Soạn bài Tiếng Việt (trang 46) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Với soạn bài Tiếng Việt trang 46 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Tiếng Việt
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 tập 2): Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em sưu tầm được.
Trả lời:
- Trích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
- Trích bài thơ “Gửi miền Bắc” của Lê Anh Xuân:
“Tôi lắng nghe tim tôi đập vội
‘Đây là tiếng nói Việt Nam.’”
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Nghe bài hát Tiếng Việt (nhạc Lê Tâm, lời thơ Lưu Quang Vũ) và nêu cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc.
Trả lời:
- Bài hát chứa đựng cảm xúc vô cùng thiết tha, tình yêu dạt dào và niềm tự hào sâu sắc của người nghệ sĩ đối với tiếng Việt – tiếng nói của đất nước, thứ tiếng thân thương đầy trong sáng, đẹp đẽ. Qua đó người nghệ sĩ cũng gửi gắm ước muốn giữ gìn và phát huy hơn nữa vẻ đẹp của tiếng Việt.
1. Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ
- Mỗi dòng thơ có 8 tiếng.
- Vần thơ:
+ Vần chân: Vần ở cuối mỗi dòng thơ.
+ Vần cách: Vần cách ra một dòng, vần T/B/T/B.
- Nhịp thơ: theo nhịp 3/2/2.
2. Hình dung: Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó
Hình ảnh |
Hoàng hôn, cánh đồng, con cò, con nghé, cây tre, con sông, bến lau |
Âm thanh |
Tiếng mẹ gọi, tiếng gió thổi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng nước lũ, tiếng cha dặn, tiếng mưa |
3. Hình dung: Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt
- “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”
- “Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát/ Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”
- “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối”
4. Hình dung: Sức mạnh trường tồn và lan tỏa của tiếng Việt
- “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”
- “Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất”
- “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng/ Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi”
- “Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/Thàng Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời”
5. Chú ý: Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt
- Yêu thương: “Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết/Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi”; “Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê”
- Trân trọng, ngợi ca: “Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ”; “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình”
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện tình yêu, lòng ngợi ca tiếng Việt của Lưu Quang Vũ, trân trọng những nét đẹp và sự trong sáng tiếng nói dân tộc, qua đó còn mong muốn gìn giữ được vẻ đẹp ấy.
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt.
Trả lời:
- Những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ:
+ 8 chữ mỗi dòng thơ
+ Sử dụng vần chân và vần cách trong mỗi khổ thơ
+ Ngắt nhịp trong mỗi dòng thơ linh hoạt, 3/2/3 hoặc 3/3/2
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ Tiếng Việt là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Bài thơ là lời của tác giả - một người con nước Việt bộc lộ những cảm xúc về tiếng mẹ đẻ của quê hương mình.
- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện sự yêu mến, ca ngợi, trân trọng tiếng Việt của tác giả.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ thể hiện rõ điều đó.
Trả lời:
- Âm thanh của cha: “Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa/Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi”
+ Đây là tiếng của cha khi dặn dò, dạy dỗ con cái cách thức, kinh nghiệm về những công việc trong đời sống: nhóm lửa, hun thuyền, gieo mạ, đưa nôi.
+ Tiếng nói của cha cũng chính là cách những thế hệ đi trước dùng tiếng nói dân tộc truyền lại những kiến thức cho con cháu đời sau, thể hiện sự yêu thương, sự quan tâm và mong muốn thế hệ sau có thể gìn giữ những kinh nghiệm đó.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả những liên tưởng gì? Hãy phân tích một vài câu thơ thể hiện sự liên tưởng mà em thấy độc đáo, thú vị.
Trả lời:
- Những yếu tố đó gợi lên những liên tưởng trong lòng tác giả:
+ “tiếng Việt như rừng”: liên tưởng tiếng Việt phong phú, đa dạng.
+ “Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”: âm sắc trong tiếng Việt tựa như bài hát có nốt trầm nốt cao.
+ “Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người”: tiếng Việt luôn gắn bó với người Việt, truyền đạt mọi cảm xúc trong lòng của con ngươi thành lời nói.
+ “Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt”: tiếng Việt đại diện cho con người Việt Nam.
- Phân tích:
+ “tiếng Việt như rừng”: tác giả sử dụng phép so sánh để khẳng định tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng, xuất hiện và tồn tại từ lâu đời. Tiếng Việt là một
+ “Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người”: Tiếng Việt gắn bó với mỗi con người Việt. Ngay từ lúc chào đời cho tới khi trưởng thành, tiếng Việt đã luôn tồn tại trong mỗi người và trong đời sống. Nhờ đó có thể hiểu, biết biểu đạt cảm xúc trong trái tim, biết rung động.
Câu 5 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong các khổ thơ 8 đến 12, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?
Trả lời:
Nhà thơ làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt:
Sức sống mãnh liệt |
- “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta” - “Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất” |
Gắn liền với con người |
- “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng” - “Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu quên ngủ” - “Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết/Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi” |
Đại diện cho cả dân tộc |
- “Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt” |
Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối.
Trả lời:
Tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt trong ba khổ thơ cuối:
- Lòng tự hào và biết ơn tiếng Việt luôn gắn bó với con người Việt Nam từ xưa tới nay, từ thuở lọt lòng tới khi trưởng thành. Tiếng Việt trở thành một di sản quý báu với từng con người Việt Nam, với toàn dân tộc. Từ “mắc nợ” được dùng theo nghĩa tích cực là lòng biết ơn, tôn trọng suốt đời những “ân tình” – những giá trị tinh thần to lớn của tiếng Việt thân yêu.
- Nỗi nhớ thương tiếng mẹ đẻ luôn hiện diện trong trái tim người con đất Việt “Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê”, “Cùng tôi trong tiếng Việt quay về”.
- Trăn trở về việc gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của tiếng Việt “Ai đời sau nói tiếp những lời yêu”, đó cũng là cách tác giả bộc lộ mong muốn và kêu gọi trách nhiệm giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
Câu 7 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định mạch cảm xúc và nhận xét về kết cấu bài thơ.
Trả lời:
- Mạch cảm xúc: cảm nhận và yêu mến tiếng Việt qua cuộc sống đời thường; cảm nhận vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt; cảm nhận về sự hòa hợp giữa cá nhân và mọi người thông qua ngôn ngữ; mong muốn người Việt gìn giữ và thêm yêu tiếng Việt.
- Bài thơ có thể chia làm 4 phần:
+ Phần 1 - Từ đầu… tiếng Việt như rừng: tiếng Việt hòa vào cuộc sống xung quanh.
+ Phần 2 - Chưa chữ viết… những con đường: Nhữnng hình ảnh miên tả vẻ đẹp của tiếng Việt.
+ Phần 3 - Một đảo nhỏ… dân tộc Việt: Tiếng Việt trường tồn và gắn kết với con người.
+ Phần 4 – đoạn còn lại: Nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.
Câu 8 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ Tiếng Việt. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: tiếng Việt
- Căn cứ xác định chủ đề: Nhan đề bài thơ, hình ảnh thơ, mạch cảm xúc,...
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Tình yêu, lòng tự hào và biết ơn tiếng nói dân tộc.
Câu 9 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Trả lời:
- Trau dồi vốn từ vựng tiếng Việt để sử dụng tiếng Việt đúng chính tả, ngữ nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh.
- Hạn chế sử dụng những từ ngữ thô tục.
- Tuyên truyền tới mọi người xung quanh những hiểu biết, kiến thức chính xác về tiếng Việt.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) ghi lại cảm nhận của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện ở các khổ thơ 5, 6, 7 của bài thơ Tiếng Việt.
Trả lời:
Trong khổ thơ 5, 6, 7 của bài thơ “Tiếng Việt”, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã khắc họa những vẻ đẹp của tiếng Việt. Tiếng Việt đã đẹp từ thanh âm, từ tiếng nói, đẹp từ trước khi thành hình. Thanh âm ấy trong trẻo, uyển chuyển, “như bùn và như lụa”, “Óng tre ngà và mềm mại như tơ”. Âm sắc mang nhiều cung bậc tựa như tiếng hát trầm bổng “ríu rít âm thanh” với nhiều thanh điệu “Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”, “Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy”. Điều này giúp tiếng Việt mang tính biểu cảm - thể hiện được cảm xúc thông qua lời nói. Chữ viết tiếng Việt còn mang tính gợi hình, gợi cảm sâu sắc, như “Một tiếng vườn” gợi ra khung cảnh “rợp bóng lá cành vươn”, hay “Tiếng heo may gợi nhớ những con đường”. Chỉ qua ba khổ thơ ta đã thấy được những nét đẹp của tiếng mẹ đẻ, một nét đẹp gần gũi và trong trẻo vô cùng, gắn liền với đời sống người Việt, là linh hồn của cả dân tộc Việt Nam. Qua đó nhà thơ cũng thể hiện tình yêu, sự trân trọng và ngợi ca ngôn ngữ của quê hương.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức