Soạn bài Mưa xuân (trang 51) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Mưa xuân trang 51 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 56 13/11/2024


Soạn bài Mưa xuân

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết.

Trả lời:

- Bài thơ:

+ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy bên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc,

Mùa xuân - ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

- Ca dao về mùa xuân:

+ Mưa xuân phơi phới vườn hồng

Ta về đập đất, ta trồng lấy cây.

+ Hát đàn nam nữ đua xuân,

Trai xuân hồ hởi, gái xuân liệu lời.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về mùa xuân.

Trả lời:

- Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, là mùa khởi đầu của vạn vật, cây cối đâm chồi nảy lộc. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Không khí ngày xuân luôn vui vẻ, hân hoan. Mọi người háo hức tham gia các lễ hội, các chuyến du xuân, cũng như sẵn sàng cho một năm mới tràn đầy niềm vui, may mắn tài lộc.

* Trong khi đọc

1. Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng, vần, nhịp thơ

- Mỗi dòng thơ có 7 tiếng.

- Bài thơ gieo vần cách, vần liền.

- Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3; 2/5; 4/3

2. Hình dung: Khung cảnh làng quê mùa xuân

- Mưa xuân phơi phới, nhẹ nhàng

- Hoa xoan rụng từng lớp

3. Hình dung: Tâm trạng của “em” khi “anh” lỡ hẹn

Em buồn tủi, lầm lũi một mình trên đường về. Hình ảnh hoa xoan nát dưới chân giày cũng giống như lời hứa hẹn, sự ngóng trông đã hoàn toàn mất đi.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Qua lời tự tình của một cô gái, tác giả khắc họa bức tranh thôn quê yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống, giúp người đọc cảm nhận được nét đẹp của cuộc sống nông thôn những ngày xuân.

Soạn bài Mưa xuân (trang 51) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Trả lời:

- Mỗi dòng thơ có 7 tiếng.

- Gieo vần cách (già – xa; đầy – nay); vần liền (bay – đầy; tình – xinh),...

- Ngắt nhịp: 2/2/3; 2/5; 4/3

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về cô gái?

Trả lời:

- Câu chuyện trong bài là một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng còn dang dở của một đôi trai gái. Cô gái với tâm trạng e ấp, mong chờ gặp người yêu tại buổi hát thôn Đoài chẳng thành, khao khát được gặp lại người thương của một cô gái trẻ trong đêm hội chèo làng Đặng.

Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ gồm 3 phần:

+ Khổ 1: Mối tâm tình của cô gái

+ Khổ 2 – khổ 8: Mùa xuân và câu chuyện hẹn hò

+ Khổ 9 – khổ 10: Xuân vãn và niềm hi vọng

- Mạch cảm xúc: Nhân vật “em” với sự trong sáng, ngây thơ khi tin vào những lời hứa hẹn, mong chờ được gặp mặt rồi buồn tủi, bẽ bàng, nhưng vẫn có niềm hi vọng vào mối tình ấy.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): : Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”?

Trả lời:

- Ban đầu “Mưa xuân phơi phới bay”: cô gái vui vẻ, háo hức, hân hoan chờ đợi chàng trai.

- “Chờ mãi anh sang anh chẳng sang”: Cô gái vẫn tiếp tục đợi chờ chàng trai ở hội hát.

- Sau cùng “Mùa xuân đã cạn ngày”: em buồn, thất vọng.

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó.

Trả lời:

- Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ mật thiết với nhau.

- Những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ:

+ Hình ảnh quen thuộc nơi thôn quê: Khung cửi, lụa trắng, hội làng.

+ Hình ảnh mưa xuân đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ. Mưa xuân gọi chồi non, lộc biếc, gợi tuổi xuân với những cảm xúc mới mẻ.

Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?

Trả lời:

- Ngôn ngữ sử dụng trong bài thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói nơi thôn quê.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von để gián tiếp thể hiện cảm xúc.

- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, giọng điệu thay đổi theo tâm trạng.

Câu 7 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạochủ đề: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân và cảm xúc, tâm trạng của con người.

- Các yếu tố xác định: nhan đề, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, nhịp thơ.

* Viết kết nối với đọc

Đề bài: (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.

Trả lời:

Qua bài Mưa xuân, em cảm nhận được vẻ đẹp của không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ. Đó là một không gian thanh bình, yên ả và tràn đầy sức sống. Mùa xuân đến bằng những màn mưa bụi phơi phới, nhẹ nhàng làm cho không gian trở nên mờ ảo và lung linh như giăng một lớp sương mỏng. Hoa xoan rung ngoài vườn thành từng lớp như một tấm thảm hoa rực rỡ chào đón năm mới. Hội hát thôn Đoài tô diểm thêm cho không gian xuân những âm thanh vui tươi, khiến mọi người thấy rộn ràng và tràn đầy sức sống. Trong khung cảnh ấy là chuyện tình của một đôi nam nữ với hi vọng có duyên sẽ gặp được nhau. Tất cả đã khắc họa bức tranh ngày xuân nơi làng quê đầy yên bình và hạnh phúc. Qua những hình ảnh thơ đó Nguyễn Bính như gửi vào trái tim người đọc những rung động với khung cảnh mùa xuân tươi đẹp ấy.

1 56 13/11/2024