Soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (trang 28) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời trang 28 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 56 13/11/2024


Soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản đưa ra những thông tin chính xác về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.

Soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (trang 28) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản cung cấp những thông tin cơ bản nào về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn?

Trả lời:

Những thông tin cơ bản:

- Ông đã trải đời mình cùng với lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông là quân nhân trong ba quân đội khác nhau.

- Sau khi học và trở về từ Mỹ, Phạm Xuân Ẩn hành nghề báo chí, từ làm việc cho Việt Tân xã dưới thời Ngô Đình Diệm, cho tới làm phóng viên cho các hãng thông tấn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam như: Roi-tơ, Time,...

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm những chi tiết cho thấy các nhà báo nước ngoài đã đánh giá rất cao cuộc đời, con người Phạm Xuân Ẩn.

Trả lời:

Đánh giá của các nhà báo nước ngoài:

- Mo-li Xây-phơ chủ biên Chương trình 60 phút nổi tiếng của đài truyền hình CBS đã gặp lại Phạm Xuân Ẩn và viết thành hẳn một chương trong cuốn sách Hồi tưởng.

- Sau khi cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà những nhà báo Mỹ hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn tin tưởng và kính trọng ông. Có những nhà báo Mỹ là bạn cũ của ông Ẩn, nay đã mất nhưng dặn lại con cái họ hãy tìm đến ông Ẩn khi sangViệt Nam vì sẽ học được nhiều điều ở con người đó.

- Henry Kamm khẳng định Ẩn là "một trong những nhân viên tình báo Cộng sản bí mật gan dạ nhất ở Sài Gòn"

- Peter Ross Range đề nghị Ẩn viết sách về cuộc đời mình, cho rằng đây là "mảnh quan trọng của lịch sử" và "không ai có câu chuyện như anh để kể lại"

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã đánh giá như thế nào về Phạm Xuân Ẩn và thể hiện mong ước gì khi khắc họa chân dung ông?

Trả lời:

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện sự kính trọng: Anh hùng, tâm hồn Việt Nam, con người cao quý,...

- Tác giả đánh giá rất cao Phạm Xuân Ẩn, coi ông là một người hùng thầm lặng với sự thông minh, tài giỏi và lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc. Phạm Xuân Ẩn được miêu tả như một điệp viên xuất sắc, người đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam

- Qua đó, tác giả cũng gửi gắm thông điệp về giá trị của lòng yêu nước, sự hy sinh vì lý tưởng cao cả và tình yêu thương đồng bào, đất nước.

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật trong văn bản có gì đặc sắc?

Trả lời:

Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật:

- Tác giả sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự để thể hiện sự kính trọng đối với nhà tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn.

- Giọng điệu của tác giả thể hiện sự thán phục, ngưỡng mộ đối với tài năng và phẩm chất của ông Ẩn đối với hoạt động cách mjang ở Việt Nam.

- Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để lí giải chiều sâu nhân cách con người.

Câu 5 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, việc giải mã bí mật về những con người đặc biệt như Phạm Xuân Ẩn có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Trước hết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đóng góp thầm lặng và vĩ đại của những người hùng mà lịch sử không phải lúc nào cũng nhắc đến một cách công khai. Những câu chuyện về họ không chỉ làm sáng tỏ những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn khơi dậy lòng tự hào và tình yêu đất nước trong mỗi người.

- Cuối cùng, giúp chúng ta học hỏi từ những chiến lược, trí tuệ và lòng dũng cảm của họ, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai, để đối mặt với những thách thức mới trong thời đại ngày nay.

1 56 13/11/2024