Soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách (trang 125) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách trang 125 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 8 15/11/2024


Soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách

Viết bài quảng cáo về sách dưới hình thức văn bản đa phương thức

* Yêu cầu

- Nêu được thông tin chính xác, cụ thể và đầy đủ về cuốn sách cần được quảng cáo: tên sách, tác giả, nhà xuất bản, đặc điểm nghệ thuật và nội dung.

- Ngôn ngữ mạch lạc, súc tích, gây được ấn tượng; có sự tưởng thích giữa ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ (hình ảnh và âm thanh).

- Thu hút được sự chú ý, tạo được niềm tin đối với người đọc về cuốn sách cần được quảng cáo.

* Phân tích bài viết tham khảo

- Đặt nhan đề cho bài quảng cáo: Chuyện lạ Phi châu – cuốn sách tươi mới về lục địa cổ kính.

- Sử dụng hình ảnh minh họa:

Soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách (trang 125) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Cung cấp thông tin về bối cảnh, tác giả và đặc điểm nghệ thuật, nội dung của cuốn sách:

+ Bối cảnh: Những bài tản văn, tùy bút, bút kí trong cuốn sách là những điều mắt thấy, tai nghe, tay chạm và đối chân đằm sâu từng bước của Hảo Phạm Fiori trên những nẻo đường, miền đất già nua, bí ẩn và sôi sục sức nóng, sức sống châu Phi.

+ Tác giả: Hảo Phạm Fiori là một người lữ hành đặc biệt, sinh ra và lớn lên trong một gia đình họa sĩ ở phố cổ Hà Nội, từng theo học kiến trúc tái Ý.

+ Đặc điểm nghệ thuật, nội dung: “Chuyện lạ Phi châu” đem đến những trải nghiệm tươi mới, thú vị về một lục địa già, cổ kính nhưng vẫn luôn chưa đựng biết bao điều mới lạ, bí ẩn ở từng góc phố, ngõ hẻm, túp lều và cả trên… từng lọn tóc, nếp khăn áo của những con người châu Phi.

- Cung cấp thông tin xuất bản, phát hành và hình ảnh minh họa bổ sung: Được ấn hành trên cơ sở sự hợp tác của WingsBook và Nhà xuất bản Kim Đồng.

Soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách (trang 125) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Hãy lựa chọn cuốn sách để viết bài quảng cáo dưới hình thức văn bản đa phương thức. Nên lựa chọn cuốn sách mới xuất bản đang cần thu hút sự chú ý, quan tâm của độc giả. Cũng có thể lựa chọn những tác phẩm kinh điển đã được xuất bản nhiều lần, có giá trị, cần quảng bá tới thế hệ bạn đọc trẻ tuổi. Cần đọc kĩ cuốn sách trước khi viết bài quảng cáo, đồng thời tìm hình ảnh phù hợp để minh hoa cho phần lời của bài quảng cáo.

b. Tìm ý

Nội dung của bài quảng cáo bám sát đặc điểm hình thức và nội dung của cuốn sách nhưng cần ngắn gọn, tập trung. Mỗi ý chỉ nên diễn đạt bằng một câu. Nội dung của bài quảng cáo phải trả lời được những câu hỏi sau:

- Tên cuốn sách là gì? Cuốn sách có những điểm gì nổi bật nhất?

- Tác giả cuốn sách là ai? Có điều gì đáng chú ý về tác giả?

- Cuốn sách ra đời trong bối cảnh nào? Có điều gì đặc biệt?

- Những điều gì tạo nên nét độc đáo, sức hấp dẫn về nội dung và nghệ thuật của cuốn sách?

- Cuốn sách được xuất bản khi nào? Có thể liên hệ mua hoặc tìm đọc cuốn sách ở đâu?

c. Lập dàn ý

- Nhan đề bài quảng cáo: nêu rõ tên sách và đặc điểm nổi bật của cuốn sách.

- Hình ảnh minh họạ và âm thanh phù hợp (nếu có).

- Dòng thông tin miêu tả 1: thông tin về tác giả và những điểm đáng chú ý về bối cảnh ra đời của cuốn sách

- Dòng thông tin miêu tả 2: thông tin về đặc điểm nghệ thuật và nội dung của cuốn sách, những điểm đặc biệt hấp dẫn đối với người đọc.

- Dòng thông tin miêu tả 3: thông tin xuất bản.

- Thông tin liên hệ mua sách.

- Hình ảnh và âm thanh bổ sung (nếu cần).

2. Viết bài

- Khi thực hành viết bài quảng cáo về sách dưới hình thức văn bản đa phương thức, cần chú ý bám sát các nội dung đã xác định ở phần tìm ý và dàn ý. Có thể thay đổi trật tự các dòng thông tin miêu tả và điểm nhấn trong bài quảng cáo. Tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố bắt buộc: nhan đề, hình ảnh minh họa, thông tin về tác giả, thông tin xuất bản.

Bài viết tham khảo:

“CHÉN TRÀ TRONG SƯƠNG SỚM” – MỘT THOÁNG XƯA CŨ

Soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách (trang 125) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

“Vang bóng một thời” được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân. Tập truyện được đăng trên tạp chí Tao đàn và Tiểu thuyết thứ bảy từ năm 1939, Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội in lần đầu năm 1940.” Tác phẩm viết về đề tài vẻ đẹp “vang bóng một thời”, sáng tác theo xu hướng thoát li hoài cổ.

“Chén trà trong sương sớm” là một trong 11 truyện ngắn thuộc tập truyện “Vang bóng một thời”. Truyện tập trung miêu tả thú uống trà của một nhân vật thuộc lớp người xưa cũ từ đó vừa thấy được nghệ thuật uống trà cầu kì lại vừa cảm nhận được thái độ, lối suy nghĩ của những con người tài hoa cuối thời hàn nho.

Với truyện ngắn này, thú uống trà thưởng thơ thanh tao được nhà văn tái hiện lại một cách hoàn chỉnh và đầy độc đáo. Trong tác phẩm này, người đọc trở về với quá khứ của một thời đã qua, từ không gian thời gian cho đến con người đều thuộc về ngày xưa cũ. Nổi bật trong đó là hình ảnh cụ Ấm – đại diện cho lớp nhà nho cuối mùa tài hoa bất đắc chí, bất lực trước thời cuộc nhưng vẫn bày tỏ thái độ phản đối trước thời cuộc và giữ gìn phẩm giá trong sạch của bản thân. Nhà nho ấy đã dùng thú uống trà thanh đạm như một phương tiện để chống lại xã hội huyên náo, loạn lạc đồng thời cũng là để lưu giữ lại một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Lồng ghép trong đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ tuyệt đỉnh cùng giọng điệu khinh bạc chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm thuộc đề tài quá khứ của Nguyễn Tuân.

Qua “Chén trà trong sương sớm”, ta không chỉ thấy được tài nghệ văn chương độc đáo của Nguyễn Tuân mà còn cảm nhận được tinh thần dân tộc, tấm lòng yêu nước và niềm thiết tha của nhà văn đối với những giá trị cổ truyền của dân tộc. Bởi thế, Nguyễn Tuân xứng đáng là “một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX” (Nguyễn Ðình Thi).

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc và kiểm tra lại cách trình bày nội dung bài quảng cáo để chỉnh sửa (nếu cần).

Chú ý những vấn đề sau:

- Nhan đề bài quảng cáo đã nêu đúng tên và đặc điểm nổi bật của cuốn sách chưa?

- Các dòng thông tin miêu tả đã nêu bật được thông tin về tác giả, bối cảnh ra đời, đặc điểm nghệ thuật và nội dung của cuốn sách chưa?

- Hình ảnh minh hoạ và âm thanh đã phù hợp chưa?

- Thông tin xuất bản có chính xác không?

1 8 15/11/2024