Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 76 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 76 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 9 13/11/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 76 Tập 2

* Lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Xác định câu đơn và câu ghép trong đoạn văn sau:

Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 - 8- 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thầy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clót, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của Hệ Mặt Trời.

(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)

Trả lời:

- Câu đơn:

+ Chúng ta đang ở đâu?

+ Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.

+ Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của Hệ Mặt Trời.

- Câu ghép: Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Các câu sau thuộc kiểu câu ghép nào? Phương tiện nào được sử dụng để nối các vế của từng câu ghép?

a. Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà; nó không thể phân biệt được giữa đùa với thật vì mới có ba tuổi đầu và tin lời mẹ.

(Nguyễn Đăng Na, Người con gái Nam Xương - một bị kịch của con người)

b. Những chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhưng không ai đánh giá đúng ý nghĩa đôi bàn tay khéo léo của Quỳnh.

(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh

nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)

c. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất và các dân tộc và cộng đồng bình thường nhất lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất.

(A. Gu-tê-rét, Biến đổi khí hậu

mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta)

d. Không gì quan trọng bằng tương lai của chúng ta, và số phận của nhân loại tuỳ thuộc vào cách chúng ta ứng phó với sự thách thức của khí hậu.

(A. Gu-tê-rét, Biến đổi khí hậu –

mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta)

Trả lời:

- Câu a thuộc kiểu câu ghép đẳng lập, không dùng phương tiện nối.

- Câu b là câu ghép đẳng lập, phương tiện nối là từ nhưng.

- Câu c là câu ghép chính phụ, phương tiện nối là cặp kết từ dù cho… thì…

- Câu d là câu ghép đẳng lập, phương tiện nối là từ .

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Cái khiến cho tất cả những chuyện này còn gây bối rối hơn đó là chúng ta đã được cảnh báo. Các nhà khoa học đã nói cho chúng ta từ nhiều thập kỉ trước. Nói đi và nói lại. Quá nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe. Quá ít người đã hành động với tầm nhìn mà khoa học đòi hỏi. Chúng ta nhìn thấy kết quả. Trong một số trường hợp, chúng rất gần với các kịch bản “trường hợp xấu nhất” của các nhà khoa học. Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến đi nhanh hơn là chúng ta có thể hình dung. Năm nay, lần đầu tiên, lớp băng dày quanh năm ở bắc Grin-len (Greenland) bắt đầu vỡ. Sự nóng lên đột ngột này ở Bắc Cực tác động đến mô hình khí hậu của phần bắc bán cầu. Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn. Một số đám cháy lớn đến mức chúng thổi muội và tro khắp thế giới, nhuộm đen các khối băng trôi và các chỏm băng, khiến cho chúng tan chảy càng nhanh hơn.

(A. Gu-tê-rét, Biến đổi khí hậu –

mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta)

a. Chỉ ra các câu đơn và câu ghép trong đoạn văn.

b. So sánh khả năng biểu đạt nội dung của các câu ghép và các câu đơn trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a. Các câu đơn và câu ghép trong đoạn văn:

- Câu đơn:

+ Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.

+ Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.

+ Có lẽ vì vậy mà “Người con gái Nam Xương” vẫn còn sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.

- Câu ghép: Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.

b.

- Tách câu ghép thành các câu đơn:

+ Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ.

+ Nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.

- So sánh nội dung: Ở hai câu đơn, nội dung thông báo ngắn gọn, đơn giản hơn, trong khi đó câu ghép có khả năng thâu gộp tất cả các nội dung được thể hiện ở các câu đơn.

1 9 13/11/2024