi trang 95 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 1,067 13/11/2024


Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

Trả lời:

- Truyện cổ tích “Sọ Dừa” cũng viết về con người có ngoại hình khác lạ, với nhân vật chính, chàng Sọ Dừa, sinh ra không tay không chân, trò lông lốc như một cái sọ dừa trông vô cùng kì dị. Sau biết bao khó khăn thử thách chàng Sọ Dừa cũng nhận được cái kết hạnh phúc.

- Truyện truyền tải khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc, ở hiền gặp lành, những người tài giỏi, hiền hậu ắt sẽ nhận quả ngọt không phân biệt ngoại hình xấu đẹp.

* Trong khi đọc

1. Theo dõi: Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận.

Trả lời:

- Tác giả giải thích về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận bằng cách giải thích ý nghĩa của từ ngữ đặc biệt trong nhan đề đó.

- Chữ “quỷ” trong nhan đề không mang nghĩa là hình tượng tâm linh xấu xa, ở đây được dùng với nghĩa mô tả sự dị hợm, xấu xí. Nhan đề “Thằng quỷ nhỏ” ý chỉ cậu bé trong truyện có ngoại hình kì dị, không được đẹp mắt.

2. Theo dõi: Những lí lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối với Quỳnh.

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm.

Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thỏa mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.

Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông.

Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.

Biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ

“Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cãi mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình.

3. Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.

Trả lời:

- Theo tác giả, nhân dạng của con người không đơn giản là vẻ bề ngoài, là thứ “nước sơn”, dù nó là của riêng mỗi cá nhân nhưng lại được nhào nặn và xét đoán bởi các chuẩn mực về thẩm mĩ của cộng đồng. Những chuẩn mực ấy mang quyền lực và sức mạnh áp đặt, để rồi một ai đó mang nhân dạng lạc loài so với số đông sẽ khó có thể được chấp nhận rằng tâm hồn của nhân dạng ấy cũng bình thường như bao người khác.

4. Theo dõi: Lí giải của tác giả về cách ứng xử và phản ứng của chúng ta trước một chân dung khác lạ.

Trả lời:

- Lí giải của tác giả:

+ Trong bất kì một xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng hàm ẩn trong nó sự bãi trừ, gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn đã được định ra.

+ Những tiêu chuẩn về nhân dạng tưởng như có tính thẩm mĩ, tưởng như khách quan và đầy nhân tính của chúng ta kì thực là một quyền lực mang trong nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại, những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn, nhũng gì dị thường.

+ Không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn.

5. Chú ý: Quan điểm của tác giả về phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

- Theo tác giả, một tác phẩm văn học thiếu nhi cần có phẩm chất:

+ Một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng trong tâm hồn trẻ thơ, nhưng đó vẫn chưa đủ, mà trong tác phẩm ta không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những thứ tồn tại thứ cấp. Hiểu những tồn tại khác lạ ấy mới biết tôn trọng sự khác biệt thay vì miệt thị, xa lánh.

+ Tác phẩm ấy sẽ là nơi đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, sự trân trọng một tồn tại khác; và những nỗ lực để trân trọng và thấu hiểu tồn tại khác đó.

6. Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Trả lời:

- Theo tác giả, nhân vật trong tác phẩm thiếu nhi không nên được xây dựng một cách hoàn hảo, bởi điều đó tạo sự xa lạ và ý đồ giáo dục trở nên lộ liễu hơn, người đọc cũng sẽ khó chấp nhận hơn. Nhân vật nên được miêu tả với một lòng tốt đầy giới hạn, sẽ khơi gợi sự ngẫm nghĩ trong lòng người đọc và hình thành sự tự điều chỉnh, tự giáo dục trong mỗi người.

7. Suy luận: Vì sao tác giả bài nghị luận cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải?

Trả lời:

- Theo tác giả, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải vì qua lăng kính của một người lớn đã trải nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, tuổi thơ được phát hiện lại, được chiếu sáng bởi những suy ngẫm về giá trị tốt đẹp và sâu sắc, từ đó mang lại nhiều bài học hơn cho trẻ em, khơi gợi nhiều ý nghĩa trong suy nghĩ của từng đứa trẻ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Thông qua bình luận, nhận xét về truyện “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh, tác giả bài viết bày tỏ quan điểm về những phẩm chất cần có của một tác phẩm thiếu nhi và của nhà văn sáng tác truyện thiếu nhi.

Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (trang 95) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người?

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh từ đó bàn về những phẩm chất mà người viết truyện thiếu nhi cần có.

- Phạm vi vấn đề bàn luận trong văn bản rộng hơn so với vấn đề trong văn bản “Người con gái Nam Xương”- một bi kịch của con người.

+ Trong bài “Người con gái Nam Xương”- một bi kịch của con người tác giả chỉ bàn luận về số phận đau khổ của nhân vật trong tác phẩm.

+ Nhưng với bài viết trên, bên cạnh phân tích một tác phẩm văn học, tác giả Trần Văn Toàn bàn luận một chủ đề rộng hơn mở ra từ tác phẩm đó – phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định các luận điểm chính trong văn bản. Các luận điểm ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Các luận điểm chính trong văn bản:

+ Giải nghĩa nhan đề Thằng quỷ nhỏ.

+ Nhân dạng kì dị của Quỳnh đã quyết định vị thế của cậu và thái độ cư xử của các nhân vật khác

+ Vì nhân dạng đó mà tình cảm của Quỳnh với Nga trở thành một thứ dị hợm, kệch cỡm trong mắt người khác.

+ Quan điểm của tác giả về nhân hình và những quy chuẩn của nhân hình đã ảnh hưởng tới con người và cộng đồng.

+ Từ Thằng quỷ nhỏ, tác giả suy nghĩ về những phẩm chất cần có trong một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

- Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đi từ phân tích, nhận xét, đến bàn luận về chủ đề chung, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Ví dụ như sau khi phân tích nhân dạng của Quỳnh tác giả mới rút ra đánh giá về những chuẩn mực về ngoại hình của xã hội.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc phần (1) và cho biết tác giả bài nghị luận đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Em có nhận xét gì về các lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng?

Trả lời:

- Những lí lẽ, bằng chứng phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật đối với nhân dạng ấy:

Lí lẽ

Bằng chứng

Quỳnh - người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ.

Hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ứng, lấm tấm mồ hôi.

Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề để tiêu khiển, mua vui.

“Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thỏa mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.”

Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông.

Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.

Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện diện nhưng chẳng ai nhận thấy giá trị đích thực của nó. Tất cả đều dừng lại trước một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, ki dị.

Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhưng không ai đánh giá đúng ý nghĩa đôi bản tay khéo léo của Quỳnh. Trái tim nhân hậu của chủ bé ấy mãi mãi chỉ là những bí mật của riêng Nga – người duy nhất, vì những ngẫu nhiên, đã nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình.

Biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ

Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cãi mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình.

- Nhận xét: Đây đều là những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong truyện, thể hiện rõ về đặc điểm một nhân vật dị dạng trong truyện, góp phần phát triển và mở rộng phân tích của chủ đề tác giả đưa ra.

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc phần (2) và cho biết tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

Trả lời:

- Trông phần (2) tác giả có quan điểm đa chiều, sâu sắc về nhân dạng của con người: Nhân dạng của con người, tưởng chừng như thuộc về cá nhân, nhưng thực chất lại bị áp đặt, đánhh giá bởi tiêu chuẩn của cộng đồng, nó bắt phải tuân theo không phản kháng, và nếu ai đó đi ngược lại sẽ bị coi là kì dị, khó được chấp nhận là người có tâm hồn bình thường trong mắt người khác

- Lí lẽ và bằng chứng:

Lí lẽ

Bằng chứng

Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.

Mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt đấu từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé.

Chuẩn mực, như thế, mang trong nó quyền lực và sức áp đặt.

Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại.

Câu 5 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong phần (2), tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tác giả đã lí giải bằng cách đưa ra những dẫn chứng liên quan đến nhân học: bất kì một xã hội nào cũng luôn tồn tại các quy chuẩn; chính vì vậy mà những gì thuộc về số ít được coi là kì dị, lệch chuẩn bao giờ cũng bị gạt bỏ, bãi trừ.

- Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối phần này có tác dụng:

+ Giúp bài văn nghị luận thêm phần thuyết phục, hấp dẫn hơn, cho thấy sự chọn lựa kĩ lưỡng của tác giả.

+ Là bằng chứng làm rõ luận điểm nêu ra phía trên.

+ Góp phần khẳng định ý kiến “Có thể thấy, không chỉ nhân tính mà ngay nhân hình cũng đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn, đều là hướng tạo tác mang tính văn hoá.

Câu 6 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong phần (3), theo tác giả, một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì? Những câu văn nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

- Theo tác giả một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất:

+ Biết nhìn nhận đa chiều, không nên áp đặt một tiêu chuẩn nhất định cho các nhân vật. Biết nhìn nhận nhân vật ở nhiều góc độ, chấp nhận cả sự xấu xí của họ, tôn trọng sự khác biệt chứ không miệt thị và loại bỏ, nuôi dưỡng tình yêu thương và sự trân trọng ấy trong trẻ.

+ Phải biết sử dụng góc nhìn đầy nhân văn của người lớn để viết truyện cho thiếu nhi.

- Những câu văn giúp em nhận ra điều đó:

+ “Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ, một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp một phần hình thành những chuẩn mực văn hoá của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Điều này không sai, nhưng có lẽ là chưa đủ. Bởi lẽ, cũng cần nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực ấy. Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác. Hiểu đó là một tổn tại khác sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng những khác biệt chứ không miệt thị và xa lánh.

+ “Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.”

+ “Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị.

Câu 7 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong đoạn cuối của bài nghị luận, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?

Trả lời:

- Đây là một quan điểm chính xác và sâu sắc.

- Theo tác giả, chỉ có lăng kính sâu sắc, nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống của người trưởng thành mới có thể viết và truyền tải hết những ý nghĩa, những bài học nhân văn tới con trẻ. Bởi họ mới đủ vốn sống để phát hiện những nét đẹp tiềm ẩn trong những điều dị biệt và đưa chúng tới tâm trí của thiếu nhi – đối tượng đọc còn non nớt và đang học hỏi, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cho riêng mình. Từ đó chúng sẽ học cách phát triển tâm hồn theo hướng tích cực.

- Quan điểm của tác giả là một lời nhắc nhở gửi tới các tác giả về phẩm chất không thể thiếu khi sáng tác văn học thiếu nhi.

Câu 8 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản (cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ…)

Trả lời:

- Cách đặt vấn đề hay, thú vị, trải rộng trên lĩnh vực văn học.

- Luận điểm được trình bày, tổ chức theo trình tự logic, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau, liên kết thành một bài phê bình hoàn chỉnh.

- Cách lựa chọn những lí lẽ, bằng chững tiêu biểu, phù hợp với luận đề.

- Ngôn ngữ uyển chuyển mang tính khẳng định, tính lập luận. Diễn đạt mạch lạc, chau chuốt tập trung vào vấn đề, không lan man dài dòng.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 100 sgk Ngữ văn Tập 1): Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Trả lời:

Trong văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, tác giả cho rằng: Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Đây là một lời nhận xét vô cùng chính xác. Tác giả đề cập đến việc xây dựng ý tưởng về nhân vật trong các tác phẩm truyện cho thiếu nhi. “Những nhân vật hoàn hảo” chỉ những nhân vật cả ngoại hình lẫn tính cách ở mức cao thượng nhất, hoàn mỹ nhất sát với những chuẩn mực xã hội chung đề ra và coi là sự hoàn hảo, như nhân vật nữ phải hiền lành, xinh đẹp, hay nhân vật có ngoại hình xấu xí thường là kẻ ác,... Tuy nhiên trong truyện thiếu nhi, không nên chỉ xuất hiện những nhân vật hoàn hảo tuyệt đối như thế, mà cần phải xây dựng tuyến nhân vật đa dạng hơn ví dụ như các nhân vật có những lối suy nghĩ và hành động độc lạ, khác thường với số đông, hay bất tuân theo tiêu chuẩn nhất định xã hội về cái đẹp. Chỉ khi có những nhân vật như vậy câu chuyện mới trở nên thực tế, không nặng tính giáo điều và trẻ em sẽ học cách yêu thương, biết nhìn sâu vào trái tim con người hơn là đánh giá qua vẻ bề ngoài. Quan điểm của tác giả chính là bài học quý báu cho những ai đang trong quá trình sáng tác một tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

1 1,067 13/11/2024