Soạn bài Bí ẩn của làn nước (trang 130) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Bí ẩn của làn nước trang 130 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 303 13/11/2024


Soạn bài Bí ẩn của làn nước

* Đọc văn bản

Nội dung chính: tác phẩm khắc họa cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam trong thời kì chiến tranh, đồng thời truyền tải sự đau đớn, mất mát và nỗi khổ của những người dân vô tội chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột.

Soạn bài Bí ẩn của làn nước (trang 130) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?

Trả lời:

- Trong một trận lũ lớn, nhân vật “tôi” mất vợ, mất con và có một đứa trẻ được cứu lên từ dòng nước.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

- Tác dụng:

+ Tăng tính chân thực cho câu chuyện.

+ Tạo sự gần gũi với người đọc, giúp cho họ cảm nhận được những sự việc, cảm xúc mà chính nhân vật “tôi” đã trải qua.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

- Điều khiến nhân vật “tôi” chết lặng là khi anh nhìn người phụ nữ nựng nịu, từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín đứa con để thay tã cho nó. Anh nhận ra đứa bé là con gái chứ không phải đứa con trai mới chào đời của anh. Sự thật là con anh đã bị dòng nước lũ cuốn trôi.

- Vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm là sự chịu đựng nỗi đau đang giằng xé tâm can, những hi sinh thầm lặng và cao cả vì người khác. Từ đó, ca ngợi lòng vị tha của con người.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình vì:

+ Muốn đứa bé có một người cha thực sự yêu thương và bảo bọc nó; được sống trong một gia đình hạnh phúc.

+ Sợ đứa bé sẽ bị tổn thương và dằn vặt vì những mất mát quá lớn.

+ Sự mất mát người thân là điều không thể thay đổi, cần mạnh mẽ chấp nhận sự thật và sống hạnh phúc trọn vẹn với những gì mà mình đang có.

=> Việc làm này thể hiện nhân vật “tôi” là một người giàu lòng nhân ái, bao dung.

- Việc im lặng chịu đựng nỗi đau chính là lựa chọn tốt nhất của nhân vật “tôi” vì nếu nói ra thì tất cả sẽ đau khổ.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.

Trả lời:

- Ý nghĩa của nhan đề tác phẩm: nỗi ám ảnh, day dứt đang giằng xe tâm can nhân vật “tôi” suốt cuộc đời khi mất đi đứa con trai mới chào đời nhưng không thể nói ra được. Điều bí mật này đã trôi theo làn nước và mãi mãi không ai biết được sự thật.

- Em xin đề xuất một nhan đề khác cho tác phẩm Nỗi đau đêm Rằm tháng Bảy.

- Ý nghĩa nhan đề do em đề xuất: đêm Rằm tháng Bảy chính là thời điểm vừa đỉnh lũ lại vừa vỡ đê. Chính điều này đã gây ra những đau thương, mất mát to lớn cho người dân.

1 303 13/11/2024