Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ (trang 41) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Nỗi niềm chinh phụ trang 41 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 19 12/11/2024


Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ

(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của ĐẶNG TRẦN CÔN,

bản dịch của ĐOÀN THỊ ĐIỂM (?))

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Đầu thế kỷ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.

Trả lời:

- Chiến tranh Đại Việt – Xiêm La lần 1 (1718) là cuộc tấn công của quân Ayutthaya (Một vương quốc của người Thái tồn tại từ năm 1351 – 1767) vào Hà Tiên, phần lãnh thổ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Kết quả quân ta thất bại, quân Xiêm cướp phá Hà Tiên.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?

Trả lời:

- Những cuộc tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống chỉ là sự chia ly tạm thời. Họ vẫn có thể gọi điện, viết thư để giữ liên lạc với đối phương.

- Những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có thể là sự chia ly vĩnh viễn. Súng đạn “không có mắt”, bất kỳ chiến sĩ nào cũng có thể hy sinh trong quá tình làm nhiệm vụ.

* Đọc văn bản

1. Hình dung: Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.

- Địa điểm: Gần vườn dâu, sông Hà Lương.

- Tâm trạng người chinh phụ khi tiễn biệt chinh phu: Lưu luyến, bịn rịn.

- Tâm trạng chinh phu sau khi chồng đi xa: Sầu não, nhớ thương, lo lắng.

2. Theo dõi: Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.

- Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ bao gồm:

+ Ngẩn ngơ nỗi nhà.

+ Sầu.

3. Hình dung: Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu.

- Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu là:

+ Quyến luyện, bịn rịn.

+ Nhớ nhung da diết.

+ Lo lắng.

+ Bồi hồi ngóng trông.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bản dịch Chinh phụ ngâm gồm 408 câu thơ song thất lục bát. Đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ gồm 24 câu thơ (từ câu 41 đến cau 64) đã thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa cách người chinh phu.

Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ (trang 41) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?

Trả lời:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích “Nỗi niềm chinh phụ” là:

+ Cứ 2 câu 7 chữ là 1 cặp lục bát.

+ Cặp lục bát sử dụng vần lưng: hiệp vần ở tiếng thứ 6 ở câu sáu với tiếng thứ 6 ở câu tám (Dương – Tương, đường – trường,…).

+ Ở hai câu 7 tiếng, tiếng cuối câu trên hiệp vần tiếng cuối câu dưới (vọng – bóng, trống – bỗng,…)

+ Tuân thủ quy tắc thanh điệu.

- So sánh sự khác biệt đặc điểm thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát:

Đặc điểm

Thơ lục bát

Thơ song thất lục bát

Hình thức

- Có các cặp câu lục bát kết hợp với nhau.

- Đan xen giữa cặp câu 7 chữ với cặp lục bát.

Cách gieo vần

- Sử dụng vần lưng.

- Cách gieo vần đa dạng hơn thơ lục bát, sử dụng cả vần lưng và vần chân.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

- Có thể chia bố cục thành 2 phần:

+ Phần 1: 12 câu đầu: Cảnh chia li của người chinh phụ và chinh phu.

+ Phần 2: Còn lại: Sự bồn chồn, lo lắng của người chinh phụ với người chồng và nỗi mong mỏi đoàn viên.

Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Trả lời:

- Phương án ngắt nhịp:

Chốn Hàm Kinh/ chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương/ thiếp hãy trông sang.

Khói Tiêu Tương/ cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương/ cách Tiêu Tương/ mấy trùng.

- Tác dụng của cách ngắt nhịp trên:

+ Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ.

+ Giúp độc giả cảm nhận khoảng cách xa xôi muôn cách trùng trở giữa người chinh phu và người chinh phụ.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng vũ chiếu chăn.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Trả lời:

Câu thơ

Phép đối

Tác dụng

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng vũ chiếu chăn.

- đi >< về.

- cõi xa >< buồng cũ chiếu chăn

- Diễn tả sự cô đơn, lạc lõng, buồn tẻ của người chinh phu khi phải chờ chồng.
- Thể hiện sự nhung nhớ, chờ đợi mòn mỏi của người chinh phụ.

- Miêu tả sự dũng cảm, hy sinh vì đất nước của người chinh phu.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

- tuôn >< trải.

- mây biếc >< ngần núi xanh.

- Miêu tả sự hùng vĩ, bao la, rộng lớn của thiên nhiên.
- Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi muôn trùng giữa người đi kẻ ở, người ra chiến trận, kẻ thôn quê.
- Gợi cho người đọc nhiều liên tưởng, hình ảnh mới lạ và thú vị.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

- chốn Hàm Kinh >< bến Tiêu Tương.

- ngoảnh lại >< trông sang.

- Thể hiện tình cảm son sắc giữa vợ với chồng, dù xa muôn trùng cách trở nhưng họ vẫn hướng về phía nhau.

- Giúp câu thơ trở nên giàu hình ảnh và liên tưởng hơn.

Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.

Trả lời:

Biện pháp tu từ

Tác dụng

- Điệp từ “ngàn dâu”, “cùng”, “thấy”

- Giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, có tính nhạc.

- Thể hiện mỗi ngóng trông của người chinh phụ với người chinh phu.

- Thể hiện niềm thương xót của tác giả với sự cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ phải chờ chồng.

- Tương phản đối lập “trông lại >< chẳng thấy”, “lòng chàng >< ý thiếp”

- Giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng về sự buồn tủi, ngóng trông của nàng chinh phu.
- Gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về bài thơ.

- Câu hỏi tu từ “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

- Câu hỏi nhưng không được sử dụng với mục đích hỏi.

- Giúp người đọc hình dung về sự cô đơn, khắc khoải của người chinh phụ.

Câu 6 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng như thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống?

Trả lời:

- Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng:

+ Ngẩn ngơ, thẫn thờ.

+ Buồn rầu, đau khổ, nhớ nhung da diết.

+ Lo lắng, xót xa.

+ Bồi hồi, trông ngóng người chinh phu.

- Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu thêm về giá trị cuộc sống:

+ Phải học cách trân trọng những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình; yêu thương, chia ngọt sẻ bùi, đùm bọc lẫn nhau.

+ Đời đời khắc ghi công lao của các vị anh hùng, người lính/ chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

+ Trân trọng cuộc sống hòa bình có được ngày hôm nay; vì vậy nên chúng ta phải cố gắng không ngừng học hỏi và hoàn thiện để trở thành công dân toàn càu.

Câu 7 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Trả lời:

Trong văn bản, em ấn tượng nhất với hình ảnh:

Cùng trông lại thì càng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Vì:

- Diễn tả sự bất lực, nỗi nhớ nhung vô cùng vô tận của người chinh phu đối với người ra trận.

- Biện pháp tu từ điệp, hiệp vần được sử dụng một cách linh hoạt tạo tính nhạc cho câu thơ, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị.

* Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Đoái trông theo đã cách ngăn,

Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.”

(Chinh phụ ngâm,

nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))

Trả lời:

Bốn câu thơ trong bài Chinh phụ ngâm đã diễn tả tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ngẩn ngơ của người chinh phụ khi tiễn chồng ra chiến trận. Hai cầu thơ đầu đã diễn tả khoảng cách địa lý muôn trùng xa xôi cách trở. Chinh phu ở chiến trường với bao hiểm nguy, còn chinh phụ chỉ có thể về “buồng cũ chiếu chăn” với bao niềm lo lắng, mong đợi. “Buồng cũ chiếu chăn” là danh từ chỉ địa điểm – Đây là không gian riêng tư của hai vợ chồng với bao kỷ niệm buồn vui, ngọt bùi. Nhưng hiện giờ, đây lại là nơi khiến nàng thêm nhung nhớ người chinh phu. Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã lồng ghép khéo lèo, tài tình chi tiết tương phản đối lập: “màu mây biếc” và “ngần núi xanh”. Dù xa cách về mặt địa lý, cách muôn trùng cách trở núi sông, nhưng giữa họ dường như vẫn có một sợi dây tinh thần gắn kết không thể chia lìa. Bằng cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tài tình như ẩn dụ, tương phản đối lập, ngôn từ trau chuốt tài hoa, tác giả đã cất lên tiếng lòng đầy đau đớn, nhớ nhung của người chinh phụ qua bốn câu thơ trên.

1 19 12/11/2024