Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng (trang 57) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng trang 57 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 90 13/11/2024


Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Cách trình bày luận đề độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”.

Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng (trang 57) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Căn cứ vào nhan đề bài viết, hãy xác định luận đề của bài nghị luận.

Trả lời:

- Luận đề bài viết thể hiện ngay ở nhan đề: Cách trình bày luận đề độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bài nghị luận, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Nêu mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Trả lời:

- Tác giả trình bày các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Thơ Xuân Diệu có những bài có ý tưởng, luận đề. “Vội vàng” là một trong số bài thơ đó.

+ Luận điểm 2: Khái quá nội dung bài thơ “Vội vàng”.

+ Luận điểm 3: Luận đề trong bài thơ “Vội vàng” là sự kế thừa tinh hoa sẵn có của nền văn học.

+ Luận điểm 4: Luận đề trở nên hấp dẫn hơn nhờ sự cá biệt hóa của Xuân Diệu.

- Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm được nêu ra rõ ràng, có sự liên kết, bổ sung cho nhau, đi từ vấn đề chung nhất tới vấn đề cụ thể, trở thành một bài nghị luận hoàn chỉnh để làm sáng tỏ ý nghĩa của bài phê bình bài thơ “Vội vàng”.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm được trình bày trong phần (4).

Trả lời:

- Luận điểm phần (4): Sự cá biệt hóa của Xuân Diệu

- Lí lẽ:

+ Tìm cách cho “nhân vật” trong thơ sống dậy.

+ Nhân hóa, hình tượng hóa cuộc đời.

+ Biến luận đề chung thành luận đề của riêng mình bằng sự sáng tạo.

+ Thơ thể hiện bản sắc cá nhân của Xuân Diệu rõ nét.

- Bằng chứng:

+ Dẫn các câu thơ trong bài: “Tôi muốn tắt nắng đi”, “Tôi muốn buộc gió lại”. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”, ...

+ Các thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê, nhịp thơ,...

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bài nghị luận, tác giả có nêu ý kiến nhận xét trái chiều. Đó là ý kiến nào? Việc nêu ý kiến đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tác giả không tán thành với ý kiến đánh đồng giá trị thẩm mĩ cá biệt, đích thực của bài thơ và giá trị luận đề được nó chứng minh.

- Việc đưa ra ý kiến trái chiều càng nhấn mạnh và làm rõ điều tác giả muốn khẳng định: sự cá biệt hóa trong thơ của Xuân Diệu.

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thông qua bài nghị luận trên, em thấy tác giả có ý kiến như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu? Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, đánh giá cao quan niệm sống của Xuân Diệu.

- Em tán thành với ý kiến đó vì thời gian trôi qua rất nhanh, chúng ta cần cố gắng tận hưởng và ngắm nhìn cuộc sống tươi đẹp này, đừng để tiếc nuối những gì ta đã bỏ lỡ.

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo cảm nhận của tác giả bài nghị luận, trong “muôn điệu” của “tâm hồn” thơ, bài thơ Vội vàng có đặc điểm riêng nào?

Trả lời:

Bài thơ Vội vàng có điểm riêng: Xuân Diệu đã kế thừa luận đề chung của văn đàn rồi có sự sáng tạo thành của riêng mình, mang vào thơ sự chiêm nghiệm cảm xúc cá nhân, trở thành tiếng nói của một cái tôi say mê cuộc sống.

1 90 13/11/2024