Soạn bài A. ÔN TẬP KIẾN THỨC (trang 131) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài A. ÔN TẬP KIẾN THỨC trang 131 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 99 15/11/2024


Soạn bài A. ÔN TẬP KIẾN THỨC

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong Ngữ văn 9, em đã được học các tác phẩm văn học Việt Nam gồm nhiều thể loại, được sáng tác trong các thời kì, bối cảnh khác nhau. Vận dụng tri thức văn học và hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, hãy lập bảng tóm tắt hoặc sơ đồ liệt kê các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi thời kì (làm vào vở). Tham khảo mẫu bảng sau:

Đặc điểm

Thời kì

văn học

Tác giả

Tác phẩm

Thể loại

Trung đại (thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX)

Hiện đại (đầu thế kỉ XX – nay)

Trả lời:

Đặc điểm

Thời kì

văn học

Tác giả

Tác phẩm

Thể loại

Trung đại (thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX)

Nguyễn Dữ

Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện truyền kì

Bồ Tùng Linh

Dế chọi

Truyện truyền kì

Khuyết danh

Ngọc nữ về tay chân chủ

Truyện truyền kì

Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm

Nỗi niềm chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

Thơ song thất lục bát

Nguyễn Gia Thiều

Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm khúc)

Thơ song thất lục bát

Nguyễn Du

Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều)

Truyện thơ Nôm

Nguyễn Đình Chiểu

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Lục Vân Tiên)

Truyện thơ Nôm

Hồ Xuân Hương

Tự tình (bài 2)

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Nguyễn Du

Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

Truyện thơ Nôm

Phan Bội Châu

Bài ca chúc tết thanh niên

Hát nói

Hiện đại (đầu thế kỉ XX – nay)

Nguyễn Nhược Pháp

Sơn Tinh – Thuỷ Tinh

Thơ bảy chữ

Bích Khê

Tiếng đàn mưa

Thơ song thất lục bát

Vũ Cao

Ngày xưa

Thơ lục bát

Bảo Ninh

Những làn nước

Truyện ngắn

Lưu Quang Vũ

Tiếng Việt

Thơ tự do

Nguyễn Bính

Mưa xuân

Thơ bảy chữ

Nguyễn Khoa Điềm

Miền quê

Thơ sáu chữ

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Truyện trinh thám có đặc điểm gì khác biệt so với truyện truyền kì và truyện thơ Nôm? Hãy lập bảng so sánh đặc điểm của các thể loại này (làm vào vở). Tham khảo mẫu bảng sau:

Đặc điểm

Thời kì

văn học

Nguồn gốc

thể loại

Kiểu nhân vật

Cốt truyện

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Truyện trinh thám

Trả lời:

Đặc điểm

Thời kì

văn học

Nguồn gốc

thể loại

Kiểu nhân vật

Cốt truyện

Truyện truyền kì

Có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Nhân vật đa dạng, nổi bật là ba nhóm thần tiên, người trần và yêu quái. Các nhân vật thường có những nét kì lạ.

- Mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc.

- Cốt truyện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.

Truyện thơ Nôm

Hình thành vào thế kỉ XVI – XVII, ảnh hưởng từ văn học dân gian và văn học Trung Quốc.

- Những chàng trai, cô gái có vẻ đẹp toàn diện những cuộc sống gặp nhiều trắc trở, gian nan.

- Nhân vật khắc họa ở cả hai phương diện: con người bên ngoài và con người bên trong.

Cốt truyện triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia ly - đoàn tụ.

Truyện trinh thám

Người được đánh giá là “cha đẻ” của thể loại truyện trinh thám là nhà văn người Mĩ Ét-ga A-len Pâu.

Hệ thống nhân vật gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm. Trong đó, người điều tra là nhân vật chính.

Cốt truyện gồm một chuỗi sự kiện, sự kiện trung tâm là vụ án và hành trình phá án của người điều tra.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lập danh mục và tóm tắt đặc điểm nghệ thuật, nội dung của các bài thơ đã học ở lớp 9 (làm vào vở). Tham khảo mẫu danh mục sau:

Đặc điểm

Tên tác

phẩm - tác giả

Thể thơ

Đề tài, cảm hứng chủ đạo

Nét độc đáo về

nghệ thuật và nội dung

Trả lời:

Đặc điểm

Tên tác

phẩm - tác giả

Thể thơ

Đề tài, cảm hứng chủ đạo

Nét độc đáo về

nghệ thuật và nội dung

Sơn Tinh – Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

Thơ bảy chữ

Bài thơ viết dựa trên cốt truyện về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh).

- Nội dung: Bài thơ kể về câu chuyện kì ảo mà nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên tai của người Việt cổ. Bên cạnh đó, đề cao, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố kì ảo, các biện pháp tu từ, các từ ngữ đặc sắc

Chinh phụ ngâm

(Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

Song thất lục bát

Những tình cảm lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa chồng

- Nội dung: Bài thơ đã khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ có chồng ra trận. Qua đó, tác phẩm lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đồng thời đề cao khát vọng tình yêu chân chính của con người.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, các hình ảnh ước lệ tượng trưng, thể thơ truyền thống song thất lục bát,…

Tiếng đàn mưa

(Bích Khê)

Song thất lục bát

Nỗi nhớ quê hương

- Nội dung: Bài thơ diễn tả nỗi nhớ về quê hương cùng tâm trạng buồn, cô đơn đến tột cùng thông qua tiếng mưa xuân.

- Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng da diết, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt,…

Truyện Kiều

(Nguyễn Du)

Lục bát

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

- Nội dung: Tác phẩm kể về cuộc đời gian truân của người con gái tài sắc vẹn toàn – Thúy Kiều. Từ đó, tác giả tái hiện số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, lên án tố cao những thế lực tàn bạo, chà đạp con người. Đồng thời bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương với những thân phận nhỏ bé và trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao đẹp cũng như khát vọng chân chính của con người.

- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát và ngôn ngữ tiếng Việt đạt đến đỉnh cao, sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển tích, điển cố cùng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc,…

Lục Vân Tiên

(Nguyễn Đình Chiểu)

Thơ lục bát

Truyền dạy đạo lí làm người

- Nội dung: Khắc họa hình tượng hai nhân vật trung tâm là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga với những phẩm chất tốt đẹp. Tác phẩm thể hiện khát vọng công bằng công lí, đề cao đạo lí làm người, coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người.

- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, từ ngữ giản dị, mộc màu, mang đậm màu sắc Nam Bộ,…

Tự tình bài 2

(Hồ Xuân Hương)

Thất ngôn bát cú Đường luật

Nỗi lòng về tình duyên lận đận, hẩm niu

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nữ sĩ trướ duyên phận hẩm hiu. Qua đó thể hiện khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của Hồ Xuân Hương.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ đặc sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, hình ảnh thơ gợi cảm,…

Tiếng Việt

(Lưu Quang Vũ)

Thơ tự do

Tình yêu với tiếng mẹ đẻ

- Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm tự hào, yêu quý và thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ đối với tiếng Việt.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, sử dụng nhiều liên tưởng gần gũi với cuộc sống,…

Mưa xuân

(Nguyễn Bính)

Thơ bảy chữ

Tình yêu đôi lứa

- Nội dung: Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân, tác giả thể hiện nỗi niềm của người con gái khi mong mỏi chờ đợi chàng trai mà mình yêu thương.

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh thơ giản dị, giàu cảm xúc, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ,…

Bài ca chúc Tết

thanh niên

(Phan Bội Châu)

Thơ tự do

Tình yêu quê hương, đất nước

- Nội dung: Bài thơ là lời kêu gọi của tác giả mong muốn thế hệ trẻ cố gắng học hỏi, rèn luyện để đi theo con đường giải phóng dân tộc.

- Nghệ thuật: Lời thơ mạnh mẽ, chân thành, truyền cảm,…

Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu ngắn gọn đặc điểm của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong các bài học của Ngữ văn 9, tập hai.

Trả lời:

Văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận trình bày ý kiến, quan điểm của người viết bằng hệ thống các luận điểm, lập luận, lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

- Các luận điểm được sắp xếp một cách hợp lí nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết.

- Lập luận, lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp, xác đáng thì mới làm cho bài viết sáng rõ và có sức thuyết phục.

Văn bản thông tin

- Văn bản thông tin cung cấp và truyền đạt thông tin, kiến thức một cách chính xác và trung thực về nhiều lĩnh vực trong xã hội.

- Các thông tin trong văn bản phải chính xác, rõ ràng nhằm thông báo, truyền tải thông tin một cách hiệu quả, không gây nhầm lẫn cho người đọc.

Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mới mà em đã được học trong các bài học của Ngữ văn 9, tập hai.

a. Câu đơn và câu ghép

- Câu đơn là câu được cấu tạo bằng một cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt.

- Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên. Phân loại

+ Dựa vào từ ngữ làm phươn tiện nối các vế câu: câu ghép có từ ngữ nối các vế câu và câu ghép không có từ ngữ nối các vế câu.

+ Dựa vào quan hệ giữa các vế câu: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.

b. Sự phát triển của ngôn ngữ: nghĩa mới của từ ngữ và từ ngữ mới

- Sự phát triển của từ vựng diên ra theo các hình thức:

+ Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của nó.

+ Sáng tạo từ ngữ mơi trên cơ sở từ ngữ đã có.

+ Tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài.

c. Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu

- Các hình thức biến đổi cấu trúc câu:

+ That đổi trật tự của các từ ngữ trong câu.

+ Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.

+ Chuyển câu chủ động thành câu bị động.

- Các hình thức mở rộng cấu trúc câu:

+ Bổ sung thành phần câu, thường là trạng ngữ hoặc thành phần biệt lập.

+ Mở rộng thành phần câu bằng cụm từ chính phụ hoặc cụm chủ ngữ - vị ngữ.

Câu 6 (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu những kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài mà em đã thực hành ở Ngữ văn 9 tập hai. Hãy lập một sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó.

Các kiểu bài viết

Viết truyện kể sáng tạo

- Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba)

- Giới thiệu được bối cảnh (thời gian, không gian), nhân vật và câu chuyện

- Xây dựng nhân vật với một số yếu tố như lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ.

- Sắp xếp chuỗi sự kiện theo trình tự hợp lí.

- Sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Tập làm một bài thơ tám chữ

- Lựa chọn đề tài

- Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc

- Gieo vần, ngắt nhịp

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

- Giới thiệu được bài thơ (nhan đề, tác giả); nêu ấn tượng chung về bài thơ.

- Nêu được cảm nghĩ về một số nét nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ; chỉ ra tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét độc đáo của bài thơ.

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội)

- Nêu được vấn đề cần giải quyết trong đời sống xã hội (liên quan đến sự phát triển đất nước, đời sống của cộng đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân,...) để bàn luận.

- Trình bày được bản chất, phạm vi tác động của vấn đề đối với đời sống xã hội (theo hướng tích cực hoặc tiêu cực); tổ chức được hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu.

- Nêu được ý kiến trái chiều về vấn đề được bàn luận để phản bác một cách có cơ sở.

- Đề xuất được các giải pháp khả thi để giải quyết những bất cập trong phạm vi vấn đề.

Viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

- Xác định rõ đối tượng thuyết minh (danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào, ở đâu).

- Giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh (quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô, tầm vóc và giá trị của đối tượng trên các phương diện khác nhau,...).

- Trình bày được nét đặc sắc, độc đáo nhất của đối tượng với những miêu tả chi tiết và việc huy động các nguồn tài liệu đáng tin cậy (có thể thực hiện một số so sánh, đối chiếu cần thiết).

- Thể hiện được thái độ trân trọng, yêu quý của người viết đối với đối tượng thuyết minh.

- Kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Câu 7 (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Em thực hiện thành công nhất với đề tài nào? Do đâu em thành công với bài nói đó?

- Những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II:

+ Kể một câu chuyện tưởng tượng

+ Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)

+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

- Em thực hiện thành công nhất với bài nói kể một câu chuyện tưởng tượng vì:

+ Vận dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách sáng tạo: Tạo ra một thế giới kì ảo trên trời với các nhân vật thần tiên, yêu ma.

+ Cốt truyện có nhiều chi tiết kịch tính, lí thú: tình yêu trắc trở giữa yêu ma và tiên nữ.

+ Chứa đựng giá trị nhân văn: tiên nữ hi sinh để cứu lấy vạn vật.

1 99 15/11/2024