Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn) (trang 108) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn) trang 108 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 269 13/11/2024


Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn)

1. Trước khi thảo luận

- Để chuẩn bị cho hoạt động thảo luận, trước hết cần thực hiện các bước: thành lập nhóm, phân công người điều hành (chủ trì) và thư kí, thống nhất nguyên tắ thảo luận như đã thực hành ở bài 2.

- Do phạm vi đề tài thảo luận có thể mở rộng hoặc thu hẹp một cách linh hoạt nên cần xác định quy mô và thời gian thảo luận: Nếu quy mô lớn và thời gian dài, vấn đề thảo luận sẽ được bàn luận rộng và sâu hơn. Nếu quy mô nhỏ và thời gian ngắn, cần lựa chọn những khía cạnh tiêu biểu của vấn đề để thảo luận.

- Mỗi thành viên tham gia thảo luận cần chuẩn bị ý tưởng và nội dung thảo luận. Bản chất của vấn đề thảo luận: Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn? Là bàn luận về những cách thức, phương pháp học tập hiệu quả môn học này. Muốn vậy, em cần tìm hiểu những nội dung cụ thể sau:

+ Ngữ văn cũng là một môn học như tất cả các môn học khác, vì vậy, để học tốt môn này, em cần có những phương pháp học tập chung. Hãy suy nghĩ các phương pháp chung ấy là gì?

+ Ngữ văn còn là một môn học có những nét đặc thù, đặt ra yêu cầu về phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho học sinh. Em cần có phương pháp học tập như thế nào để đáp ứng những nét đặc trưng của môn học? (Có thể tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như: Vì sao học môn Ngữ văn cần phải chú ý thực hành kỹ năng viết? Để viết tốt các kiểu văn bản, ta cần phải làm gì? Học Ngữ văn có liên quan gù đến vốn sống, vốn trải nghiệm của mỗi người? Học Ngữ văn không chỉ là học đọc và viết, mà còn là học nói và nghe, vậy cần phải rèn luyện kĩ năng nói và nghe như thế nào?...)

2. Thảo luận

- Mở đầu: Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận đã được thống nhất ở phần chuẩn bị.

- Triển khai:

+ Mỗi thành viên phát biểu ý kiến dưới sự điều hành, kết nối của người chủ trì.

+ Người chủ trì nhắc nhờ nếu người tham gia thảo luận phát biểu quá thời gian quy định.

+ Những thành viên khác lắng nghe và trao đổi.

Khi thảo luận, người nói và người nghe cần chú ý:

Người nói

Người nghe

- Đưa ra ý kiến thảo luận đúng chủ đề, bám sát mạch thảo luận, tránh nói lạc đề, xa đề, thiếu kết nối với các ý kiến thảo luận trước đó.

- Các ý kiến được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng xác đáng.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; kết hợp giữa lời nói, cử chỉ, điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ (nếu có).

- Đảm bảo thời gian theo quy định.

- Lắng nghe với tinh thần tôn trọng người nói; ghi chép các nội dung chính trong ý kiến phát biểu của mỗi thành viên tham gia thảo luận và những chỗ cần trao đổi với người nói.

- Ý kiến trao đổi cần rõ ràng, ngắn gọn; có thể đặt ra các câu hỏi để người nói giải đáp.

- Kết thúc: Người chủ trì tổng kết các nội dung chính đã thảo luận; khẳng định ý nghĩa của việc thảo luận về vấn đề : Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?; cảm ơn sự đóng góp của các thành viên tham gia.

* Bài nói mẫu tham khảo:

- Mở đầu:

+ Xin chào thầy cô và các bạn. Mình tên Thu Hà, là người chủ trì của tổ 4.

+ “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn” là chủ đề của ngày hôm nay của chúng ta, bây giờ mới các bạn tham gia thảo luận.

- Triển khai:

+ Thành viên 1: Xin chào mình là Hồng Hạnh. Với mình Ngữ văn là một môn học rất thú vị, giúp chúng ta rèn luyện khả năng tư duy, cảm thụ cái đẹp, nhưng cũng không ít bạn cảm thấy khó khăn với môn học này. Mình nghĩ đây là do khả năng học tập và tiếp thu của mỗi người mỗi khác, vậy nên sẽ có bạn cần thời gian hơn để trau dồi và học tập Ngữ văn. Và các bạn có thể khắc phục những khó khăn đó bằng cách lập thời gian biểu cụ thể để rèn khả năng đọc hiểu và khả năng viết – hai kĩ năng quan trọng của môn học này. Các bạn hãy lựa chọn học lí thuyết sau đó thực hành từ dễ tới khó hai kĩ năng trên. Một lưu ý là các bạn phải thật chăm chỉ rèn luyện, nhưng đừng gây áp lực cho bản thân, mà hãy rèn luyện từ từ, chúng ta không nhất thiết phải học thuộc lòng từng câu từng chữ trong tác phẩm. Quan trọng là hiểu được nội dung chính, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

+ Thành viên 2: Mình là Trang xin phép có ý kiến. Mình đồng ý với ý kiến của bạn và đồng thời bổ sung thêm. Bên cạnh rèn luyện đọc viết để học tốt Ngữ văn, chúng ta có thể cải thiện bằng sở thích đọc sách. Việc đọc giúp chúng ta rèn luyện khả năng tập trung, ghi nhớ, đồng thời tiếp thu cách trình bày, dùng từ ngữ hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, ví dụ như các tác phẩm truyện của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,... Việc đọc còn giúp ta hiểu kĩ hơn về các lý thuyết văn học ta đã đọc và học qua trước đó. Đây là một cách dễ thực hiện, mỗi ngày chỉ cần dành thời gian đọc một vài trang các bạn sẽ hình thành được thói quen này.

+ Thành viên 3: Mình là Hùng và mình muốn đóng góp thêm ý kiến. Bên cạnh các nhận xét mà hai bạn vừa đưa ra, mình nghĩ rằng chúng ta nên kết hợp việc học Ngữ văn với thực tế cuộc sống. Ví dụ như khi đọc một bài thơ về tình yêu quê hương, chúng ta có thể liên tưởng đến những kỷ niệm của mình về quê hương hay những cảnh đẹp nơi miền quê. Việc kết hợp lý thuyết với thực tế sẽ giúp chúng ta nhớ bài lâu hơn và hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung tác phẩm mang lại.

+ ...

- Kết thúc:

+ Người chủ trì tổng kết lại ý kiến của các thành viên: Như vậy, buổi thảo luận hôm nay đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ các bạn.

+ Tổng kết: Cuộc thảo luận ngày hôm nay vô cùng ý nghĩa, giúp chúng ta có cách suy nghĩ mới hơn về phương pháp học Ngữ văn. Hi vọng các bạn đã có thêm cho bản thân phương pháp học tốt môn học này. Xin cảm ơn thầy cô đã lắng nghe tham gia buổi thảo luận.

3. Đánh giá

- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề thảo luận, chất lượng các ý kiến phát biểu. Việc đánh giá nội dung cuộc thảo luận cần tập trung vào các yêu cầu sau:

+ Thảo luận đúng chủ đề: Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?

+ Các ý kiến thảo luận tập trung, không tản mạn.

+ Thông qua thảo luận, tìm được phương pháp, cách thức học tập môn Ngữ văn một cách hiệu quả.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện hỗ trợ; về cách tổ chức, điều hình cuộc thảo luận. Việc đánh giá cách tổ chức, điều hành cuộc thảo luận cần tập trung vào các yêu cầu sau:

+ Xây dựng được tinh thần dân chủ và tôn trọng những ý kiến khác biệt.

+ Những người tham gia thảo luận (chủ trì, thư kí, thành viên) thực hiện đúng vai trò của mình.

+ Thực hiện đúng tiến trình tổ chức một cuộc thảo luận.

1 269 13/11/2024