Soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh (trang 96) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Với soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh trang 96 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Yêu thiên nhiên là một tình cảm tự nhiên và đặc biệt của con người. Theo em, tình yêu đó có những biểu hiện nổi bật nào?
Trả lời:
- Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên:
+ Bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Tham gia trồng cây gây rừng, trồng cây ở nhà.
+ Sử dụng các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế, những chất liệu thân thiện với môi trường.
+ Tuyên truyền, lan tỏa tình yêu và trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bối cảnh đời sống hiện đại, việc tạo ra một không gian cư trú gần gũi, thân thiện với thiên nhiên có thể gặp phải những thử thách gì?
Trả lời:
- Một số thử thách có thể gặp phải:
+ Sự thiếu hụt về không gian do đặc điểm dân số tăng cao mà diện quỹ đất không thay đổi.
+ Tốn kém về vật chất, đòi hỏi nhiều về các công nghệ mới có thể sinh ra nhiều hệ lụy hơn với tự nhiên.
+ Thiếu sự ủng hộ từ mọi người xung quanh, mất thời gian và công sức để thay đổi suy nghĩ của mọi người.
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Tác giả đang khơi gợi sự chú ý về vấn đề gì?
- Tác giả đang gợi sự chú ý về thiên nhiên, cách con người hiểu và chung sống với thiên nhiên.
2. Chú ý: Đâu là điều kiện then chốt dẫn đến sự xuất hiện của “thiên nhiên thứ hai”?
- Đó là sự thích nghi và biến đổi của con người với thiên nhiên sẵn có.
3. Theo dõi: Cách tác giả đưa thông tin về “truyền thống sống hài hòa với tự nhiên” của người Việt Nam có điểm gì độc đáo?
- Tác giả trích dẫn nhiều câu văn, câu thơ, chi tiết trong văn chương để làm rõ thông tin này. Qua đó thiên nhiên hiện lên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người.
4. Suy luận: Bề rộng của những thông tin được trình bày trong văn bản có mối liên hệ như thế nào với khái niệm “văn hóa” xuất hiện ở nhan đề?
- Khái niệm “văn hóa” mà tác giả đề cập nghĩa là văn hóa bao hàm cả cách ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Do đó, bề rộng của thông tin được trình bày đã bộc lộ được cách ứng xử của con người với tự nhiên.
5. Kết nối: Vấn đề “mức sống” được đề cập ở đây gợi cho em nghĩ tới thực tế nào?
- Thực tế: muốn có một cuộc sống thong dong, không vướng bụi trần lại cần có nền tảng kinh tế mạnh mẽ.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản đã thể hiện cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam với thiên nhiên, thể hiện qua thú chơi hoa - cây cảnh, qua cách các công trình thân thiện với thiên nhiên ra đời hay việc đưa thiên nhiên vào môi trường cư trú của cá nhân. Đến độ những điều ấy đã trở thành một văn hóa.
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu nhận xét về việc sách giáo khoa đặt văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh bên cạnh văn bản Yên Tử, núi thiêng.
Trả lời:
- Hai văn bản đều nói về mối quan hệ của con người với thiên nhiên, con người với thiên nhiên vốn không thể tách rời nhau. Do đó, việc xuất hiện hai văn bản này đặt cạnh nhau trong sách giáo khoa giống như lời nhắc nhở về cách ứng xử với thiên nhiên.
Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm hiểu bố cục của văn bản, qua đó, đánh giá cách tác giả triển khai ý tưởng và trình bày thông tin.
Trả lời:
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến tuy gần mà xa): Giới thiệu những điều đẹp đẽ mà kì bí của thiên nhiên.
+ Phần 2 (tiếp theo đến tục thờ cây cối): Giới thiệu thiên nhiên Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và truyền thống hài hòa với tự nhiên của phương Đông.
+ Phần 3 (tiếp đến cơ chế thị trường): Cách người phương Đông (trong đó có Việt Nam) tạo dựng cho mình một “thiên nhiên thứ hai”.
+ Phần 4 (còn lại): Thú chơi hoa - cây cảnh của người Việt.
Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định tính đa dạng của các thông tin được tác giả nêu lên xoay quanh việc làm sáng tỏ vấn đề: Người Việt thực sự có một văn hóa ứng xử riêng với thiên nhiên.
Trả lời:
- Tính đa dạng của thông tin được thể hiện ở:
+ Đưa ra các thông tin dưới dạng trích đoạn văn học (thơ ca, ca dao,..) => Thiên nhiên đi vào trong văn chương, nghệ thuật.
+ Đưa ra các địa danh được đặt tên dựa vào tự nhiên => thiên nhiên đi sâu vào đời sống con người.
+ Đưa ra các minh chứng ở cả trong tín ngưỡng, văn hóa.
=> Khẳng định được rằng người Việt thực sự có một văn hóa ứng xử riêng với thiên nhiên: thiên nhiên với người Việt đã trở thành một phần của tâm thức, của lối sống con người.
Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Tại sao nói về một vấn đề của văn hóa, tác giả lại hết sức quan tâm tìm hiểu, tập hợp các cứ liệu văn học và ngôn ngữ?
Trả lời:
- Vì các cứ liệu văn học và ngôn ngữ có thể hàm chứa những thông tin từ rất xa xưa, hơn nữa qua văn chương có thể thấy mối quan hệ của thiên nhiên với con người: thiên nhiên đi vào lời ăn tiếng nói của con người.
- Ngoài ra, con người Việt Nam còn dùng thiên nhiên như một cách bộc lộ những suy tư, xúc cảm của mình.
Câu 5 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu nhận xét của em về mạch liên kết giữa các thông tin trong văn bản.
Trả lời:
- Các thông tin được đưa ra và liên kết với nhau theo một trật tự logic nhất định. Điều này làm thông tin có hệ thống, không bị rời rạc và tác giả dễ bộc lộ suy nghĩ cũng như người đọc dễ theo dõi hơn.
Câu 6 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Việc tác giả huy động kiến thức đa lĩnh vực (văn hóa, văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lí) khi đưa thông tin về vấn đề đã tạo nên đặc điểm gì của văn bản?
Trả lời:
- Việc kết nối đa dạng các tri thức từ nhiều lĩnh vực giúp nội dung văn bản được thể hiện rõ ràng, có chiều sâu.
- Khẳng định vốn hiểu biết uyên bác của tác giả cũng như giúp người đọc nắm bắt được thông tin trọn vẹn hơn.
Câu 7 (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em tiếp nhận được từ văn bản là gì?
Trả lời:
- Thông điệp ý nghĩa nhất em tiếp nhận được từ văn bản: con người với tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau, và ứng xử với tự nhiên cũng là một văn hóa tốt đẹp cần được trau dồi, học hỏi. Do đó, bản thân mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên, trước hết là cho mình, sau đó là cho tất cả mọi người.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi (trang 100 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Từ những điều được văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh gợi lên, viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu ấn tượng, suy nghĩ của em về hiện tượng “đưa thiên nhiên vào nhà” rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Trả lời:
Qua văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh, ta biết thêm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trên góc nhìn của văn hóa, đồng thời có thêm tri thức về xu thế “đưa thiên nhiên vào nhà” hiện nay. Xu thế “đưa thiên nhiên vào nhà” được thể hiện qua lối sống xanh, thân thiện với tự nhiên và trang trí nơi ở bằng nhiều cây xanh. Đây không chỉ là một cách trang trí nhà cửa, mà còn thể hiện sự quay lại của một vấn đề văn hóa quan trọng. Sống gần gũi với thiên nhiên là đang sống theo văn hóa của nguồn cội, và cũng là một lối sống lành mạnh với con người. Ngày nay, trong guồng quay của xã hội hiện đại, với công việc bận rộn và áp lực cuộc sống, việc được trở về với lối sống xanh là một cách thanh lọc tâm trí và cả thể xác. Cây xanh trong nhà vừa giúp cho cơ thể khỏe hơn, lại làm cho tâm hồn được thanh thản, dịu dàng hơn. Hơn nữa, xu thế này còn thể hiện trách nhiệm của con người với thiên nhiên, biết tôn trọng những giá trị mà tự nhiên đem lại cho con người. Có thể thấy, “đưa cây xanh vào nhà” là một xu hướng sống lành mạnh và tốt đẹp, cần được lan tỏa nhiều hơn nữa tới mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức