Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 92 15/11/2024


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 Tập 2

Câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 9): Nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các văn bản được đưa vào bài học (kể cả bài viết tham khảo) để nhận thấy tính chất đa dạng của loại văn bản có đề cập các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước.

Trả lời:

- Điểm tương đồng:

+ Thể hiện một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt.

+ Mối quan hệ, tình yêu của người Việt và cách ứng xử với tự nhiên.

+ Chứa đựng những thông tin về lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc.

- Điểm khác biệt:

Yên Tử, núi thiêng

Văn hóa hoa - cây cảnh

Tình sông núi

Thể loại

Văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

Văn bản thuyết minh.

Thơ

Nội dung

Miêu tả vẻ đẹp của Yên Tử cũng như những giá trị văn hóa, tâm linh và lịch sử của nơi đây.

Nói lên mối quan hệ của con người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng với tự nhiên, đồng thời dự báo một xu hướng sống mới: “đưa cây xanh vào nhà”.

Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, của sinh hoạt lao động và tình yêu của tác giả với quê hương.

Mục đích

Đem lại thông tin cho người đọc, khơi gợi niềm khao khát khám phá những vùng đất mới đẹp đẽ.

Khẳng định tầm quan trọng của thiên nhiên trong tâm thức người Việt, đặt ra vấn đề về việc chung sống với thiên nhiên.

Khẳng định những tình cảm cao quý nhất: tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Câu 2 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 9): Phối hợp với các bạn trong lớp xây dựng một tủ sách gồm những tài liệu viết về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam. Chú ý lập thư mục những tài liệu sưu tầm được.

Trả lời:

Sách

Tạp chí

- Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành (NXB Hồng Đức)

- Di sản thế giới ở Việt Nam (NXB Lao Động)

- Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam (NXB Văn hóa dân tộc)

- Danh lam thắng cảnh (VNTravel)

- Danh lam thắng cảnh (Thế giới di sản)

Câu 3 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 9): Tạo lập văn bản thuyết minh bằng hình ảnh (có kèm theo lời dẫn giải cần thiết) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở địa phương em.

Trả lời:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ảnh 1: Cổng vào đền chính

=> Lời dẫn: Đến với khu di tích, trước tiên ta đến thăm khu đền chính. Đón chào du khách là cổng đền sơn vàng rực rỡ, cùng với dòng chữ “Trung Am Từ” (tức Đền Trung Am).

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ảnh 2: Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm.

=> Lời dẫn: Chính điện thờ Trạng có ba gian tiền đường và hai gian hậu cung, du khách đến thắp hương sẽ được hướng dẫn đi theo hưởng vào hữu ra tả, tức là đi vào từ bên cửa hông bên phải và đi ra từ cửa hông bên trái.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ảnh 3: Hồ Thái Nhâm trước đền thờ

=> Lời dẫn: Trước đền thờ có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, trong đó, hồ Thái Nhâm hiện còn lưu giữ tấm bia đá khắc từ năm Vĩnh Hựu thời Lê Trung Hưng ghi chép về việc xây đền và những người góp công xây đền.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ảnh 4: Khu vườn tượng

=> Lời dẫn: Khu vườn tượng này là mô phỏng lại hoạt động dạy học của Trạng từ sau khi cáo quan về quê.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ảnh 5: Tổng thể khu đền thờ nhìn từ trên cao.

=> Lời dẫn: với bức ảnh này, du khách có thể thấy được tổng thể khu đền chính từ trên cao.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ảnh 6: Quảng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm

=> Lời dẫn: trong ảnh là quảng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi đặt tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7 m, nặng 8,5 tấn. Nơi đây cũng là nơi diễn ra các lễ biểu dương khen thưởng học sinh sinh viên xuất sắc trên địa bàn thành phố hằng năm.

Câu 4 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 9): Mô phỏng cách làm của hướng dẫn viên du lịch (dựa vào quan sát thực tế hoặc việc theo dõi một số chương trình trên truyền hình) để giới thiệu với các bạn trong nhóm học tập về một cảnh quan thiên nhiên hay di tích lịch sử nổi tiếng.

Trả lời:

Xin chào các bạn, tôi tên là … Hôm nay, tôi sẽ là hướng dẫn viên cùng đồng hành với các bạn đi khám phá khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Trình Quốc công - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người con lỗi lạc của mảnh đất Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, mãi cho đến sau này, khu di tích đền Trạng như một mẫu mực điển hình để con cháu muôn đời nhớ về công lao và tài năng của người.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một văn nhân tài giỏi, mà còn là một nhà tiên tri lỗi lạc. Những lời sấm truyền của Trạng còn ứng đến mấy trăm năm sau. Bởi vậy, người được nhân dân kính ngưỡng, và đền Trạng cũng là khu di tích được nhiều người ghé thăm.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được khởi công xây dựng nâng cấp thêm vào cuối năm 2000, nhân kỉ niệm 415 năm ngày mất của Trạng Trình. Khu di tích được xây trên một vùng rộng lớn của thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Cách trung tâm thành phố chỉ hơn 10km đi xe, với đa dạng các phương tiện, du khách có thể dễ dàng đến thăm viếng nơi này.

Là một quần thể di tích rộng lớn, khu di tích gồm 9 hạng mục. Đầu tiên là đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với cấu trúc ba gian tiền đường, hai gian hậu cung. Phía trước đền có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, trong đền có hoành phi ghi bốn chữ “An Nam lý học”. Ở phía trước đền thờ, khu vực hồ Thái Nhâm, có cầu bắc qua tới khoảng đất nhỏ giữa hồ. Nơi đây còn lưu giữ tấm bia từ thời Lê Trung Hưng ghi lại việc làm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và những người có công xây đền. Sau đền có căn nhà ba gian lợp cói mô phỏng am Bạch Vân - nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy học sau khi từ quan về quê. Ngoài ra, trong quần thể khu di tích còn có đền thờ thân phụ của Trạng và một người vợ của người. Như những khu di tích khác, nơi đây cũng có nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của người. Nhưng đặc biệt phải kể đến quần thể vườn tượng, Quán Trung Tân, tháp bút Kình Thiên và tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7 m cùng hai bức phù điêu diễn tả cuộc đời trạng và lịch sử địa phương.

Khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng 12, người dân lại đổ về nơi đây làm lễ tế dâng tưởng niệm một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Không chỉ có thế, cứ đầu xuân năm mới, mỗi dịp khai bút hay trước các kì thi quan trọng, học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều đổ về nơi đây xin chữ, xin lộc học hành, cầu cho trí tuệ hanh thông, tinh thần minh mẫn. Khoảng hai thập kỉ đổ lại đây, khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nơi diễn ra những buổi vinh danh học sinh Hải Phòng đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

Sau chuyến tham quan, ta đã có thể thấy được toàn vẹn khung cảnh đền Trạng và ý nghĩa văn hóa của nơi này. Giờ đây, các bạn có thể đến thắp hương tại tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm để cầu học hành, đỗ đạt.

Rất cảm ơn các bạn vì đã theo dõi tôi trong suốt chuyến hành trình vừa rồi.

1 92 15/11/2024