Soạn bài Viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử (trang 104) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trang 104 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
* Yêu cầu khi viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Xác định rõ đối tượng thuyết minh (danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào, ở đâu).
- Giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh (quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô, tầm vóc và giá trị của đối tượng trên các phương diện khác nhau,…).
- Trình bày được nét đặc sắc, độc đáo nhất của đối tượng với những miêu tả chi tiết và việc huy động các nguồn tại liệu đáng tin cậy (có thể thực hiện một số so sánh, đối chiếu cần thiết).
- Thể hiện được thái độ trân trọng, yêu quý của người viết đối với đối tượng thuyết minh.
- Kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách hiệu quả.
* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản: Bia Vĩnh Lăng
- Nêu các thông tin cơ bản về thời điểm xuất hiện và tọa độ không gian của di tích.
Trả lời:
+ Thời điểm xuất hiện: Bia Vĩnh Lăng được xây dựng vào năm 1433.
+ Tọa độ không gian: Trên một gò đất rộng, cao thoai thoải, mặt tiền nhìn về hướng nam.
- Đánh giá chung về giá trị và tình trạng hiện tại của di tích.
Trả lời:
+ Đánh giá chung về giá trị: Bia Vĩnh Lăng là một trong những tấm bia đẹp nhất về mặt mĩ thuật và kĩ thuật.
+ Tình trạng hiện tại của di tích: do thời gian và biến cố lịch sử, chỉ còn lại nền móng và chân tảng.
- Chọn hình ảnh tiêu biểu để minh họa cho di tích được đề cập.
Trả lời:
- Đưa thông tin về các địa điểm làm nên giá trị nổi bật của di tích.
Trả lời:
+ Các đặc điểm về tác dụng của bia, do ai soạn, ai viết chữ trên bia.
+ Tóm tắt một số nội dung trên bia như gia thế, sự nghiệp vua Lê Thái Tổ, tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn,..
- Khẳng định ý nghĩa và giá trị của di tích.
Trả lời:
+ Bia Vĩnh Lăng là một công trình điêu khắc đá nghệ thuật có giá trị về nhiều mặt, có ý nghĩa lớn lao trong kho tảng di sản văn hóa Việt Nam thời Lê sơ còn đến ngày nay.
* Thực hành viết theo các bước
Bước 1: Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
- Mọi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử là hai đối tượng khác nhau, có khi tồn tại độc lập cũng có khi gắn bó hữu cơ với nhau như một chỉnh thể => Khi viết bài, có thể chọn một đối tượng mình hiểu và có đủ thông tin nhất.
b. Tìm ý
- Hình thành ý bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Đối tượng được thuyết minh là gì? Có thể đặt tên như thế nào?
+ Đối tượng được thuyết minh ở vùng nào? Khoảnh cách giữa nó với địa điểm trung tâm mà nhiều người biết là gần hay xa?
+ Thông tin chung nào có thể đưa ra để bước đầu khẳng định ý nghĩa, giá trị, vị trí của nó?
+ Đặc điểm nổi bật của đối tượng? So sánh với những đối tượng cùng loại?
+ Đối tượng được chuyên gia và du khách đánh giá ra sao?
+ Vai trò của đối tượng với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương và đất nước?
c. Lập dàn ý
Mở bài |
- Nêu tên danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử sẽ thuyết minh và đưa ra những thông tin khái quát nhất về đối tượng. |
Thân bài |
- Trình bày các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử theo một trình tự hợp lí. - Giải thích các điều kiện tạo nên nét đặc thù của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. - Nêu các giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. - Cung cấp thông tin về tình trạng bảo tồn, phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. |
Kết bài |
- Khái quát ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và đất nước. |
Bước 2: Viết bài
- Phát triển các ý đã tìm được thành các câu hoặc đoạn văn hoàn chỉnh.
- Kết hợp linh hoạt việc miêu tả và cung cấp các dữ liệu khách quan dựa trên những tài liệu đáng tin cậy.
- Chọn được các từ ngữ xưng hô phù hợp dựa trên việc hình dung cụ thể về đối tượng đọc bài thuyết trình (chúng ta, du khách,...).
- Đưa vào bài những hình ảnh, sơ đồ, bản đồ phù hợp để làm nổi bật các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đó.
* Bài viết tham khảo:
Giữa Hải Phòng hiện đại và rộn ràng, người ta vẫn thấy nao nao tự hào khi bước về với đền Trạng. Trình Quốc công - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người con lỗi lạc của mảnh đất Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, mãi cho đến sau này, khu di tích đền Trạng như một mẫu mực điển hình để con cháu muôn đời nhớ về công lao và tài năng của người.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một văn nhân tài giỏi, mà còn là một nhà tiên tri lỗi lạc. Những lời sấm truyền của Trạng còn ứng đến mấy trăm năm sau. Bởi vậy, người được nhân dân kính ngưỡng, và đền Trạng cũng là khu di tích được nhiều người ghé thăm.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được khởi công xây dựng nâng cấp thêm vào cuối năm 2000, nhân kỉ niệm 415 năm ngày mất của Trạng Trình. Khu di tích được xây trên một vùng rộng lớn của thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Cách trung tâm thành phố chỉ hơn 10km đi xe, với đa dạng các phương tiện, du khách có thể dễ dàng đến thăm viếng nơi này.
Là một quần thể di tích rộng lớn, khu di tích gồm 9 hạng mục. Đầu tiên là đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với cấu trúc ba gian tiền đường, hai gian hậu cung. Phía trước đền có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, trong đền có hoành phi ghi bốn chữ “An Nam lý học”. Ở phía trước đền thờ, khu vực hồ Thái Nhâm, có cầu bắc qua tới khoảng đất nhỏ giữa hồ. Nơi đây còn lưu giữ tấm bia từ thời Lê Trung Hưng ghi lại việc làm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và những người có công xây đền. Sau đền có căn nhà ba gian lợp cói mô phỏng am Bạch Vân - nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy học sau khi từ quan về quê. Ngoài ra, trong quần thể khu di tích còn có đền thờ thân phụ của Trạng và một người vợ của người. Như những khu di tích khác, nơi đây cũng có nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của người. Nhưng đặc biệt phải kể đến quần thể vườn tượng, Quán Trung Tân, tháp bút Kình Thiên và tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7 m cùng hai bức phù điêu diễn tả cuộc đời trạng và lịch sử địa phương.
Khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng 12, người dân lại đổ về nơi đây làm lễ tế dâng tưởng niệm một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Không chỉ có thế, cứ đầu xuân năm mới, mỗi dịp khai bút hay trước các kì thi quan trọng, học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều đổ về nơi đây xin chữ, xin lộc học hành, cầu cho trí tuệ hanh thông, tinh thần minh mẫn. Khoảng hai thập kỉ đổ lại đây, khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nơi diễn ra những buổi vinh danh học sinh Hải Phòng đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Có thể thấy, sự tồn tại của khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một chứng nhân cho lịch sử hào hùng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, mà còn thể hiện niềm kì vọng của nhân dân thành phố Hoa phượng đỏ vào thế hệ tương lai. Mỗi lứa học sinh Hải Phòng đều được lớn lên dưới sự phù hộ của Trạng, để có trí, có lực dựng xây quê hương, phát triển đất nước.
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết
- Chỉnh sửa thông tin sai/ bổ sung thông tin có giá trị.
- Sắp xếp vị trí câu hoặc đoạn văn, đảm bảo bố cục mạch lạc, liên kết.
- Sử dụng những hình ảnh, sơ đồ phù hợp; cân đối và đảm bảo tương ứng giữa kênh hình và kênh chữ.
- Sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt,…
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức