Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trang 10) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trang 10 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 122 13/11/2024


Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

* Nội dung chính: Đoạn trích miêu tả Kiều sống trong lầu Ngưng Bích, một nơi cao sang, tráng lệ nhưng nàng rất cô độc, buồn rầu và tuyệt vọng khi bao ước mơ, khát vọng đã tan vỡ. Gợi cảm xúc thương cảm, tiếc thương cho số phận cay đắng của Kiều - người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi nhưng lại phải chịu nhiều tổn thương và bất hạnh.

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trang 10) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Một số vấn đề cần chú ý:

1. Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích.

- Vị trí của đoạn trích: đoạn trích gồm 2 phần (từ câu 1033 đến câu 1054) trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Bố cục của đoạn trích: gồm 3 phần.

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu (từ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân đến Nửa tình nửa như chia tấm lòng”): gợi tả khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.

+ Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo (từ “Tưởng người dưới dưới nguyệt chén đồng đến Có khi gốc tử đã vừa người ôm”): nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

+ Phần 3: 8 câu thơ còn lại (từ “Buồn trông cửa bể chiều hôm đến Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”): tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

2. Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật.

- Lời người kể chuyện: lời của nhân vật Thúy Kiều nhưng đồng thời cũng là lời của tác giả Nguyễn Du.

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật:

+ Khi Kiều nhìn ra thiên nhiên hùng vĩ, bao la nhưng lại cảm thấy “heo hút”. Điều này cho thấy nàng rất cô đơn, đau khổ, dằn vặt khi bị giam cầm, bị tước đoạt tự do ở lầu Ngưng Bích.

+ Nàng Kiều không chỉ thương xót cho chính mình mà còn đau đớn khi nghĩ đến những người thân yêu ở nhà đang ngóng chờ mình. Đó là nỗi niềm không nguôi khi không thể giữ được lời hứa với Kim Trọng, không thể rửa sạch "vết nhơ" để sánh đôi bên chàng.

+ Nàng còn cảm thấy tủi nhục, đau khổ khi không thể trở về nhà chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Đây chính là những nỗi đau tinh thần, tâm lí sâu sắc mà Thúy Kiều phải gánh chịu, thể hiện tấm lòng hiếu thuận, trung kiên của nàng.

+ Khi quay trở về với thực tại, Thúy Kiều không chỉ cảm thấy đau buồn, tủi thân mà còn sợ hãi và lo lắng cho số phận tương lai. Nàng dự cảm được rằng phía trước sẽ là một con đường đầy sóng gió, khổ ải.

- Đặc điểm tính cách của nhân vật:

+ Thúy Kiều sống rất thủy chung, hiếu nghĩa, luôn nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.

+ Nàng đau buồn, lo lắng, tuyệt vọng khi nghĩ về tương lại và số phận bị xô đẩy, vùi dập của mình.

3. Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả.

- Chủ đề: tâm trạng cô đơn, buồn tủi, nhớ nhung người yêu và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

- Tư tưởng, tình cảm của tác giả: tôn trọng, đề cao các giá trị của con người, đặc biệt là những người phụ nữ bị dẫm đạp, chôn vùi và chịu nhiều tủi nhục trong xã hội phong kiến; thể hiện tinh thần nhân đạo, trái tim đầy yêu thương và lòng trắc ẩn của đại thi hào Nguyễn Du.

4. Một số đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích.

- Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.

- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Sử dụng thể thơ lục bát, với nhịp điệu sóng đôi, mềm mại.

- Xây dựng nhân vật tài tình, làm nổi bật trọn vẹn diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật chính.

- Miêu tả cảnh quan, không gian lầu Ngưng Bích rất đặc sắc, làm tăng tính huyền ảo và tâm trạng của nhân vật.

1 122 13/11/2024