Soạn bài Tình sông núi (trang 103) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tình sông núi trang 103 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 5 15/11/2024


Soạn bài Tình sông núi

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của phong cảnh Việt Nam khắp ba miền và khẳng định một thứ tình cảm sâu sắc nhất: tình yêu Tổ quốc.

Soạn bài Tình sông núi (trang 103) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 103 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Nhan đề Tình sông núi có thể cho biết điều gì về cảm hứng sáng tác bài thơ của tác giả Trần Mai Ninh?

Trả lời:

- Từ nhan đề Tình sông núi có thể thấy, cảm hứng sáng tác của tác giả nằm ở vẻ đẹp non nước và tình yêu của người Việt ta với núi sông dân tộc mình.

Câu 2 (trang 103 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu nội dung cụ thể của từng đoạn trong bài thơ và khái quát mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm.

Trả lời:

- Đoạn 1 (từ đầu đến Diên Khánh xanh um): Vẻ đẹp của sông núi quê hương.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến Nhìn quanh là bồn bể cần lao): Vẻ đẹp của núi sông gắn với sinh hoạt lao động.

- Đoạn 3 (còn lại): Khẳng định một thứ tình cảm thiêng liêng nhất: Tổ quốc.

=> Mạch cảm xúc đi từ ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên đến vẻ đẹp của lao động, rồi kết đọng lại thành một tình yêu to lớn. Thể hiện niềm tự hào và tình cảm của tác giả với quê hương.

Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Các địa danh xuất hiện ở đoạn đầu bài thơ gắn với vùng miền nào của đất nước? Phát biểu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tình yêu dành cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung qua những gì được bài thơ gợi lên.

Trả lời:

- Các địa danh xuất hiện như:Trà Khúc, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Định, Tuy Hòa, Diên Khánh, Nha Trang gắn với vùng Đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Qua những gì được gợi ra từ bài thơ, có thể thấy, tình yêu dành cho mỗi vùng miền cụ thể cũng là tình yêu Tổ quốc, hai mối tình gắn bó với nhau, yêu quê hương cũng chính là yêu nước, yêu đất nước vì trong đó có quê hương.

Câu 4 (trang 104 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bài thơ, tác giả đã chú ý làm nổi bật những đặc điểm gì của sông núi quê hương? Những đặc điểm đó được phát hiện từ góc nhìn nào?

Trả lời:

- Trong bài thơ, tác giả đã chú ý làm nổi bật những vẻ đẹp của sông núi, con người quê hương.

- Những đặc điểm đó được phát hiện từ góc nhìn của tác giả về thiên nhiên và lao động. Qua những đặc điểm tự nhiên, quê hương hiện lên thanh bình, đẹp đẽ. Còn qua lao động và sinh hoạt, quê hương lại mang vẻ đẹp hào hùng, giàu sức sống, chính từ lao động đã mang đến những vẻ đẹp mới cho quê hương.

Câu 5 (trang 104 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ. Tác giả đã xác lập chỗ đứng của mình như thế nào giữa cộng đồng dân tộc?

Trả lời:

- Tác giả đã tự bộc lộ mình trong tình yêu với quê hương, với cảnh sắc con người và trong lời khẳng định về một mối tình không mối tình nào hơn.

- Tác giả đặt bản thân giữa những người đang hăng say lao động, giữa cả non nước để khẳng định bản thân là một phần của dân tộc và tình yêu với quê hương, Tổ quốc là không thể thay thế được.

Câu 6 (trang 104 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Khi nói về những người con của đất nước, đối tượng nào được tác giả đặt vào vị trí trung tâm? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Khi nói về những người con của đất nước, tác giả đặt người lao động ở vị trí trung tâm.

- Điều này thể hiện sự trân trọng, tin yêu của tác giả với những con người vừa xây dựng đất nước đẹp giàu, nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh cho đất nước hòa bình, độc lập.

Câu 7 (trang 104 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích những nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ thuật (chú ý nhịp điệu, cách sử dụng động từ, sự phối hợp giữa miêu tả cụ thể và nêu mệnh đề khái quát, sự xuất hiện của câu hỏi tu từ,…).

Trả lời:

Nghệ thuật

Nghệ thuật

Thể thơ, nhịp thơ: thơ tự do, nhịp thơ linh hoạt

Cảm xúc được dịp tuôn trào, không bị giới hạn

Sử dụng nhiều động từ mạnh

Sức sống mãnh liệt của tự nhiên, nhịp sống của con người và tình yêu quê hương đất nước không thể phủ nhận

Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể hành động, tình cảm, địa danh

Làm sáng tỏ cho tình yêu với quê hương, đất nước

Câu hỏi tu từ: “Có mối tình nào hơn thế nữa?”

Nhắc nhở người đọc rằng tình yêu Tổ quốc là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất.

1 5 15/11/2024